Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2024

CẦN HIỂN RÕ LUẬN ĐIỂM “DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA”

 

Cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại, khái niệm dân chủ được hiểu và diễn đạt với nhiều nghĩa khác nhau, trong đó, khái niệm của Chủ nghĩa Mác – Lênin là khái niệm đầy đủ, ưu việt, tiến bộ nhất. Theo Chủ nghĩa Mác – Lênin, Dân chủ là một giá trị xã hội, phản ánh chủ thể quyền lực là nhân dân, khẳng định những quyền cơ bản của con người; là hình thức tổ chức nhà nước của giai cấp càm quyền thành một chế độ chính trị xã hội, trên cơ sở kinh tế - xã hội nhất định.

Về Dân chủ xã hội chủ nghĩa, Chủ nghĩa Mác – Lênin quan niệm: Dân chủ xã hội chủ nghĩa là một giá trị xã hội, phản ánh chủ thể quyền lực của đại đa số nhân dân, dưới sự lãnh dạo của Đảng Cộng sản và sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nền Dân chỉ xã hội chủ nghĩa hay chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, là một thể chế chính trị thể hiện bao gồm hệ thống các tổ chức, nguyên tắc hoạt động và cơ chế vận hành dựa trên pháp luật xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thực tế thuộc về nhân dân trên các lĩnh vực đời sống xã hội.

Trong sự nghiệp cách mạng của nước ta, xây dựng và thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là vấn đề cơ bản, lâu dài, vừa là nhu cầu cần thiết và cấp bách, đặc biệt trong công cuộc đổi mới của đất nước ta hiện nay. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong Thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa (bổ sung, phát triển 2011), về vấn đề dân chủ, Đảng ta khẳng định: Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển đất nước”.

Quan điểm đó là sự kế thừa, bổ sung, phát triển sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ xã hội chủ nghĩa và là kết quả phù hợp với lôgíc phát triển tư duy lý luận của Đảng ta về dân chủ trong quá trình đổi mới đất nước, phù hợp với thời đại và thực tiễn Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét