Trong âm mưu, thủ đoạn chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị thường tập trung vào đội ngũ cán bộ, đảng viên và tổ chức cơ sở đảng. Chúng vu cáo, xuyên tạc, bịa đặt rằng: Đảng Cộng sản chỉ lo đến cấp cao, không chú ý đến cơ sở, cho nên tổ chức cơ sở đảng, các chi bộ đảng hoạt động chỉ là hình thức, kém hiệu quả, cán bộ, đảng viên chỉ vun vén lợi ích cá nhân, lợi ích của Đảng mà chẳng chú ý gì đến đất nước, nhân dân. Từ đó, chúng kích động nhân dân, gây mẫu thuẫn giữa nhân dân với Đảng. Như trên cái gọi là “Nguyễn Văn Đài và Fans” đã tung tin: “Quan trọng là cán bộ, đảng viên được gì còn dân chúng mầy sống ra sao thì mặc chúng mầy!!!” và: “Mở to mắt ra mà xem cái giá phải trả trong tương lai dành cho gia đình bạn không hề rẻ khi hôm nay các bạn đầu quân cho cs, bảo vệ cho cs, giúp cs chống dân, tương lai nạn nhân tiếp theo sẽ thuộc về gia đình bạn sớm”...
Song thực tế không phải như những thông tin sai
trái trên. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn giữ vững và xứng đáng với vai trò to lớn
lãnh đạo và quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Sự lãnh đạo của Đảng
thể hiện rất sâu rộng, toàn diện, hiệu quả, trong đó có vai trò quan trọng của
các chi bộ đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Chi bộ là gốc rễ của
Đảng ở trong quần chúng. Chi bộ tốt thì mọi chính sách của Đảng đều được thi
hành tốt, mọi công việc đều tiến bộ không ngừng”.
Quá trình xây dựng Đảng, Hồ Chí Minh luôn quan tâm
đến các mô hình chi bộ, trong đó có chi bộ các cơ quan. Tháng 4-1954, Báo Nhân
dân đăng bài của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Nhiệm vụ của chi bộ ở các cơ quan,
Người viết: “Chi bộ phải là động lực của mỗi cơ quan” và chỉ ra những nhiệm vụ
của chi bộ các cơ quan. Trước hết, Người chỉ ra nhiệm vụ chi bộ ở các cơ quan
là phải: làm cho toàn thể nhân viên trong cơ quan đều cố gắng thực hiện đầy đủ
đường lối, chính sách của Đảng, Chính phủ và hết lòng, hết sức phục vụ nhân
dân. Người yêu cầu các chi bộ ở cơ quan cần phải: làm cho tất cả mọi người cùng
thực hành cần, kiệm, liêm, chính. Người nhắc nhở chi bộ cơ quan phải: “Làm sao
để tẩy trừ những bệnh quan liêu, hình thức, tham ô, lãng phí, a dua, dối trá,
trái luật lệ của Chính phủ, trái kỷ luật lao động”; đồng thời, vạch rõ các
khuyết điểm và kịp thời đề ra các biện pháp sửa chữa, “không để khuyết điểm nhỏ
chồng chất thành khuyết điểm to”. Hồ Chí Minh cũng căn dặn chi bộ các cơ quan
cần quan tâm đến các công việc cụ thể ở cơ quan, nâng cao năng suất, chất lượng
công tác, lao động, học tập; tuyên truyền, giải thích, giáo dục chính trị tư
tưởng để mọi người trong cơ quan cùng cố gắng phấn đấu thực hiện thắng lợi nghị
quyết, nhiệm vụ của Đảng, Chính phủ và cơ quan.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đưa ra nhiều biện pháp
thiết thực, phù hợp để thực hiện cho được những nhiệm vụ của chi bộ ở cơ quan.
Theo Người, một biện pháp quan trọng là trong chi bộ mỗi một đảng viên phải giữ
vững kỷ luật, mở rộng dân chủ, thực hiện tốt nguyên tắc tự phê bình và phê
bình. Người lưu ý cán bộ, đảng viên phải luôn xung phong làm gương mẫu, thật
thà đoàn kết và giúp đỡ anh em ngoài Đảng”, cần tránh thói “cả vú lấp miệng
em”, ngăn cản quần chúng phê bình cán bộ, đảngviên. Người cũng nhắc nhở chi bộ
“phải dùng các chính trị, giáo dục, đề nghị, giải thích, khai hội bàn bạc với
quần chúng” và “tuyệt đối không được làm quyền, mệnh lệnh”. Người còn yêu cầu
cụ thể các chi bộ bất kỳ ở cơ quan to hay nhỏ đều nên “đặt kế hoạch thi đua
thiết thực, thi hành những công tác nói trên”.
Những tư tưởng, lời dạy trên của Chủ tịch Hồ Chí
Minh vẫn còn nguyên giá trị, đã và đang được quán triệt vận dụng tích cực, hiệu
quả trong việc xây dựng chi bộ đảng nói chung và chi bộ ở các cơ quan nói riêng
hiện nay. Nghị quyết Trung ương năm khóa XIII của Đảng đã khẳng định: “Năng lực
lãnh đạo, sức chiến đấu, tinh thần tự phê bình và phê bình, chất lượng sinh
hoạt đảng, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, quản lý đảng viên, đánh giá,
xếp loại, kiểm tra, giám sát, khen thưởng của nhiều cấp ủy, đảng bộ, chi bộ cơ
sở được nâng lên”.
Vấn đề quan trọng, thiết thực đặt ra với chi bộ các cơ quan là từng chi
bộ phải căn cứ vào thực tế tình hình, nhiệm vụ cụ thể của mình để có những biện
pháp tích cực, hiệu quả nhằm nỗ lực phấn đấu thực hiện có chất lượng cao nhất
chức trách, nhiệm vụ của mình. Trong đó, cùng với sự đổi mới nội dung, phương
pháp hoạt động của chi bộ, tính tự giác, trách nhiệm cao của từng cán bộ, đảng
viên thì phải tăng cường sự đoàn kết, nhất trí với nhân dân như Nghị quyết
Trung ương năm, khóa XIII của Đảng đề ra: “Xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa
tổ chức cơ sở đảng, đảng viên với nhân dân; lấy kết quả công việc, sự hài lòng
và tín nhiệm của nhân dân làm tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng tổ
chức cơ sở đảng, cán bộ, đảng viên”./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét