Độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội chính là con đường cách mạng Việt Nam mà Chủ tịch Hồ
Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam lựa chọn, kiên định thực
hiện dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Thực tế lịch sử
thế giới hiện đại cho thấy rằng, chủ nghĩa cộng sản sẽ thay thế chế độ tư bản;
đồng thời, “sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều
là tất yếu như nhau”, vì “theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất
định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội”. Lý tưởng cao cả - “chủ nghĩa cộng sản không
tước bỏ của ai cái khả năng chiếm hữu những sản phẩm xã hội cả. Chủ nghĩa cộng
sản chỉ tước bỏ quyền dùng sự chiếm hữu ấy để nô dịch lao động của người khác”
và trong chủ nghĩa xã hội/giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản thì “ai cũng
được làm việc, được ăn no mặc ấm, được học hành, người già yếu thì được giúp
đỡ, các cháu bé thì được săn sóc. Nói tóm lại, xã hội chủ nghĩa là sung sướng
ấm no” vẫn luôn là niềm mơ ước của loài người tiến bộ; và đi lên chủ nghĩa xã
hội vẫn là xu thế tất yếu của xã hội loài người trong thời đại ngày nay. Mà chủ
nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh được giải thích giản dị rằng: “Chủ
nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu nước mạnh”; là “nói một cách tóm tắt, mộc
mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần
cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh
phúc”…
Cho nên,
việc Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam lựa chọn,
kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là không có gì thay đổi,
bởi đó là câu nói “nằm lòng” của mỗi cán bộ, đảng viên, của mỗi người dân Việt
Nam tin tưởng, đồng lòng đi theo Đảng, chịu sự lãnh đạo của Đảng; bởi đó là
khát vọng, niềm tin, mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân
Việt Nam. Con đường cách mạng đó không chỉ tạo nên sự thống nhất về nhận thức,
ý chí cũng như hành động của Đảng, của đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng
lớp nhân dân, mà còn cho thấy việc những người nhân danh dân chủ đòi “từ bỏ con
đường cộng sản” vì “chủ nghĩa xã hội mịt mù không thấy đích đến” chỉ là chủ
kiến cá nhân, là ý tưởng của những nhóm người “ngáo” dân chủ tư sản.
Vì đi lên
chủ nghĩa xã hội là phải trải qua nhiều thời kỳ, thậm chí là những khúc quanh,
khúc ngoặt, cho nên trên những chặng đường lịch sử đó, nhất là ở vào những thời
điểm có tính bước ngoặt, đầy cam go, thử thách thì Đảng Cộng sản Việt Nam càng
phải được chú trọng xây dựng và chỉnh đốn gắn liền với đấu tranh chống tham
nhũng để tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong tư tưởng và hành động; để
xứng đáng với vai trò tiền phong, lãnh đạo đúng như Tổng Bí thư khẳng định:
“Nhận thức sâu sắc sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định thắng
lợi của công cuộc đổi mới và bảo đảm cho đất nước phát triển theo đúng định
hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đặc biệt chú trọng công tác xây dựng, chỉnh
đốn Đảng, coi đây là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và
chế độ xã hội chủ nghĩa”.
Thực tế
cũng minh định rằng, là một Đảng Mácxít - Lêninnít chân chính, luôn đoàn kết,
thống nhất; trong đó, mọi cán bộ, đảng viên đều tuân thủ các nguyên tắc tập
trung dân chủ, đoàn kết thống nhất, tự phê bình và phê bình, gắn bó mật thiết
với nhân dân… nên trong Đảng không có sự “phân chia quyền lực”, “tranh giành
quyền lực” như xuyên tạc. Đồng thời, Đảng cũng không có lợi ích gì khác ngoài
lợi ích của Tổ quốc và nhân dân, nên chắc chắn Đảng Cộng sản Việt Nam không
thể/không bao giờ “là liên minh của những người tranh giành quyền lực và quyền
lợi”. Là một tập thể đoàn kết, thống nhất trong tư tưởng và hành động, nên đẩy
mạnh đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực gắn với xây dựng, chỉnh đốn Đảng
không phải là đấu đá phe cánh và đương nhiên cán bộ, đảng viên vi phạm Điều lệ
Đảng, kỷ luật Đảng, vi phạm pháp luật, sa vào tham ô, tham nhũng là do suy
thoái về đạo đức, lối sống chứ không phải do “sự độc quyền của Đảng” đã tạo ra
những con sâu mọt, những nhóm lợi ích… như các thế lực thù địch bịa đặt, bôi
đen. Hơn nữa, Đảng, Nhà nước Việt Nam đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng
là để làm trong sạch Đảng và hệ thống chính trị, chứ tuyệt nhiên không phải là
“thanh trừng nội bộ” và đương nhiên cuộc đấu tranh đó sẽ không bao giờ làm cho
Đảng “yếu đi” hay “tan rã” như sự kích động của các phần tử cơ hội, phản động.
Đồng thời,
cũng cần phải khẳng định rằng:
1) Việc
tiếp tục xây dựng, “hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; có
hệ thống pháp luật hoàn thiện, được thực hiện nghiêm minh, nhất quán; thượng
tôn Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ hiệu quả quyền con
người, quyền công dân” đều là vì sự phát triển bền vững của đất nước, vì sự tự
do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân.
2) Việc
thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa và “mô hình chính trị và cơ chế vận hành
tổng quát là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và Nhân dân làm chủ. Dân chủ là
bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa… Đảng ta chủ trương không ngừng phát huy
dân chủ” như Tổng Bí thư nhận định là đúng đắn chứ không phải là “tạo ra sự
chồng chéo, dẫm đạp lên nhau, kém hiệu quả, lãng phí” như xuyên tạc, bôi đen
của các thế lực thù địch.
3) Việc
“coi văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, sức mạnh nội sinh, động lực phát
triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc; xác định phát triển văn hoá đồng bộ, hài hoà
với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội là một định hướng căn bản
của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” và “xây dựng con người vừa
là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới; phát triển giáo dục - đào
tạo và khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu; bảo vệ môi trường là một
trong những vấn đề sống còn, là tiêu chí để phát triển bền vững; xây dựng gia
đình hạnh phúc, tiến bộ làm tế bào lành mạnh, vững chắc của xã hội, thực hiện
bình đẳng” là để không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân, chứ không phải “bỏ quên người dân” như các thế lực thù địch bôi đen.
4) Việc
“tập trung ưu tiên thực hiện thắng lợi đồng bộ các nhiệm vụ chính trị: Phát
triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn
hoá là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường
xuyên”; “kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
và thực hiện thành công “trường phái đối ngoại, ngoại giao rất đặc sắc và độc
đáo, mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam"… vì độc lập, tự do của dân
tộc, vì hạnh phúc của Nhân dân; đoàn kết, nhân ái nhưng luôn luôn kiên quyết,
kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc” đã góp phần làm cho “đất nước ta
chưa bao giờ có được vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”, chứ không phải là
Việt Nam đang “tụt hậu” như xuyên tạc.
5) Việc lựa
chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không phải chỉ là ý
chí chủ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, càng không phải là sự gán ghép khiên
cưỡng giữa kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội, mà chính là nắm bắt, vận
dụng kinh tế thị trường phù hợp xu thế vận động khách quan trong thời đại ngày
nay. Đó chính là nhằm “phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây
dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân
dân” dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước để xây dựng cơ sở vật
chất cho chủ nghĩa xã hội trên tinh thần lấy con người làm trung tâm, vì con
người và cho con người, nhằm phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, thực hiện
tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển,
chứ tuyệt nhiên không vì mục đích giành lấy lợi nhuận tối đa bằng mọi giá như
chủ nghĩa tư bản và các nhà nước tư sản đã và đang làm…
Vì thế, có
thể khẳng định rằng, độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội là sợi chỉ đỏ
xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh và trong đường lối của
cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Việt Nam kiên định con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội là để bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc; là để không ngừng
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho mọi người dân. Vì thế, nhân dân
Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục kiên định với sự lựa chọn này dưới sự lãnh đạo
của Đảng, bất chấp sự chống phá của các thế lực thù địch cũng như sự xuyên tạc,
bôi đen của các phần tử cơ hội, phản động. Và đương nhiên, lựa chọn chủ nghĩa
xã hội là lựa chọn một chế độ chính trị - xã hội với “mỗi chính sách kinh tế
đều phải hướng tới mục tiêu phát triển xã hội; mỗi chính sách xã hội phải nhằm
tạo ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế; khuyến khích làm giàu hợp pháp
phải đi đôi với xoá đói, giảm nghèo bền vững, chăm sóc những người có công,
những người có hoàn cảnh khó khăn. Đây là một yêu cầu có tính nguyên tắc để bảo
đảm sự phát triển lành mạnh, bền vững, theo định hướng xã hội chủ nghĩa” như
Tổng Bí thư khẳng định chính là lựa chọn thực hiện những ưu việt để đem lại
cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho tất cả những người lao động, chứ không phải là
một số ít người của giai cấp tư sản như các nước tư bản chủ nghĩa.
Cuối cùng
thì câu trả lời đã rõ. Những luận điệu xuyên tạc, bôi đen, bịa đặt về Đảng đều
vô nghĩa. Vì rằng, những vấn đề mấu chốt nêu trong bài viết của Tổng Bí thư;
những nhận định, đánh giá, khẳng định của Tổng Bí thư về Đảng không chỉ là sự
thật, mà còn được thực tiễn cách mạng Việt Nam chứng minh là đúng đắn. Sự thật
chính là, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo sự nghiệp cách mạng
thì Tổ quốc, giai cấp công nhân và Nhân dân đã lựa chọn Đảng làm đại biểu trung
thành cho lợi ích của mình. Sự tin tưởng, đồng lòng ủng hộ, đi theo Đảng và
chịu sự lãnh đạo của Đảng là không thể cãi bàn, càng không thể phủ nhận./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét