Tham nhũng đang là một vấn nạn chung của toàn cầu, không riêng một quốc
gia nào. Song trớ trêu thay, với tư
duy lộn ngược, các thế lực thù địch và phần tử cơ hội không thấy rõ điều đó, mà
còn lợi dụng vấn đề này để chống phá sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước của
nhân dân ta, chúng còn cho rằng: càng chống tham nhũng, tham nhũng càng nhiều.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi tham ô, lãng phí là “giặc nội xâm”,
đám “giặc” này có khi còn nguy hiểm hơn giặc ngoại xâm. Đảng ta luôn xác định,
đấu tranh chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng, phải được tiến hành thường
xuyên, liên tục, kiên quyết và kiên trì. Đấu tranh chống tham nhũng là
trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó những người công tác trên trận
tuyến nay có vị trí, vai trò hết sức quan trọng.
Thực tế, không có một quốc gia nào không có tham nhũng, quốc gia nào
cũng phải tiến hành chống tham nhũng, không riêng gì Việt Nam. Nhìn sang phía
Đông, vấn đề tham nhũng và chống tham nhũng, được xem trọng đặc biệt. Từ Trung
Quốc, Ấn Độ tới Nhật Bản, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a...
Số vụ tham nhũng, đối tượng tham nhũng bị xét xử tăng không có nghĩa
tham nhũng tăng. Việt Nam chống tham nhũng trước hết bằng nâng cao nhận thức
của cán bộ, đảng viên và người dân, nâng cao nhận thức, đồng thời răn đe bằng
sự nghiêm minh của pháp luật. Do vậy, chống tham nhũng góp phần ngăn chặn đẩy
lùi tham nhũng, hoàn toàn không có chuyện người đời càng chống tham nhũng, tham
nhũng lại càng gia tăng như luận điệu của các thế lực thù địch và phần tử cơ
hội.
Những thông tin, bài viết được đăng tải trên các blog, facebook,
wesite,… của các hội, nhóm “dân chủ, nhân quyền”, “vì dân”, “vì nước”,... chúng
ta có thể dễ dàng nhận thấy nó thường mang nặng sự suy diễn chủ quan, tô vẽ,
thổi phồng, thậm chí xuyên tạc trắng trợn tình hình tham nhũng và công tác
phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam. Nguy hiểm hơn, để truyền tải rộng rãi các
thông tin xuyên tạc tới người dân, đăng tải bài viết, hình ảnh xuyên tạc, vu
khống, bôi nhọ về đời tư, sự minh bạch của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước
ta.
Mục đích trên của chúng nhằm vẽ lên một bức tranh xám xịt về thực trạng
xã hội Việt Nam dưới chế độ xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo. Từ đó gây hoài nghi trong nhân dân vào các cấp lãnh đạo, hệ thống chính
quyền từ Trung ương đến cơ sở, làm mất niềm tin của nhân dân vào Đảng và chế
độ, tạo “hoài nghi” về quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta hiện
nay. Đồng thời, phá hoại sự đoàn kết trong Đảng, chia rẽ cán bộ, đảng viên với
quần chúng nhân dân và sự đồng thuận trong xã hội.
Thực tiễn cho thấy nhận định của các “anh
hùng bàn phím” khi cho rằng theo “giới quan sát” thì hiệu quả chống tham nhũng
ở Việt Nam “không hiệu quả” là khiên cưỡng, một chiều và chủ quan. Những nhận
định cho tham nhũng là "bản chất của bộ máy công quyền này”, "quyết
tâm phòng chống tham nhũng là thanh trừng nội bộ, đánh bóng tên tuổi", là
những luận điệu bẻ cong sự thật, bôi đen mục đích, nội dung, kết quả và ý nghĩa
cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam. Cùng với
đó, người dân cũng cần phải cảnh giác với các luận điệu "mượn gió bẻ
măng", phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, dẫn dắt dư luận hoài nghi, dao
động, chống chế độ.
Như vậy đã rõ, các tổ chức hội, nhóm, cá nhân trên đang cố tình muốn sử
dụng vấn đề tham nhũng và đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam làm “công cụ”,
“ngọn cờ tiên phong” để thực hiện ý đồ xấu, chống phá Việt Nam. Đây rõ ràng là
chiêu trò, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” nhằm gây “nhiễu loạn” chính trị - xã
hội, nhằm xóa bỏ Đảng Cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Chống tham nhũng là công việc cực kỳ khó khăn và
hết sức phức tạp. Khó khăn và phức tạp là bởi tham nhũng diễn ra trong nội bộ,
ở nhiều lĩnh vực, kể cả trong công tác cán bộ; liên quan đến lợi ích vật chất,
tiền tài, danh vọng của tổ chức và cá nhân con người; đụng chạm đến những người
có chức, có quyền, có tiền, có quan hệ rộng. Nguy hiểm hơn, tham nhũng hiện nay
không chỉ là hành vi của một cá nhân, mà thường là hoạt động của một nhóm người
tha hóa quyền lực, câu kết với nhau, hình thành “nhóm lợi ích”, đục khoét tiền
của, tài sản của Nhà nước, của nhân dân.
Thời gian qua, hàng loạt vụ án tham nhũng lớn đã
được đưa ra xét xử nghiêm minh trước pháp luật, như vụ án xảy ra tại Công ty
Việt Á, vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC, vụ án xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng
Minh, vụ án liên quan Công ty AIC, vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát,
Ngân hàng SCB, vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và các Trung tâm đăng
kiểm địa phương. Phòng, chống tham nhũng là để xây dựng và
chỉnh đốn đảng, không có vùng cấm, không có ngoại lệ để xử lý nghiêm các sai
phạm.
Như vậy, Đảng, Nhà nước ta không phủ nhận tham nhũng đã và đang tồn tại
ở Việt Nam; là vấn đề nhức nhối, gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng đối
với xã hội, trực tiếp phá hoại công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đặc
biệt, “tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tội phạm, tệ nạn xã hội, suy thoái
đạo đức, lối sống,… chưa được ngăn chặn, đẩy lùi” đã làm giảm sút niềm tin
của nhân dân, làm sai lệch các chủ trương, chính sách của Đảng, dẫn đến nguy cơ
chệch hướng xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện để các thế lực thù địch lợi dụng
thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”, làm suy yếu sự lãnh đạo của Đảng và
sự quản lý của Nhà nước.
Để ngăn chặn tệ nạn này, Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn thể hiện rõ quan
điểm và quyết tâm không bao che, dung túng, tiếp tay cho các hành vi tham
nhũng, lãng phí, can thiệp, ngăn cản việc chống tham nhũng, lãng phí; kiên
quyết đấu tranh loại trừ những cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất, lợi dụng
chức vụ, quyền hạn để tham ô, tham nhũng và loại trừ tệ nạn này ra khỏi đời
sống xã hội, không để tham nhũng cản trở công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét