Thứ Tư, 20 tháng 3, 2024

NHẬN DIỆN LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC VỀ “TỰ DO”, “NHÂN QUYỀN” CỦA TỔ CHỨC NHÂN QUYỀN HRW (HUMAN RIGHTS WATCH)

 


Vấn đề “tự do”, “nhân quyền” luôn là chủ đề các thế lực thù địch sử dụng để xuyên tạc, chống phá Việt Nam. Gần đây, tổ chức theo dõi nhân quyền HRW (Human Rights Watch) đã nhiều lần đưa ra những thông tin xuyên tạc, bịa đặt về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Trong một thông cáo phát đi trong thời gian gần đây, tổ chức HRW đã bịa đặt, sau đó lấy cớ kêu gọi liên minh châu Âu gây áp lực đối với Việt Nam về vấn đề nhân quyền, qua đó đòi thả tự do cho những đối tượng chống phá Nhà nước. Mới đây nhất, sáng ngày 07/3/2024, trang này đã đăng bài với nội dung “nhà cầm quyền Việt Nam lại bắt giữ thêm ba người bất đồng chính kiến nổi tiếng, gọi đây là một làn sóng mới, chỉ vài ngày sau khi nước này tuyên bố sẽ ứng cử thêm một nhiệm kỳ nữa trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.” đó chính là các đối tượng Nguyễn Chí Tuyến, Nguyễn Vũ Bình và Hoàng Việt Khánh bị bắt giam ngày 05.3 vừa qua với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước. Có thể dễ dàng nhận thấy tổ chức này thường xuyên đăng bài bênh vực cho các đối tượng tuyên truyền chống phá chế độ tại Việt Nam.

Nói về tổ chức HRW (Human Rights Watch), được thành lập năm 1988, chuyên nghiên cứu và cổ vũ cho nhân quyền nhưng do bị chi phối bởi nguồn kinh phí hoạt động nên vân đề nhân quyền của tổ chức này thường sai sự thật, thiên vị, mang màu sắc chính trị và chủ quan áp đặt, do đó các cáo buộc của HRW gây ra phản ứng tiêu cực tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt với các nước đi theo con đường XHCN. Sau mỗi cáo buộc, tổ chức này thường bị phản ứng tức thì, bị chỉ trích chịu quá nhiều tác động bởi Mỹ và các nước phương Tây, thường xuyên lợi dụng nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước. Tổ chức này bị nhiều nước cấm hoạt động, phản đối, chỉ trích do phát tán các thông tin sai lệch, gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, chính trị như: Liên bang Nga, Trung Quốc, Thái Lan, Cuba, Sri Lanka, Triều Tiên, Ethiopia, Syria.

Thực tế đó cho thấy, mặc dù mang danh nghĩa là tổ chức hoạt động về nhân quyền nhưng hoạt động của HRW đều thể hiện ý đồ, động cơ chính trị. Nhìn vào các hoạt động của tổ chức này cho thấy sự bất hợp lý và ý đồ bôi nhọ, hạ uy tín, hình ảnh của Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Một tổ chức không hiện diện ở Việt Nam, không nắm được tình hình thực tiễn nhân quyền ở Việt Nam song lại tự cho mình quyền phán xét về nhân quyền.

Thực tiễn các vấn đề về nhân quyền ở Việt Nam, các đánh giá của Liên Hợp Quốc lại luôn coi Việt Nam là nước coi trọng phát triển con người, xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội. Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là thúc đẩy quyền con người, trong đó có các quyền tự do cơ bản được quy định cụ thể trong Hiến pháp 2013 cũng như nhiều văn bản pháp luật liên quan. Trong những năm qua, Việt Nam không ngừng hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật để triển khai nhiều biện pháp cụ thể, đảm bảo tốt hơn quyền con người, quyền công dân, tích cực tham gia hợp tác quốc tế về quyền con người./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét