Thứ Năm, 28 tháng 3, 2024

Những kết quả bước đầu trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng

 Trong những năm qua, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiệnBan Thường vụ Huyện ủy xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, nên đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của Tỉnh ủy, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tố cáo(1). Chỉ đạo các ngành, các cấp, địa phương, đơn vị tiếp tục tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực gắn với việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18-5-2021, của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016, của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện kịp thời ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành để triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (2), với nội dung và giải pháp cụ thể để thực hiện phù hợp với từng ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị.

Thực hiện Kế hoạch số 113-KH/BTGTU, ngày 12-4-2023, của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về triển khai đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng sâu rộng về nội dung tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Kế hoạch số 123 KH/HU, ngày 19-4-2023, về tổ chức đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, mở hội nghị học tập, nghiên cứu, quán triệt tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho cán bộ chủ chốt toàn huyện, đưa nội dung tác phẩm thành các nội dung trọng tâm, thường xuyên trong tài liệu thông báo nội bộ hằng quý trong năm 2023 và những năm tiếp theo. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện và ngành chức năng mở chuyên trang, chuyên mục, đăng tải các tin, bài, phóng sự tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; giới thiệu nội dung tác phẩm và những ghi nhận, đánh giá của các học giả, cán bộ, đảng viên, nhân dân trong huyện về nội dung tác phẩm. Ban Chỉ đạo 35 của huyện tổ chức các hình thức đấu tranh, phản bác luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, hệ thống chính trị. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã đạt được những kết quả quan trọng, bước đầu trên những mặt sau:

Thứ nhất, công tác tuyên truyền pháp luật nói chung và pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nói riêng được các cấp, các ngành, đơn vị quan tâm thực hiện với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp nội dung, đặc thù của địa phương, cơ quan, đơn vị, như tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tuyên truyền thông qua hệ thống đài truyền thanh của huyện, các xã, thị trấn, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, tủ sách pháp luật ở cơ sở, qua các buổi tiếp công dân của các cơ quan, đơn vị... Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Thứ hai, công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị có chuyển biến tốt. Cấp ủy, chính quyền huyện đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, chấn chỉnh lề lối làm việc, nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, chỉ đạo bổ sung, hoàn thiện, ban hành quy chế làm việc bám sát chức năng, nhiệm vụ được giao của từng cơ quan, đơn vị, kịp thời khắc phục việc chồng chéo; sắp xếp, bố trí, phân công rõ trách nhiệm của từng cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm tính thống nhất, theo vị trí việc làm; gắn trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị trong thực thi nhiệm vụ, công vụ. Công khai trên cổng thông tin điện tử văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành đối với các lĩnh vực, lịch làm việc trong tuần, tháng, lịch tiếp công dân; công bố và công khai kết quả kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; công khai về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công khai tài chính, ngân sách, danh mục đầu tư, xây dựng cơ bản, công tác cán bộ theo đúng quy định.

Thứ ba, thực hiện cơ chế, chính sách về công tác cán bộ. Trên cơ sở các văn bản quy định của Trung ương, tỉnh Thanh Hóa, Ban Thường vụ Huyện ủy tăng cường chỉ đạo các cấp ủy thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý cán bộ, công chức, viên chức; công tác tuyển dụng viên chức, điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, thuyên chuyển và chế độ nghỉ hưu bảo đảm đúng quy định. Việc quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, quỹ tiền lương được thực hiện chặt chẽ, kịp thời, đúng quy định, bảo đảm quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức, không có khiếu nại, tố cáo. Các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc các quy định về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ, quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, góp phần xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, trách nhiệm, phục vụ và thân thiện; đề cao ý thức, trách nhiệm trong ứng xử, giải quyết công việc với tổ chức, công dân và xã hội.

Thứ tư, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện đã triển khai thực hiện nghiêm các văn bản quy định của pháp luật, văn bản hướng dẫn thực hiện công tác kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập tới các cơ quan, đơn vị, các đối tượng thuộc diện phải kê khai tài sản, thu nhập. Việc tổ chức kê khai, công khai bảo đảm kịp thời, đúng quy định; thường xuyên đôn đốc, yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chỉ đạo các đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập thực hiện các phương thức kê khai, công khai tài sản, thu nhập và nộp bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.

Một góc của huyện Hậu lộc, tỉnh Thanh Hóa hôm nay_Ảnh: hauloc.thanhhoa.gov.vn

Thứ năm, công tác cải cách hành chính; chấp hành kỷ luật, kỷ cương, lề lối làm việc; ứng dụng khoa học - công nghệ trong quản lý, điều hành. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hậu Lộc lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 về “Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, trọng tâm là cải cách hành chính, gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ”. Lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác cải cách hành chính, công tác thực thi công vụ và thực hiện quy chế làm việc gắn với kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm. Thực hiện rà soát, sắp xếp đội ngũ cán bộ theo hướng cải cách hành chính; duy trì nghiêm quy chế làm việc, không ngừng đổi mới phương pháp chỉ đạo, điều hành, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Kiểm tra việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ công vụ tại các xã, thị trấn; các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của huyện. Qua kiểm tra đã chỉ ra những thiếu sót trong công tác cải cách hành chính tại bộ phận một cửa huyện và một số xã, thị trấn; đã tổ chức hội nghị chấn chỉnh rút kinh nghiệm và ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị khẩn trương khắc phục các tồn tại, hạn chế để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động.

Thứ sáu, thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viênTăng cường và nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng của Đảng. Đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng các cấp, đấu tranh có hiệu quả với chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng. Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, nhất là chi bộ, đảng bộ cơ sở, đặc biệt trong việc giao nhiệm vụ, kiểm tra, giám sát, quản lý. Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016, của Bộ Chính trị gắn với công việc, sự rèn luyện, tu dưỡng hằng ngày của mỗi cán bộ, đảng viên, để việc làm theo gương Bác hiệu quả, thiết thực. Phát huy vai trò chủ động, tự giác của bản thân cán bộ, đảng viên trong việc rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

Thứ bảy, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các vụ việc tham nhũng, tiêu cực. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thường xuyên được sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, với sự giám sát chặt chẽ của các tổ chức chính trị - xã hội và các tầng lớp nhân dân. Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo xây dựng kế hoạch và thực hiện các cuộc kiểm tra, giám sát, thanh tra tại các địa phương, đơn vị, trong đó có nội dung thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, các cơ quan, đơn vị chủ động, tăng cường công tác tự kiểm tra tại đơn vị mình trong việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức nhằm nâng cao tinh thần, trách nhiệm trong quản lý, kịp thời xử lý các trường hợp khi phát hiện có dấu hiệu tham nhũng.

Thứ tám, thường xuyên, nghiêm túc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến kê khai tài sản, thu nhập; xác minh tài sản thu nhập. Thực hiện nghiêm việc tiếp công dân, tiếp nhận xử lý đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân; các vụ, việc được giải quyết bảo đảm đúng thời hạn quy định. Quá trình giải quyết bảo đảm đúng trình tự thủ tục, được nhân dân đồng tình, giảm thiểu tình trạng tái khiếu, tái tố. Không để xảy ra trường hợp người tố cáo bị trả thù, trù dập và phát sinh yêu cầu bảo vệ người tố cáo. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và bảo vệ người tố cáo. Việc phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong quá trình  tiếp công dân, xử lý phản ánh kiến nghị, giải quyết khiếu nại, tố cáo và bảo vệ người tố cáo bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả, không lộ, lọt các thông tin cá nhân khác của người tố cáo.

Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn huyện Hậu Lộc cũng còn một số khó khăn, vướng mắc, hạn chế cần được khắc phục trong thời gian tới. Việc tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện nghị quyết của Trung ương, pháp luật của Nhà nước và các văn bản của cấp trên về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có nơi chưa thường xuyên. Một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhận thức chưa đầy đủ, sâu sắc về mục đích, ý nghĩa tác dụng của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nên chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong tổ chức thực hiện. Việc triển khai các biện pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở một số địa phương, cơ quan, đơn vị còn hạn chế. Công tác quy hoạch, tuyển dụng, bố trí cán bộ chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; một số đơn vị chưa xây dựng được quy chế chi tiêu nội bộ; thực hiện văn hoá công sở, quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong công chức, viên chức ở một số cơ quan, đơn vị chưa được thực hiện nghiêm túc; một bộ phận công chức thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ. Tiến độ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai ở một số địa phương còn chậm, chất lượng thấp. Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có nơi chưa tốt, một số trường hợp sử dụng đất kém hiệu quả. Công tác quản lý nhà nước về đất đai còn bất cập, sai phạm còn xảy ra ở một số xã; việc giải toả đền bù đất cho dân, bàn giao mặt bằng cho các dự án còn chậm tiến độ. Công tác thanh tra, kiểm tra trên các lĩnh vực trọng tâm chưa tiến hành thường xuyên Việc thực hiện kết luận sau thanh tra, kiểm tra và xử lý một số trường hợp vi phạm chưa kiên quyết, kéo dài nên tác dụng giáo dục, ngăn ngừa vi phạm còn hạn chế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét