Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2024

PHÊ PHÁN LUẬN ĐIỆU CHO RẰNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BÁCH HẠI GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT.

Tôn giáo là một vấn đề nhạy cảm đối với mọi quốc gia, vì vậy tôn giáo là một trong những nội dung chiến lược được các thế lực thù địch, phản động triệt để lợi dụng nhằm gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tiến tới xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Mới đây nhất, trên trang blog Việt Nam Thời Báo tán phát bài “BPSOS – Nhà nước Việt Nam bách hại Giáo hội phật giáo Việt Nam thống nhất”. Trong bài viết, đối tượng đã xuyên tạc chính quyền đàn áp, bắt bớ, bỏ tù các tăng sĩ và thành viên của giáo hội Việt Nam thống nhất, gây khó khăn cho việc quy định đăng ký và công nhận tổ chức tôn giáo; đồng thời, vu cáo chính quyền “cưỡng chiếm miền đất tự do” tôn giáo, quấy nhiễu hoạt động của phật tử. 

Có thể khẳng định các luận điệu trên là hoàn sai trái, không phản ánh đúng tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam.

Thứ nhất, Việt Nam tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của “mọi người” 

Theo Sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam”, tại Việt Nam với 26,5 triệu tín đồ tôn giáo, chiếm 27% dân số cả nước, hơn 54.000 chức sắc, 135.000 chức việc và 29.658 cơ sở thờ tự. Các tôn giáo, tổ chức tôn giáo liên tục được công nhận tư cách pháp nhân, số lượng không ngừng tăng lên, mức độ đa dạng tôn giáo ở Việt Nam xếp hạng nhóm đầu thế giới. Hiện nay, Việt Nam có 16 tôn giáo và 43 tổ chức tôn giáo (thuộc 16 tôn giáo) đã được công nhận tư cách pháp nhân và 15 tờ báo và tạp chí của các tổ chức tôn giáo hiện đang hoạt động. Hầu hết, các tổ chức tôn giáo đã được công nhận đều có sự phát triển về số lượng tín đồ, chức sắc nhà tu hành, đều tổ chức xây dựng mới hoặc tu bổ các cơ sở thờ tự, các hoạt động tôn giáo đều tuân thủ theo giáo lý, giáo luật và trong khuôn khổ quy định của Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước.

Đặc biệt, những ngày lễ trọng của các tôn giáo, như: lễ Phật đản, lễ Vu lan (của Phật giáo); lễ Giáng sinh, lễ Phục sinh (của Công giáo và Tin lành); lễ Hội Yến Diêu Trì Cung, lễ kỷ niệm ngày khai đạo (của đạo Cao Đài); lễ hội Katê của đồng bào Chăm; tháng chay Ramadan (của người Hồi giáo),… được tổ chức với quy mô lớn, thu hút đông đảo tín đồ tham dự. Các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam được phép mở rộng quan hệ quốc tế mà không có bất cứ trở ngại gì như: Giáo hội Phật giáo Việt Nam 3 lần đăng cai Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc VESAK, với trên 1.000 đại biểu quốc tế đến từ 120 quốc gia, vùng lãnh thổ, hàng vạn quần chúng nhân dân tham dự; Lễ hội của Công giáo, Tin lành, như Đại hội đồng Giám mục Á châu; Lễ 100 năm Tin Lành đến Việt Nam; với Liên minh châu Âu (EU) phối hợp tổ chức hội thảo: Tôn giáo Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, những kinh nghiệm quốc tế được chia sẻ”, Đối thoại “Liên tín ngưỡng ASEM lần thứ VI”...

Bên cạnh đó, công tác xây dựng, sửa chữa, chỉnh trang cơ sở thờ tự của các tôn giáo cũng được quan tâm đẩy mạnh trong những năm qua. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hoạt động của các tổ chức tôn giáo, chính quyền các địa phương đã quan tâm giải quyết, cấp đất cho các tổ chức tôn giáo. Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng, trong 10 năm (2012 - 2022) thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp hàng trăm héc ta đất để xây dựng cơ sở thờ tự, như: Thành phố Hồ Chí Minh đã giao 7.500 m2 đất cho Tổng Liên hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) xây dựng Viện thành kinh thần học; tỉnh Đắk Lắk giao hơn 11.000 m2 đất cho Tòa Giám mục Buôn Ma Thuột; Thành phố Đà Nẵng giao hơn 9.000 m2 đất cho Tòa Giám mục Đà Nẵng; tỉnh Quảng Trị giao thêm 15 héc ta cho Giáo xứ La Vang, v.v.

Điều đó cho thấy, Nhà nước Việt Nam không hề gây khó khăn trong việc đăng ký và công nhận tư cách pháp nhân của các tổ chức tôn giáo, mà trái lại còn luôn tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ các tổ chức tôn giáo hoạt động. 

Thứ hai, các tổ chức, cá nhân lợi dụng tự do tôn giáo vi phạm pháp luật, chống phá sự ổn định của Việt Nam cần phải được nghiêm trị

Có thể khẳng định rằng không chỉ ở Việt Nam mà với bất kỳ một quốc gia nào, việc đảm bảo ổn định an ninh, trật tự xã hội, đảm bảo chủ quyền quốc gia cũng luôn phải được đặt lên hàng đầu và quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo phải được đặt trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước, phải luôn đi liền với nghĩa vụ bảo vệ quyền và lợi ích của quốc gia, dân tộc. 

Có thể kể đến: Điều 18 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị được Liên hợp quốc phê chuẩn ngày 16-12-1966, ghi rõ: “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo”, đồng thời cũng khẳng định: “Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật và khi sự giới hạn đó là cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác”(3)... Điều 9, Công ước châu Âu về bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản : “Quyền tự do thể hiện tôn giáo, tín ngưỡng của một người chỉ bị luật pháp giới hạn nếu điều đó là cần thiết trong một xã hội dân chủ, phục vụ an ninh công cộng, bảo vệ trật tự trị an, sức khỏe, chuẩn mực đạo đức chung hoặc các quyền và sự tự do của người khác”. Luật Phân ly 1905 của Cộng hòa Pháp quy định: “Cộng hòa Pháp bảo đảm tự do tín ngưỡng. Nó bảo đảm quyền tự do hành đạo với những hạn chế vì quyền lợi duy trì trật tự công cộng”. Ở Hoa Kỳ, mặc dù không ban bố bất cứ luật hay pháp lệnh riêng nào về tôn giáo, nhưng tất cả các hoạt động tôn giáo đều phải chịu sự điều chỉnh bởi các quy định trong hệ thống luật dân sự. Mỹ không thiết lập bộ máy quản lý riêng về tôn giáo, việc quản lý hoạt động tôn giáo được thực hiện theo từng bang và là công việc của các cơ quan hành chính, nhưng các tổ chức tôn giáo muốn hoạt động đều phải đăng ký với chính quyền và phải đảm bảo những điều kiện nhất định theo quy định của luật pháp. Ở Đức, giáo sĩ Công giáo khi nhậm chức phải tuyên thệ tôn trọng chính phủ hợp hiến, tôn trọng lợi ích của nước Đức, v.v.. 

Như vậy, ở mỗi quốc gia, mặc dù có sự khác nhau về cách thức song về cơ bản đều có hệ thống pháp luật, quy định cụ thể để thực hiện quản lý tôn giáo. Một mặt, tạo điều kiện để mọi người, tổ chức và tín đồ tôn giáo thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mình; mặt khác nhằm trừng phạt những kẻ lợi dụng tôn giáo để chống phá chính quyền, làm mất ổn định an ninh, chính trị của quốc gia. 

Điều này cho thấy, việc nhà nước Việt Nam bắt giữ, phạt tù những kẻ đội lốt, giả danh tín ngưỡng, tôn giáo có hành vi chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ, cấu kết chặt chẽ với các thế lực phản động ở nước ngoài để tán phát các tài liệu phản động; lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để kích động, lôi kéo lực lượng chống đối, gây phức tạp an ninh trật tự, ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội, gây nhiều hệ lụy trong thời gian qua là điều hiển nhiên.

Từ những dẫn chứng thực tiễn trên cho thấy, không hề có chuyện Nhà nước Việt Nam gây khó khăn cho việc quy định đăng ký và công nhận tổ chức tôn giáo và quấy rồi các phất tử khi các tổ chức, chức sắc và tín đồ tôn giáo thực hiện đúng pháp luật, càng không có chuyện chiếm đất tôn giáo để đàn áp tôn giáo./.

.ankhe.st

1 nhận xét:

  1. Các thế lực thù địch, phản động luôn triệt để lợi dụng các vấn đề chính trị, xã hội nhạy cảm, phức tạp, thu hút sự quan tâm để tuyên truyền, kích động chống Đảng, Nhà nước. Vì vậy chúng ta phải đề cao cảnh giác.

    Trả lờiXóa