Thứ Năm, 28 tháng 3, 2024

SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO

 

Bên cạnh những quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với tôn giáo nhất quán và xuyên suốt, thì thực tế trong hoạt động tôn giáo cũng đặt ra nhiều vấn đề cần tăng cường các giải pháp về quản lý nhà nước; tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực thực hiện công tác tôn giáo. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác tôn giáo, tạo điều kiện thuận lợi cho các tôn giáo, chức sắc, tín đồ sinh hoạt tôn giáo bình thường theo quy đúng chủ trương, chính sách, quy định của Đảng, Nhà nước, Hiến chương, Điều lệ của các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận.

Thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước đã thể chế hóa thành các văn bản luật, pháp lệnh. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo thể hiện nhất quán chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

Tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng; truyên truyền Luật Tín ngưỡng tôn giáo và các quy định của Nhà nước về công tác tôn giáo. Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự phối kết hợp của các ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong công tác tôn giáo. Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo: Phải có nhận thức đúng, hiểu biết thấu đáo về tôn giáo và chính sách tôn giáo, quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng và các văn bản pháp luật của Nhà nước về công tác tôn giáo. Thực hiện nguyên tắc Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý hoạt động tôn giáo theo pháp luật; phát huy vai trò của các cơ quan tham mưu, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, Mặt trận và đoàn thể, đảm bảo tập trung, thống nhất, chủ động, kịp thời, chặt chẽ và đúng pháp luật trong giải quyết các vấn đề tôn giáo phát sinh.

 Tạo được sự thống nhất về tư tưởng, nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức các cấp, các ngành về vị trí, vai trò của công tác tôn giáo trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh. Nâng cao ý thức, trách nhiệm quản lý của các cấp, các ngành đối với công tác tôn giáo; xác định rõ trách nhiệm, thẩm quyền, thời hiệu giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến tôn giáo của các cấp chính quyền; đồng thời tạo được sự đồng thuận giữa các tôn giáo và chính quyền khi giải quyết các vấn đề có liên quan đến tôn giáo; thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, cập nhật kiến thức cho cán bộ chủ chốt các cấp, cán bộ làm công tác tôn giáo, kinh nghiệm giải quyết các vụ việc phức tạp về tôn giáo. cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:

Một là, tập trung nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm, trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn xã hội về vấn đề tôn giáo. Trong đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, chủ trương, chính sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nước trong cán bộ, đảng viên, nhân dân, nhất là trong chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo. Giáo dục truyền thống yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất Tổ quốc. Làm cho các tôn giáo gắn bó với dân tộc, với đất nước và chủ nghĩa xã hội, hăng hái thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giữ gìn và phát huy truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh và nhớ ơn những người có công với Tổ quốc, dân tộc và nhân dân, tôn trọng tín ngưỡng truyền thống của đồng bào các dân tộc và đồng bào có đạo.

Thông qua đó, tăng cường sự đồng thuận giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo; giữa những người có các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Đồng thời, tạo cơ sở để đấu tranh chống những tà đạo, những hoạt động mê tín, dị đoan, lợi dụng tôn giáo làm hại đến lợi ích của Tổ quốc dân tộc và nhân dân.

Hai là, tăng cường công tác vận động quần chúng, xây dựng lực lượng chính trị ở cơ sở. Chú trọng thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Đổi mới nội dung, phương thức công tác vận động đồng bào tín đồ các tôn giáo phù hợp với đặc điểm của đồng bào có nhu cầu luôn gắn bó với sinh hoạt tôn giáo và tổ chức tôn giáo.

Tăng cường hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân trong việc tuyên truyền chủ trương, chính sách đối với các chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ tôn giáo. Đặc biệt quan tâm củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn nơi có đông đồng bào tôn giáo.

N.T.T

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét