Gần đây, trên trang “Voatiengviet”, bút danh Lê Quốc Quân có các bài viết chống phá Đảng, Nhà nước và Hiến pháp Việt Nam. Đơn cử, trong bài viết “Bàn thêm về ‘mô hình Đảng trị’ hiện nay”, Lê Quốc Quân đưa ra những thông tin sai lệch, xuyên tạc “Đảng làm ra luật pháp, thực hiện luật pháp và Đảng giải thích luật pháp… Sau đó Đảng chỉ đạo cho các đại biểu Quốc hội ban hành pháp luật để cai trị dân chúng”. Luận điệu sai trái này của Lê Quốc Quân cần phải được vạch trần và đấu tranh bác bỏ.
1. Mỗi quốc gia đều có thể chế chính trị riêng, thể chế chính trị ở Việt Nam là thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, vận hành theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ. Toàn bộ hoạt động của Đảng luôn xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Đảng không có lợi ích nào khác ngoài việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là bộ phận của hệ thống ấy. Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Quốc hội Việt Nam là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Điều này đã được hiến định trong Hiến pháp 2013. Quốc hội là nơi ý chí của nhân dân trở thành ý chí của Nhà nước, thể hiện bằng các đạo luật mang tính bắt buộc chung. Tất cả các vấn đề lớn thuộc mọi lĩnh vực từ chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, quốc phòng, an ninh, đối ngoại,... của đất nước đều được Quốc hội thảo luận và quyết nghị. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Viện Kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm soát hoạt động tư pháp. Như vậy, mối quan hệ giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp ở Việt Nam là mối quan hệ biện chứng, thống nhất, chặt chẽ; Đảng lãnh đạo nhưng sự lãnh đạo đó phải trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, Đảng không đứng trên, đứng ngoài Hiến pháp và pháp luật.
2. Thực tiễn lịch sử cho thấy, ngay sau Cách mạng Tháng Tám (1945) thành công, Đảng ta đã lãnh đạo tiến hành Tổng tuyển cử đầu tiên, bầu ra Quốc hội khóa I vào ngày 06/01/1946. Từ đó đến nay, Quốc hội đã xây dựng và ban hành 5 bản Hiến pháp: Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992, Hiến pháp 2013. Đến nay, Việt Nam có 230 Bộ luật và Luật đang có hiệu lực. Đây là những đạo luật gốc, luật cơ bản của Nhà nước, cơ sở để tạo lập nền tảng chính trị, pháp lý cho sự phát triển ổn định và bền vững của đất nước; quy định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước, như: Chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh; cơ cấu tổ chức và cách thức hoạt động của bộ máy Nhà nước; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân… Trong quá trình xây dựng, Hiến pháp và các luật ở Việt Nam đều được tiến hành dân chủ, công khai, minh bạch, xuất phát từ ý chí, nguyện vọng của nhân dân; bảo đảm phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ của nhân dân. Thực tiễn đó không luận điệu xuyên tạc nào có thể phủ nhận được.
3. Quá trình lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội, trong công cuộc đổi, Đảng luôn phát huy tốt vị trí, vai trò và không bao giờ điều hành, làm thay công việc của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân. Đơn cử như: Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo đấu tranh, xét xử các vụ việc, nhất là các vụ việc tham những, tiêu cực, đều được Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; thể hiện rõ sự kiên quyết, kiên trì, xét xử nghiêm minh, không có vùng cấm, bất kể người đó là ai; trên tinh thần thượng tôn pháp luật, chấp hành nghiêm Điều lệ, chủ trương, đường lối của Đảng. Đây là những minh chứng rất rõ ràng đối với hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”; phát huy mạnh mẽ vị trí, vai trò Đảng lãnh đạo và sự phân công phối hợp thực hiện chặt chẽ quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ở Việt Nam.
Mọi chiêu thức xuyên tạc, chống phá của Lê Quốc Quân và các thế lực thù địch đều nhằm hạ thấp vai trò, uy tín của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, phá hoại sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân cần nêu cao cảnh giác, không để mắc mưu và kiên quyết đấu tranh bác bỏ các luận điệu sai trái này./.
.ankhe.21p11
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét