Thứ Ba, 16 tháng 8, 2022

HỢP TÁC VIỆT_ NGA NIỀM TIN LỚN💐💐

 

🇻🇳🇷🇺ĐẠI TƯỚNG PHAN VĂN GIANG TIẾP CÁC NHÀ KHOA HỌC, LÃNH ĐẠO VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DƯỢC LIỆU VÀ TINH DẦU LIÊN BANG NGA🇻🇳🇷🇺🇻🇳🇷🇺
Sáng 15/8, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp đoàn các nhà khoa học, lãnh đạo Viện Nghiên cứu khoa học dược liệu và tinh dầu Liên bang Nga (Viện VILAR) do Giám đốc, Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga Sidelnikov Nikolai Ivanovich làm trưởng đoàn.
Tại buổi tiếp, Đại tướng Phan Văn Giang khẳng định, Việt Nam và Liên bang Nga có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời và là đối tác chiến lược toàn diện. Việt Nam luôn trân trọng và ghi nhớ sự giúp đỡ to lớn, hiệu quả mà Liên bang Xô viết trước đây và Liên bang Nga ngày nay dành cho Việt Nam trong công cuộc giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.
Trong khuôn khổ quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước, quan hệ hợp tác quốc phòng Việt Nam - Liên bang Nga thời gian qua được triển khai hiệu quả theo tinh thần “tin cậy, thiết thực, hiệu quả, toàn diện”. Hai bên đã ký kết 18 điều ước, thỏa thuận quốc tế cấp Chính phủ và Bộ Quốc phòng; duy trì hiệu quả 8 cơ chế hợp tác, triển khai 23 nội dung hợp tác trên các lĩnh vực. Các nội dung hợp tác quốc phòng với Nga luôn được xác định nhiều nhất Danh mục các nhiệm vụ ưu tiên hằng năm giữa hai chính phủ.
Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam và là người chiến sĩ cách mạng kiên cường, người bạn thân thiết của các dân tộc trên thế giới. Trong hơn 30 năm tìm đường cứu nước và gần 30 năm lãnh đạo nhân dân Việt Nam đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt chân đến gần 60 quốc gia trên thế giới.
Trong đó, nước Nga Xô viết - quê hương của Cách mạng Tháng Mười, đất nước của Lênin vĩ đại là nơi Người có thời gian gắn bó lâu nhất, có một vị trí và tầm ảnh hưởng vô cùng lớn đến cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại Liên Xô trước đây và nước Nga ngày nay, còn rất nhiều địa điểm lưu giữ dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh như Tượng đài Hồ Chí Minh ở thủ đô Moscow.
Đại tướng Phan Văn Giang khẳng định, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi việc giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhiệm vụ chính trị đặc biệt, đầy vinh dự và thiêng liêng, thể hiện truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, tình cảm và lòng kính yêu vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhiệm vụ thiêng liêng và trọng trách lớn lao đó được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho Bộ Quốc phòng Việt Nam, trực tiếp là Bộ tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện.
Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh, việc Thủ tướng Chính phủ Việt Nam trao Huân chương Lao động hạng Ba của Nhà nước Việt Nam tặng Viện VILAR thể hiện sự ghi nhớ, trân trọng những giúp đỡ to lớn, đầy tình cảm và trách nhiệm của các thế hệ nhà khoa học y tế và lãnh đạo Viện VILAR trong suốt quá trình giữ gìn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt là trong 30 năm hợp tác trực tiếp vừa qua.
Những đóng góp của các nhà khoa học y tế và lãnh đạo Viện VILAR đã góp phần tô thắm truyền thống gắn bó bền chặt, tình đoàn kết hữu nghị giữa Việt Nam và Liên bang Nga. Đại tướng Phan Văn Giang mong muốn Viện VILAR tiếp tục giúp đỡ Bộ tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ hiện đại về ướp bảo quản, phục vụ thăm viếng; tin tưởng rằng sự hỗ trợ của Viện VILAR sẽ tạo điều kiện để Bộ tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Viện sĩ Sidelnikov Nikolai Ivanovich cảm ơn phía Việt Nam đã mời tham dự Hội nghị tổng kết 30 năm hợp tác trực tiếp giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh; cảm ơn Bộ Quốc phòng Việt Nam đã hỗ trợ giúp đỡ VILAR trong suốt quá trình hợp tác trực tiếp với Bộ tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Viện sĩ Sidelnikov Nikolai Ivanovich bày tỏ sự trân trọng và tình cảm đặc biệt với Chủ tịch Hồ Chí Minh; khẳng định VILAR sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ hiệu quả với Bộ tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh để thực hiện tốt nhất, có trách nhiệm nhất công việc giữ gìn lâu dài, an toàn tuyệt đối thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh./
Nguồn: Báo QĐND
vubao16-st
2

NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG CÔNG TÁC TUYỂN CHỌN VÀ GỌI CÔNG DÂN NHẬP NGŨ NĂM 2023

 

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nghị định 37/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 9/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu, trong đó, sửa đổi, bổ sung Điều 6 vi phạm quy định về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Nghị định quy định: Phạt tiền từ 10 - 12 triệu đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng (quy định cũ phạt tiền từ 800.000 - 1.200.000 đồng).
Đối với hành vi cố ý không nhận lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng sẽ bị phạt tiền từ 12 - 15 triệu đồng.
Bên cạnh đó, phạt tiền từ 15 - 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Người được khám sức khỏe có hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự; đưa tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác trị giá đến dưới 2.000.000 đồng cho cán bộ, nhân viên y tế hoặc người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người được kiểm tra hoặc người được khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự (quy định cũ phạt tiền từ 2-4 triệu đồng).
Hành vi không chấp hành lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự sẽ bị phạt tiền từ 25 - 35 triệu đồng.
Nghị định cũng sửa đổi, bổ sung Điều 7 vi phạm quy định về nhập ngũ. Cụ thể, phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng (quy định cũ phạt tiền từ 1,5 - 2,5 triệu đồng).
Hành vi gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 40 - 50 triệu đồng; phạt tiền từ 50 - 75 triệu đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, trừ 2 trường hợp quy định nêu trên.
Nghị định số 37/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 22/7/2022
vubao15-st
4
2 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

HÀNH TRÌNH THEO CHÂN BÁC HỒ!

 

Cách đây 91 năm, ngày 15-8-1931, liên quan đến “Vụ án Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Công”, tại phiên tòa thứ ba của Tòa án Tối cao Hồng Công xét xử, lời khai của Tống Văn Sơ đã tố cáo những vi phạm của cơ quan tố tụng và xác nhận: “...Tôi là người theo chủ nghĩa dân tộc. Chủ nghĩa dân tộc, theo tất cả những gì mà chúng tôi biết, có nghĩa là chiến đấu vì nhà vua và vì đất nước... Chúng tôi là một dân tộc đang chiến đấu và có khả năng tự đứng vững trên chính đôi chân của mình, nhưng cũng cần phải tìm sự viện trợ từ bên ngoài... Vì tổ chức của tôi và tôi trông cậy vào sự giúp đỡ của nước Anh nên tôi không hiểu vì sao tôi lại bị bắt?...”.
Ngày 15-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng được triệu tập tại Tân Trào (Tuyên Quang) theo chỉ đạo của Hồ Chí Minh đã ra nghị quyết nhanh chóng phát động khởi nghĩa giành chính quyền, thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, lập Bộ Tư lệnh Giải phóng quân Việt Nam và yêu cầu các đại biểu nhanh chóng về cơ sở để khẩn trương hành động.
Ngày 15-8-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng tới Thủ tướng J.Nerhu: “Nhân ngày tuyên bố Độc lập của Ấn Độ, một ngày long trọng không riêng gì cho quý quốc, mà cho cả đại gia đình Á châu chúng ta, thay mặt dân tộc Việt Nam và riêng tôi nữa, trân trọng yêu cầu Ngài nhận và chuyển cho đại dân tộc Ấn Độ lời chúc tụng nhiệt liệt và lời chào mừng thân ái của chúng tôi. Tin tưởng vào mối cảm tình và tình đoàn kết giữa các dân tộc Ấn Độ và Á châu, dân tộc Việt Nam cương quyết tranh đấu cho được thống nhất và độc lập”. Cùng với nội dung tương tự, một bức điện khác được gửi tới Toàn quyền Pakixtan chúc mừng Ngày tuyên bố Độc lập của quốc gia Hồi giáo vừa được tách khỏi Ấn Độ thuộc Anh.
Ngày 15-8-1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện chia buồn nhân việc nhà bác học Joliot Curie từ trần. Điện viết: “Giáo sư đã hiến tất cả cuộc đời quang vinh của mình cho khoa học, cho sự nghiệp hòa bình và cho hạnh phúc nhân loại. Giáo sư mất đi là tổn thất lớn không những cho nhân dân Pháp mà còn cho cả nhân dân toàn thế giới”. Vợ chồng Joliot và Marie Curie đều nhận Giải Nobel, nhiệt tâm ủng hộ nền độc lập Việt Nam và từng gặp Bác trong thời gian có mặt tại Paris 1946.
Ngày 15-8-1969, sức khỏe của Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu xuất hiện những diễn biến phức tạp.
vubao14-st
Có thể là hình ảnh về 11 người và mọi người đang đứng
2

Khẳng định vị trí, tầm quan trọng trong phát huy sức mạnh toàn dân tộc bảo vệ an ninh quốc gia -----

 Khẳng định vị trí, tầm quan trọng trong phát huy sức mạnh toàn dân tộc bảo vệ an ninh quốc gia

-----
Ngày 16-8, Bộ Công an phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia 'Phát huy sức mạnh toàn dân tộc bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới'.
Đồng chủ trì và tham gia điều hành hội thảo gồm các đồng chí: GS, TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Đại tướng, GS, TS Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Thượng tướng, PGS, TS Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; PGS, TS Phạm Minh Tuấn, Giám đốc-Tổng biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.
Tại hội thảo, các đại biểu, chuyên gia đã phân tích, làm rõ các nội dung: Tư tưởng Hồ Chí Minh và sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước về phát huy sức mạnh toàn dân tộc bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới; phát huy các nguồn lực bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới; vị trí, vai trò và những đóng góp của lực lượng công an nhân dân trong bảo vệ an ninh quốc gia; nhiệm vụ và giải pháp phát huy sức mạnh toàn dân tộc bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới. Hội thảo làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và khẳng định vị trí, tầm quan trọng phát huy sức mạnh toàn dân tộc bảo vệ an ninh quốc gia.
Trên cơ sở đó, đề ra nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả phát huy sức mạnh toàn dân tộc bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới. Kết quả hội thảo là cơ sở để kiến nghị với lãnh đạo Đảng, Nhà nước có chủ trương, giải pháp phát huy sức mạnh toàn dân tộc bảo vệ an ninh quốc gia, góp phần chủ động bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa”, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và đối ngoại của đất nước./.
Tin, ảnh: TUẤN NAM
vubao13-st
3