Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2024

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ và sự vận dụng của Đảng ta hiện nay

 

Trên cơ sở phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò, nội dung công tác đánh giá cán bộ, bài viết phân tích sự vận dụng của Đảng và đề xuất 5 giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đánh giá cán bộ, góp phần nâng cao chất lượng công tác cán bộ của Đảng ta hiện nay.

ĐGCB là hoạt động của cấp uỷ, tổ chức đảng, người đứng đầu nhận xét, đánh giá theo hệ tiêu chí đã xác định như phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực tổ chức thực tiễn và mối quan hệ ứng xử với quần chúng nhân dân. Theo Hồ Chí Minh để đánh giá đúng cán bộ cần phải “Hiểu biết cán bộ”[1]. Có nắm được những ưu khuyết điểm, kết quả thực hiện nhiệm vụ, năng lực sở trường, xu hướng phát triển, tâm tư nguyện vọng và giữ mối liên hệ với nhân dân của cán bộ thì mới có cơ sở để đánh giá chính xác cán bộ.

Để đánh giá đúng cán bộ, theo Hồ Chí Minh, chủ thể đánh giá phải nắm vững phương pháp biện chứng, lịch sử cụ thể. Bởi theo Người, “Trong thế giới cái gì cũng biến hoá. Tư tưởng của người cũng biến hoá. Vì vậy, xem xét cán bộ, quyết không nên chấp nhất, vì nó cũng phải biến hoá”[2]. Người đã đưa ra sự so sánh hai mẫu hình cán bộ, có người khi trước theo cách mạng mà nay lại phản cách mạng. Có người khi trước không cách mạng mà nay lại tham gia cách mạng; rằng cũng có cán bộ đến nay chưa bị sai lầm, nhưng chắc gì sau này không phạm sai lầm. Nhờ nắm vững phương pháp biện chứng, nhận diện chính xác bản chất của người cán bộ nên Hồ Chí Minh dễ dàng nhận biết những cán bộ hay khoe khoang, a dua, tìm việc nhỏ mà làm, tránh việc khó, trước mặt thì theo mệnh lệnh, sau lưng thì trái mệnh lệnh… Ai cứ cắm đầu làm việc… ăn nói ngay thẳng, không che giấu khuyết điểm của mình, không ham việc dễ, tránh việc khó… những người như thế, dù công tác kém một chút cũng là cán bộ tốt”[3]. Do đó, Hồ Chí Minh yêu cầu “Xem xét cán bộ không chỉ xem ngoài mặt mà còn phải xem xét tính chất của họ. Không chỉ xem một việc, một lúc mà phải xem toàn cả lịch sử, toàn cả công việc của họ”[4].

Theo Hồ Chí Minh, ĐGCB phải toàn diện, không phiến diện chủ quan. Do bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội nên ĐGCB phải toàn diện - đây là căn cứ khoa học để thực hiện tốt các khâu trong công tác cán bộ. Khi ĐGCB phải căn cứ vào các nội dung/tiêu chí đó như phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực tổ chức thực tiễn, kết quả hoàn thành nhiệm vụ, quan hệ ứng xử có gần gũi với nhân dân hay không. ĐGCB không chỉ làm cơ sở cho khâu quy hoạch tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng mà trong khâu đề bạt, bổ nhiệm cán bộ cũng phải xem xét, đánh giá. Hồ Chí Minh chỉ dẫn: “Trước khi cất nhắc cán bộ, phải nhận xét rõ ràng. Chẳng những xem xét công tác của họ, mà còn phải xét cách sinh hoạt của họ. Chẳng những xem xét cách viết, cách nói của họ, mà còn phải xem xét việc làm của họ có đúng với lời nói, bài viết của họ hay không… Ta nhận họ tốt, còn phải xét số nhiều đồng chí có nhận họ tốt hay không”[5]. Trong các nội dung đó, theo Bác Hồ đức là gốc, tài là quan trọng; có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. 

Theo Hồ Chí Minh, đánh giá cán bộ phải xuyên suốt, đa chiều

Từ thực tiễn hoạt động cộng với sự trải nghiệm của mình, Hồ Chí Minh chỉ rõ chủ thể đánh giá có nhân cách, càng ít khuyết điểm, công tâm, khách quan thì ĐGCB càng chính xác. Người đúc kết: “Mình càng ít khuyết điểm thì cách xem xét cán bộ càng đúng”[6]. “Đã không tự biết mình thì khó mà biết người, vì vậy muốn biết đúng sự phải trái ở người ta, thì trước phải biết đúng sự phải trái của mình”[7]. Nhận diện những lực cản của nền sản xuất nhỏ, Hồ Chí Minh đúc kết sâu sắc khi cán bộ, đảng viên sa vào căn bệnh chủ nghĩa cá nhân, mất đoàn kết, bè cánh sẽ dẫn tới lệch chuẩn “Tự cao tự đại; Ưa người ta nịnh mình; Do lòng yêu, ghét của mình mà đối với người, đem một cái khuôn khổ nhất định, chật hẹp mà lắp vào tất cả mọi người khác nhau”[8]. Đó là căn nguyên “không bao giờ thấu rõ cái mặt thật của những cái mình trông”[9]. Đó là logic dẫn tới hệ quả “Ai hợp với mình thì dù người xấu cũng cho là tốt, việc dở cũng cho là hay, rồi che đậy cho nhau, ủng hộ lẫn nhau”[10] làm nhiễu thang giá trị đánh giá và sử dụng cán bộ của Đảng ta.

Theo Hồ Chí Minh để đánh giá chính xác cán bộ cần tham khảo ý kiến của dân chúng. Từ thực tiễn lãnh đạo, quản lý, Người yêu cầu “Việc gì cũng phải học hỏi và bàn bạc với dân chúng, giải thích cho dân chúng”[11]. Bởi dân chúng không chỉ thấy những ưu điểm, thành tích mà họ còn thấy rõ những khuyết điểm, hạn chế của cán bộ. “Cán bộ nào tốt, cán bộ nào xấu, cán bộ nào có lầm lỗi mà có thể sửa đổi, ai làm việc gì hay, việc gì quấy, dân chúng cũng do cách so sánh đó, mà họ biết rõ ràng”[12]. Bởi vậy, khi ĐGCB, bổ nhiệm cán bộ cần tham khảo ý kiến nhân dân là hết sức cần thiết để giúp cấp uỷ, tổ chức đảng, người đứng đầu có thêm thông tin để đánh giá chính xác. Các cấp ủy, tổ chức đảng cần “Dựa vào ý kiến dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức của ta”[13].

Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐGCB, trong các nhiệm kỳ gần đây Đảng ta luôn coi trọng khâu ĐGCB, đã bám sát hệ tiêu chuẩn, kết quả công tác làm thước đo đánh giá; kết hợp chặt chẽ các kênh, các phương pháp để đánh giá. Nhờ đó đã góp phần nâng cao chất lượng công tác cán bộ của Đảng. Tuy nhiên, công tác ĐGCB còn bộc lộ những hạn chế, khuyết điểm, đó là một số cấp uỷ ĐGCB còn chung chung, cảm tính, chưa lượng hoá các tiêu chí để đánh giá. Vẫn còn hiện tượng “yêu nên tốt, ghét nên xấu”, có trường hợp còn nhầm lẫn giữa hiện tượng và bản chất khi ĐGCB; một số ít cấp uỷ, người đứng đầu chưa lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ làm thước đo chủ yếu…

Để vận dụng có hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐGCB cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức của các chủ thể về tầm quan trọng của khâu đánh giá cán bộ

Nhận thức đúng là cơ sở để hành động đúng. Cần nhận thức rằng đổi mới khâu ĐGCB là góp phần nâng cao chất lượng công tác cán bộ. Bởi ĐGCB là khâu mở đầu - khâu này làm tốt sẽ tác động tích cực đến các khâu tiếp theo của công tác cán bộ. Trước yêu cầu mới, Đảng ta ngày càng nhận thức rõ vai trò của công tác ĐGCB. Các cấp uỷ, tổ chức  đảng, cơ quan tổ chức - cán bộ cần quán triệt sâu sắc tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về ĐGCB và có những đổi mới phù hợp với thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng công tác cán bộ. Trong các nhiệm kỳ Đại hội, Đảng ta đều khẳng định ĐGCB là khâu yếu nhất. Bởi, ĐGCB liên quan đến lăng kính, phương pháp của chủ thể đánh giá, liên quan đến người nhà, người thân, “cánh hẩu”. Để khắc phục những hạn chế này đặt ra cho các cấp uỷ, tổ chức đảng, người đứng đầu phải nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của ĐGCB; tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ đủ đức đủ tầm, có khát vọng cống hiến, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.

Thứ hai, bám sát các nội dung hoạt động chủ yếu của cán bộ để đánh giá

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lưu ý khi ĐGCB phải toàn diện, thể hiện các mặt hoạt động của  cán bộ, “nhận xét cán bộ không nên chỉ xét ngoài mặt, chỉ xét một lúc, một việc, mà phải xét kỹ  cả toàn bộ công việc của cán bộ’’[14]. Bỏ qua một nội dung nào đó khi ĐGCB đều không đúng. Quán triệt quan điểm, tư tưởng của Hồ Chí Minh về ĐGCB, Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19-5-2018 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ đã có những điểm mới: “Đổi mới công tác đánh giá cán bộ theo hướng xuyên suốt, liên tục, đa chiều, theo tiêu chí cụ thể, bằng sản phẩm, thông qua khảo sát, công khai kết quả và so sánh với chức danh tương đương, gắn đánh giá cá nhân và tập thể và kết quả thực hiện nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị”. Đây là quan điểm toàn diện, lịch sử cụ thể, không dập khuôn. Căn cứ vào các nội dung tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống; trình độ nghiệp vụ chuyên môn; kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết, gắn bó mật thiết với nhân dân để đánh giá. Nắm vững Quy định 124-QĐ/TƯ của Bộ Chính trị về kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm với tập thể, cá nhân theo 4 mức: 1. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; 2. Hoàn thành tốt nhiệm vụ; 3. Hoàn thành nhiệm vụ; 4. Không hoàn thành nhiệm vụ. Đồng thời, bám sát tình thần Đại hội XIII của Đảng: cán bộ, đảng viên phải thực hiện tốt “6 dám”- dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung để nhận xét, ĐGCB. 

Thứ ba, kết hợp các phương pháp để đánh giá cán bộ

Mỗi phương pháp ĐGCB đều có những ưu điểm của nó. Kết hợp xâu chuỗi các phương pháp ĐGCB sẽ giúp cho tập thể cấp uỷ có cách nhìn toàn diện để nhận xét, đánh giá chính xác cán bộ về phẩm chất chính trị và các mặt công tác. Các phương pháp ĐGCB đó là, tập thể cấp uỷ quản lý cán bộ đánh giá; ban thường vụ đánh giá; người đứng đầu đánh giá; cơ quan tổ chức cán bộ đánh giá; cán bộ, công chức, quần chúng đánh giá; cấp uỷ nơi cư trú đánh giá. Kết hợp chặt chẽ tập thể cấp uỷ ĐGCB và cán bộ tự đánh giá về phẩm chất và các mặt công tác của mình. Xem xét tự kiểm điểm, tự đánh giá của cán bộ cũng là kênh, phương pháp để tập thể cấp uỷ, người đứng đầu hiểu sâu hơn, nắm được các mặt hoạt động của cán bộ. Bởi không ai có thể hiểu được sâu sắc, đầy đủ điểm mạnh, điểm yếu, sở trường ngoài bản thân cán bộ đó. Trong quá trình phân tích, đánh giá đòi hỏi các chủ thể đánh giá phải dân chủ, công tâm, khách quan, bám sát tiêu chuẩn, tiêu chí, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ - nhân tố đảm bảo góp phần nâng cao chất lượng công tác ĐGCB hiện nay.

Thứ tư, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong ĐGCB

Bản chất của nguyên tắc tập trung dân chủ là thống nhất biện chứng giữa tập trung và dân chủ - hai mặt này chế ước, làm tiền đề cho nhau, tập trung phải trên cơ sở dân chủ, dân chủ phải có sự chỉ đạo của tập trung. Xa rời nguyên tắc tập trung dân chủ thì công tác ĐGCB sẽ chệch hướng. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Kỷ luật trong dân chủ, dân chủ phải có kỷ luật[15]- kỷ luật ở đây chính là tập trung. Từng cấp uỷ, tổ chức đảng phải phát huy dân chủ để cấp uỷ viên, cán bộ, đảng viên tham gia nhận xét, ĐGCB, làm rõ những ưu điểm, khuyết điểm, hạn chế cần khắc phục sửa chữa. Cần thực hiện nguyên tắc mở rộng và phát huy dân chủ trong ĐGCB nhưng phải vận hành theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thẩm quyền trách nhiệm cuối cùng là tập thể cấp uỷ nhận xét, đánh giá theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên. Đương nhiên cần tôn trọng ý kiến nhận xét của người đứng đầu. Người đứng đầu công tâm, khách quan, theo dõi và nắm chắc kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị và sự phát triển của cán bộ thì sự nhận xét đó cũng có ý nghĩa quan trọng để tập thể cấp uỷ tham khảo nhận xét, đánh giá, quyết định theo đa số đối với cán bộ thuộc diện quản lý.

Thứ năm, phối hợp với cấp uỷ địa phương nơi cư trú để đánh giá cán bộ

Cán bộ không chỉ tập trung hoàn thành chức trách, nhiệm vụ trong từng cơ quan, đơn vị, địa phương trong thời gian làm việc theo quy định mà còn phải có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ ở nơi cư trú (theo Quy định số 213-QĐ/TW ngày 21-1-2020 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của đảng viên đang công tác thường xuyên giữ mối liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú. Từ khi có quy định trên, các cấp uỷ khi tiến hành công tác cán bộ, nhất là quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ đều có các văn bản gửi cho các cấp uỷ nơi cư trú để lấy ý kiến nhận xét cán bộ, đảng viên đương chức. Đây là kênh tham khảo để cấp uỷ, người đứng đầu có thêm thông tin về phẩm chất đạo đức, tính tiền phong gương mẫu trong việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở địa phương, sự gắn bó với nhân dân của cán bộ, đảng viên đương chức. Việc này thể hiện tính tổng hoà trong nhận xét, ĐGCB. Không thể có chuyện đảng viên đương chức ở cơ quan hoàn thành tốt nhiệm vụ nhưng ở địa phương thì đảng viên đó thiếu gương mẫu, quan liêu, xa dân mà vẫn được xếp loại đảng viên xuất sắc, cán bộ tốt. Do đó, cần nắm vững định hướng Nghị quyết số 26-NQ/TW (khoá XII) “Nghiên cứu mở rộng các hình thức lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân đối với từng đối tượng cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị một cách phù hợp”.  

 

Nhân dân biết cả đấy!

Phát biểu tại Phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Công tác nhân sự Đại hội phải được tiến hành theo một quy trình chặt chẽ, khoa học và nhất quán, bảo đảm thật sự công tâm, thật sự trong sáng, khách quan, đặc biệt phải "có con mắt tinh đời". Muốn có được “con mắt tinh đời” đó, phải dựa vào Nhân dân vì “Nhân dân biết cả đấy!”

Ảnh minh họa. 

Công tác nhân sự đại hội không chỉ đơn thuần là một trong những nội dung quan trọng của một đại hội đảng mà còn là yếu tố quyết định đến kết quả thực hiện nghị quyết đại hội, suy rộng ra là vận mệnh của đảng, sự tồn vong của chế độ, quốc gia, dân tộc. Bởi thế, cứ mỗi dịp chuẩn bị kỳ đại hội đảng các cấp, người dân và hàng triệu đảng viên cả nước lại ngóng trông, dõi theo những ai sẽ được đảng cử, dân bầu bước vào điều hành bộ máy lãnh đạo các cấp; để thay mặt nhân dân gánh vách giang sơn, đất nước. Háo hức, tin tưởng thì nhiều nhưng cũng không khỏi ruột gan lo lắng; băn khoăn liệu chúng ta có để những con sâu mọt, thậm chí cả sâu “cải trang”, trà trộn, lọt vào bộ máy lãnh đạo của đảng như nhiệm kỳ vừa qua hay không?

Đường đi của những "con sâu" 

Chúng ta hoàn toàn tự tin khẳng định rằng, với hệ thống văn bản, quy chế, quy định về tổ chức đại hội đảng các cấp khá đồng bộ, khoa học, chặt chẽ như hiện nay, nếu đại hội đảng ở các cấp mà đều thực hiện nghiêm túc, chất lượng, hiệu quả các khâu, các bước thì nhất định sẽ chọn lựa được đội ngũ cán bộ, đảng viên ưu tú vào hàng ngũ lãnh đạo của đảng; đó sẽ thực sự là lực lượng tinh hoa của tinh hoa. Và chắc hẳn khi đó sẽ không còn vấp phải tình trạng “nhìn gà hóa cuốc”, “thấy đỏ tưởng chín”, “thấy cái mã bên ngoài, mà che đậy cái sơ sài bên trong”… sẽ không còn phải ray rứt, nuối tiếc vì đã trao nhầm phiếu bầu cho một số cán bộ “rởm” như thời gian vừa qua. 

Ai cũng biết, theo quy định mọi đảng viên đều tham gia sinh hoạt trong một tổ chức đảng, nhỏ nhất là cấp chi bộ, đây là nơi gần dân nhất, vì thế đó cũng là tổ chức hiểu dân nhất, và dĩ nhiên cũng là nơi mà dân hiểu rõ cán bộ, đảng viên nhất. Theo nhiệm kỳ, đại hội đảng ta được tổ chức ở nhiều cấp, như vậy, rõ ràng để có thể “lách” vào được vị trí lãnh đạo các cấp trong bộ máy của đảng ta, chắc hẳn những “con sâu” này đã hết sức thành thạo phép “cải trang, biến hình” để che đậy đi bộ mặt thật cũng như những tội lỗi, khuyết điểm. Không chỉ vậy, chúng còn lợi dụng một số tổ chức đảng xa rời nguyên tắc, thiếu nền nếp trong tổ chức và sinh hoạt, buông lỏng trong lãnh đạo, xuề xòa trong tiến hành các quy trình, quy định, các khâu, các bước tổ chức đại hội để qua mặt, “lòe” tổ chức, đặc biệt là trong tổ chức đại hội ở cấp nhỏ. Không chỉ vậy, để tạo dựng được hình ảnh, một số cán bộ cơ hội còn dùng nhiều thủ đoạn để “làm màu”; trước đại hội không ít phần tử còn lên cho bản thân kế hoạch xây dựng hình ảnh; “ghế to” thì kế hoạch lớn, “ghế thấp” thì kế hoạch nhỏ miễn sao có được thành tích mang dấu ấn cá nhân mình để “pi - a”. Có nơi, có cán bộ còn dựa vào uy danh, quyền thế, tiền bạc, mối quan hệ dọc ngang để tạo sức ép, hướng lái bỏ phiếu bầu cho mình; không được thì tìm cách mua quan, bán chức, mua phiếu bầu.... Ở cấp cao hơn, không ít đại hội rất chủ quan trong việc rà soát, thẩm tra, xác minh nhân sự, nhiều nơi trao trọn niềm tin, giao khoán công tác thẩm tra, xác minh nhân sự đại hội cho cấp dưới, thậm chí mắc vào tư tưởng cấp dưới đã rà soát, thẩm định rồi thì việc của cấp trên chỉ là thủ tục hành chính, là hình thức. Có nơi lại vướng vào suy nghĩ “anh ấy”, “chị ấy” đang giữ cương vị này, trọng trách kia, quan trọng như vậy rồi thì cần gì phải thẩm tra, xác minh thêm mữa? Và cứ thế đầu xuôi, đuôi lọt, từng bước chui sâu, leo cao, chễm chệ ngồi vào ghế trong bộ máy lãnh đạo.

Thực tế hiện nay, bên cạnh phần lớn cán bộ, đảng viên kiên định, tâm huyết, trách nhiệm, tiên phong, gương mẫu, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích của nhân dân, của quốc gia- dân tộc và mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng, xứng đáng là công bộc của nhân dân thì Đảng ta cũng thẳng thắn thừa nhận: Một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo, quản lý…chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, thiếu gương mẫu, phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, sa vào chủ nghĩa cá nhân, nói chưa đi đôi với làm, nói nhiều làm ít; còn cán bộ, đảng viên trục lợi, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, vi phạm kỷ luật đảng, vi phạm pháp luật Nhà nước, gây ra dư luận xấu trong xã hội, làm ảnh hưởng đến uy tín Đảng, mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với nhân dân.

Những hạn chế trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, thờ ơ, vô cảm, “tự diễn biến”, "tự chuyển hoá”, bị cám dỗ bởi lợi ích vật chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay. Rất đau lòng trước những sai phạm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, của cán bộ, đảng viên, nhất là những cán bộ chủ trì, chủ chốt, đảm nhiệm những chức vụ cao, quan trọng trong các cơ quan Đảng, Nhà nước thời gian qua. Điều đó đã làm giảm sút uy tín, vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng; làm tổn thương tình cảm và suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, là một nguy cơ trực tiếp đe doạ sự tồn vong của Đảng và chế độ. Những sai phạm trên cũng  là “mảnh đất mầu mỡ”, cơ hội để các thế lực thù địch được đà điên cuồng chống phá, lợi dụng các “hiện tượng” để xuyên tạc “bản chất”- chủ trương, đường lối, chính sách, vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng; bôi nhọ, nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta…

Những con số thống kê về số lượng các cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật, pháp luật bị xử lý trong thời gian qua cho thấy tình trạng suy thoái của một bộ phận cán bộ, đảng viên trước tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, trước cám dỗ của vật chất. Điều đó lý giải tại sao Đảng ta đang triển khai mạnh mẽ, toàn diện công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, nhất là công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, quyết tâm làm trong sạch về tổ chức cũng như đội ngũ cán bộ, đảng viên, coi đây là nhiệm vụ hệ trọng, có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn vong của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Vạch lá bắt sâu - hết rồi thời “3 ệ” - xin chào thế hệ “3T”

Ở một số nơi, đi đến đâu dân tình cũng xôn xao, bức xúc về tình trạng cán bộ thăng tiến nhờ cái gói là “3 ệ” được hiểu ra là “quan hệ, hậu duệ, tiền tệ” len lỏi vào bộ máy lãnh đạo của đảng; dân tình xì xào rằng cái “quỹ đất” đặc biệt là những nơi mà họ vẫn gọi là “vị trí quyền lực” dành cho hiền tài, người thực sự tiêu biểu về phẩm chất và năng lực bước chân vào là rất hiếm, vô cùng khó khăn, gần như không còn nữa, mà nếu có còn thì cũng khó mà đến lượt. Sẽ là tai họa khôn lường cho đảng, nguy hại cho nước, cho dân nếu như để lọt những thành phần “3 ệ” kia vào bộ máy lãnh đạo, đặc biệt là những vị trí trọng yếu.

Mặc dù Đảng ta đã ban hành nhiều văn bản quy định; đặc biệt là Quy định số 205-QĐ/TW của Bộ Chính trị, ngày 23/9/2019 về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền, đây được ví như một bản tuyên ngôn về công tác cán bộ; cũng là lần đầu tiên trong quy định, Đảng ta đã nêu rõ các cơ chế kiểm soát quyền lực, nhận diện 6 hành vi chạy chức, chạy quyền, 8 hành vi bao che, tiếp tay cho chạy chức, cũng như quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong chạy chức, chạy quyền và xử lý các hành vi. Quy định đã nhận được sự quan tâm, đồng tình ủng hộ của rộng rãi xã hội, dư luận cho rằng, đảng ta đã nhìn rõ, đánh trúng vào yếu điểm trong công tác nhân sự đại hội, tuy nhiên dường như kết quả mới chỉ dừng lại ở bước đầu.

Kỳ vọng của gần 100 triệu người dân và hơn 5 triệu đảng viên về một dân tộc Việt Nam hùng cường, đất nước Việt Nam thịnh vượng không cho phép chúng ta cả tin, tặc lưỡi, nhắm mắt làm ngơ trao quyền lãnh đạo cho những kẻ có dính líu tới những cái “ệ” ấy. Nhiệm kỳ vừa qua, chúng ta đã làm nhưng chưa triệt để, đã quyết tâm nhưng chưa đạt kết quả như kỳ vọng. Sứ mệnh của đại hội các cấp nhiệm kỳ tới là phải thực hiện triệt để hơn, quyết liệt hơn, hiệu quả hơn tâm thư mà nhân dân trao gửi, lựa chọn cho kỳ được đội ngũ cán bộ thế hệ “3 T” vừa có “Tâm”, vừa có “Tài”, vừa có “Tầm” bước vào điều hành bộ máy, lãnh đạo đất nước.

Khen cho con mắt tinh đời 

Chưa bao giờ công tác lựa chọn nhân sự cho đại hội đảng các cấp, đặc biệt là cấp Trung ương lại được mọi tầng lớp nhân dân quan tâm như hiện nay. Một phần vì nhân dân rất  hy vọng, trông đợi vào những đột phá của bộ máy lãnh đạo mới trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực đang diễn biến  nhanh chóng tiềm ần nhiều diễn biến phức tạp, khó dự báo; phần khác vì không khỏi xốt ruột, lo lắng bởi trong nhiệm kỳ đại hội vừa qua không ít cán bộ, thậm chí cả lãnh đạo chủ chốt được dân mến, dân tin bầu vào các vị trí lãnh đạo của đảng, có cả vị trí chủ chốt nhưng đã không hoàn thành nhiệm vụ, thoái hóa biến chất, phản bội Tổ quốc, trở mặt nhân dân; có tội với dân, với nước. Vì thế sau mỗi nhiệm kỳ đại hội đảng, nhất là khóa XIII vừa rồi để chúng ta thêm một lần rút ra những kinh nghiệm máu xương, chuẩn bị chu toàn hơn, cặn kẽ hơn, hiệu quả hơn cho tiến hành công tác nhân sự đại hội đảng nhiệm kỳ tới.

Hiền tài của đất nước chưa bao giờ thiếu, song ở thời nào thì cũng có sâu mọt nảy nở, sinh sôi; vì vậy, rất cần có một kỳ đại hội đảng các cấp thực sự sáng suốt, tỉnh táo, tinh tường trong công tác lựa chọn nhân sự cán bộ các cấp. Muốn làm được điều đó, thiết nghĩ trước hết những người làm công tác tham mưu cho đại hội về vấn đề nhân sự phải thực sự là những người tiêu biểu, lòng dạ sáng trong, kiểu mẫu về tính trung thực, công tâm, khách quan, bám sát và giữ vững nguyên tắc, quy chế, quy trình, quy định, đề cao trách nhiệm, phát huy dân chủ, bảo đảm tính công khai, minh bạch trong tham mưu, lựa chọn nhân sự; phải chịu trách nhiệm trước đảng, nhà nước và nhân dân về chất lượng tham mưu, giới thiệu; chống các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng cán bộ ngay trong những người làm nhân sự đại hội.

Muốn tìm được cán bộ có đức, có tài thì rất cần đại hội phải nối dài tầm mắt thông qua nắm bắt dư luận, lắng nghe ý kiến phản hồi, lấy phiếu tín nhiệm của quần chúng nhân dân. Nhân dân là lưới lọc cán bộ tốt nhất cho đảng; song việc lấy ý kiến của nhân dân cũng cần phải có cơ chế phù hợp thì mới hòng mang đến dân chủ và đạt hiệu quả thực sự, thực chất như mong muốn. Cần coi trọng hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm, hướng dẫn để phát huy tốt vai trò của người dân; thậm chí mở rộng, tạo điều kiện để nhân dân được lựa chọn, giới thiệu nhân sự, nghiên cứu phương án minh bạch, công khai danh sách nhân sự giới thiệu vào các cơ quan đảng, nhà nước thậm chí là công khai quy hoạch nhân sự Ủy viên Trung ương để nhân dân nắm, kiểm tra, giám sát và cho ý kiến.

Không ai gần cán bộ bằng nhân dân, không ai hiểu cán bộ bằng nhân dân và cũng không ai ngoài nhân dân có thể phân biệt, nhận biết rõ hơn trong đội ngũ cán bộ ai là người thật, người giả, ai tốt, ai xấu, ai là người tận tâm, tận tụy với nước với dân và ai là người rao giảng vì dân nhưng lại thực chất là vì mình. Rất nhiều vụ án nhờ dân phát hiện, vì vậy muốn biết nhà quan chức có bao nhiêu xe, bao nhiêu nhà, đất, có giàu nhanh hay không thì nào cần đâu xa, hỏi dân là biết tường tận. Những ý kiến, phản ánh của nhân dân, của cử tri, người dân nơi công tác, cư trú, cũng như từ các tổ chức chính trị - xã hội mới thực sự là lá phiếu chuẩn xác, đáng tin cậy nhất trong lựa chọn nhân sự cho đại hội các cấp.

Cán bộ giữ vị trí, trọng trách càng cao thì càng phải lựa chọn cẩn trọng, chặt chẽ; làm đúng, làm đủ, làm hiệu quả thực sự các quy trình, các khâu, các bước; không vì vị trí hiện tại mà xuề xòa, khỏa lấp đi những “tì vết” trước đó; theo đó, rất cần tiến hành chặt chẽ, nghiêm túc bước thẩm tra, xác minh; rà soát kỹ càng hiệu quả thực tế công việc mà cán bộ, đảng viên dự bầu đã từng được phân công đảm nhiệm trước đó; tránh giản đơn, nóng vội, chủ quan, đốt cháy giai đoạn, duy ý chí trong giới thiệu, lựa chọn nhân sự cho đại hội để khỏi hối tiếc và rơi vào tình trạng “tá hỏa” về những chuyện đã rồi, những hệ lụy mà họ đã “dính chàm”, gây ra trước đó. Đồng thời cũng có biện pháp để cảnh báo với những người “có vết” nên xin rút, dẹp ngay những trường hợp ngồi nhầm ghế, loại bỏ những cán bộ có tư tưởng luồn sâu, trèo cao để trục lợi. Chúng ta tin tưởng nhưng không tuyệt đối hóa, đặt trọn niềm tin vào những người đã được tôi luyện, thử thách, đi lên từ gian khó mà cần phải kiểm tra, giám sát, theo dõi thường xuyên, liên tục để họ luôn giữ vững được danh dự, thấm sâu tư cách, đạo đức cách mạng, thực sự có sức đề kháng, hệ miễn dịch tuyệt đối, không vướng vào các “tử huyệt”, tránh bị cám dỗ, lôi kéo, sa chân khi được giao những cương vị, chức trách, nhiệm vụ lớn hơn.

Một điều mà trong công tác nhân sự nhiều kỳ đại hội gần đây chúng ta đều quan tâm đó là phương hướng nhân sự đại hội phải dựa trên cơ cấu hài hòa, hợp lý về tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ thiểu số, nhà khoa học, văn nghệ sĩ, lãnh đạo một số tập đoàn, tổng công ty lớn của nhà nước đủ tiêu chuẩn, điều kiện… vừa bảo đảm tính kế thừa, ổn định, đổi mới, phát triển liên tục, có sự chuyển tiếp vững vàng giữa các thế hệ, cân đối về số lượng và chất lượng, trong đó chất lượng là quan trọng. “Quý hồ tinh, bất quý hồ đa”, phải thấu triệt quan điểm bảo đảm được tiêu chuẩn, tuyệt đối không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chí, tiêu chuẩn; làm tốt công tác nhân sự từ đại hội đảng bộ cấp dưới để chuẩn bị kỹ lưỡng nhân sự đại hội cho Trung ương; đặc biệt tránh tình trạng làm đúng quy trình, quy định những vẫn không chọn được đúng người, vì thế trong giai đoạn hiện nay nhất thiết phải bám sát Quy định số 214-QĐ/TW ngày 02/01/2020 của Bộ Chính trị về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ theo một định lượng cụ thể; nghiên cứu, ứng dụng “phác đồ” căn cơ để điều trị dứt điểm căn bệnh mất dân chủ trong đảng, thiếu minh bạch, công tâm, khách quan trong lựa chọn, giới thiệu nhân sự đại hội.

Dưới có vững thì trên mới bền chắc, đại hội đảng các cấp có tốt thì đại hội toàn quốc mới thành công. Quá trình chuẩn bị nhân sự cho đại hội là quá trình lâu dài với nhiều khâu, nhiều bước, phải được tiến hành dày công, kỹ lưỡng, bài bản, chặt chẽ, nếu như sơ xuất, chúng ta sẽ phải trả giá thậm chí là giá rất đắt. Nhận thức chung rằng, lựa chọn đúng cán bộ, đặt họ vào đúng vị trí để phát huy tốt năng lực, sở trường của họ là trọng trách của những người “cầm lái”, vì vậy hơn lúc nào hết để lựa chọn, sàng lọc được từ trong đội ngũ tinh hoa những “anh hùng đứng giữa trần ai” đủ sức gánh vác, tô đẹp giang sơn, gấm vóc của ta thì công tác nhân sự đại hội đảng các cấp rất cần phải có một tư duy mới, cách nhìn mới và hành động mới.

Còn với mỗi cán bộ, đảng viên thiết nghĩ phải giữ đúng bổn phận, xứng đáng là công bộc của nhân dân. Muốn vậy, cần tu dưỡng “Đảng tính” thật tốt, làm việc gì cũng phải tính đến lợi ích chung của tập thể, phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết, trước hết; cần giữ cho mình “tâm chính”; phải làm kiểu mẫu về cần, kiệm, liêm, chính; tận tâm, tận tuỵ với công việc được giao. Mỗi cán bộ, đảng viên luôn nhắc nhở bản thân dù ở địa vị cao hay thấp, dù đảm đương công việc, nhiệm vụ lớn hay nhỏ, cán bộ cấp trung ương hay cơ sở…thì đều là đày tớ, công bộc của nhân dân; không để mắc các bệnh như quan liêu, mệnh lệnh, xa dân, kiêu ngạo, thờ ơ với nhân dân, nói suông, tự kiêu, tự đại, xa xỉ, vô cảm, thiếu và sợ trách nhiệm…phải tự học tập nâng cao trình độ mọi mặt, luôn giữ được phẩm giá, nhân cách của người cộng sản trước nhân dân, có vậy mới lãnh đạo được cơ quan, đơn vị, mới phục vụ được nhân dân. Mỗi cán bộ, đảng viên tự suy ngẫm, rút ra cho mình bài học kinh nghiệm, để không đi vào “vết xe đổ”, đồng thời cần đấu tranh mạnh mẽ với những hành vi sai trái như “lợi ích nhóm”, tạo “uy tín giả”, “làm xiếc”, bệnh sĩ diện, thích sống sang, ăn sang, tiêu sang, chơi sang…

Suy cho cùng, mọi thành công hay thất bại đều do yếu tố con người và tất nhiên sự thành bại của cách mạng cũng chủ yếu do cán bộ, đảng viên của Đảng tốt hay xấu. Hiện nay, Đảng rất cần những cán bộ, đảng viên thực sự trung thành, trong sạch, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc; luôn nói đi đôi với làm, chí công vô tư, hết lòng, hết sực phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng có thành công được hay không tuỳ thuộc rất lớn vào những cống hiến, hy sinh của mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng. Do vậy, công tác lựa chọn nhân sự của Đảng thời gian tới cần tiếp tục đổi mới, phải thực sự soi sao cho kỹ, chọn sao cho đúng để tìm được những người có “mắt sáng”, “lòng trong”, “tay sạch” đứng ra gánh vác việc non sông./.

ST.

Dấu ấn đối ngoại Đảng trong nền ngoại giao Việt Nam - Vững tin, vững tiến trên chính trường thế giới!

Đối ngoại Đảng là sự kế thừa, nâng lên tầm cao mới của truyền thống ngoại giao dân tộc. Trong thời đại mới, đối ngoại Đảng cần tiếp tục thể hiện rõ vai trò tiên phong, dẫn dắt nền ngoại giao nước nhà. Thông qua kết quả đối ngoại Đảng và uy tín, vị thế của Đảng để vừa tập hợp lực lượng trong và ngoài nước, huy động mọi nguồn lực phục vụ phát triển đất nước; vừa đề cao trách nhiệm, góp phần xây dựng hòa bình thế giới và sự tiến bộ nhân loại.

1. Thời gian tới, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chung, nhưng thế giới đã, đang và sẽ trải qua nhiều biến động lớn, phức tạp hơn so với dự báo. Toàn thế giới đã đoàn kết cùng nhau bước qua đại dịch Covid-19, nhưng chuỗi sản xuất, trao đổi dịch vụ thế giới sẽ có những thích ứng mới trước tình trạng đứt gãy các chuỗi cung ứng và sự bất ổn trong quan hệ giữa các nền kinh tế lớn; liên kết kinh tế gia tăng trong khu vực, giữa một số nước. Cạnh tranh giữa các nước lớn, vấn đề xung đột Nga-Ukraine; giữa Nga và Liên minh châu Âu, giữa Iran và Israel diễn ra rất gay gắt, tác động sâu sắc đến cục diện an ninh chính trị thế giới.

Các vấn đề toàn cầu, an ninh phi truyền thống đặt ra nhiều thách thức chưa từng có cho phát triển kinh tế-xã hội của nhiều nước. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục là động lực chính trong quá trình phục hồi kinh tế thế giới, song cũng là một trong những trọng tâm của cạnh tranh nước lớn. Khu vực Đông Nam Á đang được các nước trong và ngoài khu vực ngày càng coi trọng, tích cực can thiệp, tạo ảnh hưởng; trong khi nội bộ khu vực vẫn còn những vấn đề chưa thống nhất.

Trước tình hình đó, tiếp tục triển khai thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đối ngoại Việt Nam nói chung, đối ngoại Đảng nói riêng cần tiếp tục phát huy mạnh mẽ trường phái ngoại giao “cây tre”, gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển; thực hiện “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, kiên định về nguyên tắc, linh hoạt về sách lược.

Dấu ấn đối ngoại Đảng trong nền ngoại giao Việt Nam: Bài 3: Vững tin, vững tiến trên chính trường thế giới! (tiếp theo và hết)

Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì lễ đón trọng thể Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, ngày 20-6-2024. Ảnh: TRỌNG HẢI

Là một trụ cột quan trọng trong mặt trận đối ngoại của đất nước, đối ngoại Đảng tập trung sức lãnh đạo nhằm đẩy mạnh, nâng tầm nhiều mặt. Trước hết, vị trí, vai trò đối ngoại Đảng phải được coi trọng, đánh giá đúng tầm mức; nhất là trong việc góp phần củng cố nền tảng chính trị vững chắc cho quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước; duy trì và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, phát triển của đất nước; đóng góp vào thành công chung của công tác đối ngoại; nâng cao vị thế, uy tín của Đảng và đất nước trên chính trường quốc tế. 

Thực hiện nhất quán chủ trương Đại hội XIII của Đảng: “Xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân”. Theo đó, mỗi trụ cột đối ngoại đều có vai trò, sứ mệnh riêng, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước. 

Trong đó, đối ngoại Đảng có 3 nhiệm vụ đặc biệt quan trọng cần quan tâm lãnh đạo, thực hiện thắng lợi: 1. Tham gia hoạch định chủ trương, đường lối, các quyết sách về những vấn đề đối ngoại quan trọng; 2. Triển khai các hoạt động đối ngoại nhằm phát triển quan hệ với các chính đảng góp phần củng cố nền tảng chính trị cho quan hệ của Việt Nam với các nước; xây dựng khuôn khổ, định hướng quan hệ, xử lý nhiều vấn đề trong quan hệ giữa Việt Nam với các đối tác quan trọng; 3. Quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của toàn bộ hệ thống chính trị, chỉ đạo công tác đối ngoại Đảng và đối ngoại nhân dân từ Trung ương đến cơ sở. Theo đó, trong điều kiện mới, đối ngoại Đảng tiếp tục phát huy vai trò và thế mạnh; triển khai một cách chủ động, tích cực, sáng tạo, có trọng tâm, trọng điểm, với nhiều nội dung mang tính đột phá cả trước mắt, lẫn lâu dài.

2. Để làm được điều đó, cần phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong tham gia tiến hành công tác đối ngoại Đảng. Mỗi tổ chức Đảng, mỗi đảng viên phải đề cao vai trò, trọng trách của mình như một “sứ giả của tình hữu nghị”; góp phần làm đẹp thêm hình ảnh người đảng viên Đảng Cộng sản, đồng thời nâng cao uy danh, uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam trên trường quốc tế.

Trong các hoạt động đối ngoại Đảng, cùng với sự tham gia của lãnh đạo cao nhất của Đảng là đồng chí Tổng Bí thư và các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, cần sớm nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện cơ chế, tạo điều kiện cho các hoạt động đối ngoại Đảng của các ban Đảng và các tỉnh ủy, thành ủy cho đến tổ chức Đảng nhỏ nhất và từng đảng viên.

Tăng cường hơn nữa các chuyến thăm hữu nghị cấp cao, gặp gỡ cấp cao giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với các chính đảng, các quốc gia trên thế giới. Đồng thời, Đảng quan tâm hơn nữa đến việc cử đại diện tham gia sự kiện quốc tế, khu vực và nhất là với các nước láng giềng; tăng cường các hình thức điện đàm, hội đàm, gặp gỡ, hội nghị đa phương trực tiếp hoặc trực tuyến ở các cấp.

Đối với các ban Đảng, các cấp, các ngành, cần chú trọng hơn đến việc gặp gỡ, đối thoại, trao đổi trên kênh song phương và đa phương; đào tạo cán bộ, ký kết các thỏa thuận hợp tác, kết nghĩa giữa các địa phương của Việt Nam và các nước trên thế giới... Coi trọng triển khai, thực hiện hiệu quả các thỏa thuận, chương trình hợp tác đã ký kết giữa các Đảng bộ trực thuộc Trung ương với các đảng đối tác để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đối ngoại Đảng.

Đóng góp chung vào những thành công của đối ngoại Đảng, có vai trò quan trọng của hệ thống các cơ quan đại diện Việt Nam, cán bộ, đảng viên làm công tác đối ngoại ở nước ngoài mà phần đông là các đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Thật đáng ghi nhận vì đến nay, Việt Nam đã có gần 100 cơ quan đại diện ở nước ngoài, trải khắp các châu lục và ở mỗi cơ quan này đều đã thành lập tổ chức Đảng lãnh đạo một cách trực tiếp, toàn diện.

Đây là lực lượng tuyến đầu thực hiện công tác thông tin đối ngoại tại địa bàn ngoài nước; do vậy, các tổ chức Đảng và đội ngũ đảng viên thực hiện nhiệm vụ ở nước ngoài cần đề cao vai trò, trách nhiệm, tích cực quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, về vai trò, sứ mệnh, bản chất tốt đẹp của Đảng Cộng sản Việt Nam đến với bạn bè quốc tế; đồng thời thu thập những thông tin có chọn lọc về tình hình, sự phát triển của thế giới, khu vực, về các vấn đề được dư luận và nhân dân trong nước quan tâm; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc; tạo sự đồng thuận, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước; kêu gọi, thu hút sự hợp tác, hỗ trợ của thế giới đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 

3. Trong một thế giới đa cực, diễn biến phức tạp, mau lẹ, các cấp cần tiếp tục đổi mới hơn nữa nội dung, phương thức hoạt động, không ngừng nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại Đảng, với phương châm "dĩ bất biến, ứng vạn biến", "chủ động linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả”, bảo đảm phối hợp tổng thể, chặt chẽ, đồng bộ giữa các trụ cột đối ngoại. Phát huy vai trò của đối ngoại Đảng trong thúc đẩy bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa; đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu chiến lược đáp ứng đúng và trúng yêu cầu của tình hình mới.

Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu chiến lược về đối ngoại, nhất là các vấn đề tác động trực tiếp, lâu dài đến an ninh và phát triển đất nước. Thường xuyên theo dõi, nghiên cứu, nắm chắc và dự báo đúng tình hình để kịp thời có đối sách và giải pháp phù hợp. Tích cực triển khai, hiện thực hóa các đề án, chiến lược lớn trong lĩnh vực đối ngoại, an ninh, quốc phòng, trong đó có Nghị quyết về những định hướng, chủ trương lớn triển khai đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng, Chiến lược Đối ngoại Việt Nam đến năm 2030. Đồng thời, không ngừng đổi mới tư duy đối ngoại phù hợp với tình hình mới; tăng cường tính chủ động, tính chiến lược và tính đồng bộ, toàn diện trong tất cả các khâu, từ nghiên cứu dự báo đến tham mưu, xử lý các vấn đề đối ngoại và tổ chức, triển khai các hoạt động đối ngoại Đảng.

Dấu ấn đối ngoại Đảng trong nền ngoại giao Việt Nam: Bài 3: Vững tin, vững tiến trên chính trường thế giới! (tiếp theo và hết)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Masatsugu Asakawa,
 chiều 13-3-2024. Ảnh: TRỌNG HẢI

Phát huy mạnh mẽ vai trò đầu mối trong quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại, bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước đối với hoạt động đối ngoại của toàn bộ hệ thống chính trị, nâng cao tính thiết thực, hiệu quả của các hoạt động đối ngoại Đảng. Tập trung mở rộng và phát triển về chiều sâu các mối quan hệ đối ngoại của Đảng, tăng cường sự tin cậy, tạo nền tảng chính trị vững chắc cho quan hệ song phương. 

Tiếp tục tăng cường đoàn kết, hợp tác toàn diện và tin cậy với các đảng cầm quyền ở các nước láng giềng có chung biên giới, các nước xã hội chủ nghĩa, đưa quan hệ vào chiều sâu, củng cố sự tin cậy chính trị, tạo nền tảng chính trị vững chắc, giữ vai trò định hướng chiến lược cho quan hệ song phương; đồng thời, phát huy mạnh mẽ lợi thế đặc thù của kênh đối ngoại Đảng để góp phần giải quyết hiệu quả các vấn đề lớn trong quan hệ song phương với các nước này. 

Cùng với đó, cần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ với các đảng cầm quyền, đảng tham chính, đảng có vị trí và vai trò quan trọng trong việc hình thành và triển khai chính sách của các nước đối với Việt Nam; tăng cường thực chất quan hệ với các đảng cộng sản và công nhân có vị trí, vai trò trên chính trường các nước, có nhiều ảnh hưởng trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế và ở từng khu vực để tạo lực lượng hậu thuẫn chính trị.

Tiếp tục phát huy vai trò của đối ngoại Đảng để đóng góp thiết thực cho công tác xây dựng Đảng, đặc biệt là việc tiếp thu kinh nghiệm xây dựng Đảng, kinh nghiệm lãnh đạo, điều hành đất nước. Đồng thời, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác thông tin đối ngoại, tranh thủ sự đoàn kết và ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao uy tín quốc tế, vị thế của Đảng và đất nước, tạo thuận lợi cho việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược đề ra tại Đại hội XIII của Đảng.

Để đáp ứng yêu cầu của công tác đối ngoại Đảng trong thời kỳ mới, cần tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại Đảng toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, bản lĩnh và trí tuệ, hiện đại, chuyên nghiệp về phong cách, phương pháp làm việc, có tinh thần đổi mới, sáng tạo; quyết liệt phòng, chống mọi biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, xuống cấp về đạo đức, lối sống trong đội ngũ làm công tác ngoại giao.

Tiếp tục coi trọng xây dựng, chỉnh đốn Đảng và công tác cán bộ, trong đó có đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá cán bộ ngoại giao, nhất là với cán bộ cấp chiến lược, lãnh đạo, quản lý; từng bước xây dựng, phát triển đội ngũ chuyên gia có trình độ đạt tầm khu vực và quốc tế. Kiện toàn tổ chức, bộ máy ngành ngoại giao Đảng tinh gọn, khoa học, hợp lý và hiệu quả. Đẩy mạnh hiện đại hóa, chuyển đổi số ngành ngoại giao Đảng./.

ST.

Dấu ấn đối ngoại Đảng trong nền ngoại giao Việt Nam - Khẳng định “tâm” và “tầm” của Đảng

Trong hàng loạt thông tin được viện dẫn để chống phá công tác đối ngoại Đảng, thế lực thù địch, phản động hướng mũi công kích vào việc quy kết: Đảng Cộng sản Việt Nam không hề và chưa hề có tên trên “bản đồ chính trường quốc tế”. Nếu có chỉ là sự bám víu, đối ngoại theo kiểu “nói leo, ăn theo”. Thế nhưng, đây thực chất chỉ là những lời “múa môi, sáo ngữ”, cố tình bóp méo, phủ nhận sự thật.

1. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nhiều lần khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Những kết quả và thành tựu đạt được trong thời gian qua là sản phẩm kết tinh sự sáng tạo của quá trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục qua nhiều nhiệm kỳ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; trong đó có đóng góp hết sức quan trọng của công tác đối ngoại Đảng. Qua đó, “thế” và “lực”, “tâm” và “tầm”, uy tín và thanh danh của Đảng, đất nước được khẳng định vững chắc trên chính trường quốc tế.

Trong bối cảnh đất nước phải đối diện với muôn vàn khó khăn, thách thức, bằng ý chí, quyết tâm cao và tinh thần: "Tiền hô hậu ủng", "Nhất hô bá ứng", "Trên dưới đồng lòng", "Dọc ngang thông suốt", Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chú trọng “tự chỉnh đốn” để không ngừng xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ trong điều kiện mới.

Trong suốt 3 nhiệm kỳ Đại hội Đảng liên tiếp (XI, XII, XIII), với việc kiên quyết, kiên trì phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, vai trò, vị thế của Đảng không ngừng được củng cố, tăng cường; góp phần tạo nên bước chuyển mới trên nhiều lĩnh vực, trong đó có công tác đối ngoại Đảng, đúng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ghi nhận: “Càng đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Đảng của chúng ta càng mạnh lên, càng củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ, làm cho bộ máy trong sạch, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường quốc phòng, an ninh và đối ngoại”.

Sự ổn định bên trong là tiền đề quan trọng để Đảng đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Đảng trên trường quốc tế. Tất cả các sự kiện, ngày lễ lớn của Đảng luôn nhận được sự quan tâm theo dõi, ủng hộ của các chính đảng, tổ chức quốc tế và nhiều quốc gia trên thế giới.

Sau khi Đại hội XIII của Đảng được tổ chức thành công, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận 215 điện mừng từ 105 đảng, 4 tổ chức khu vực và quốc tế, 76 tổ chức hữu nghị, 15 đoàn ngoại giao và 15 cá nhân đến từ 79 nước. Dịp kỷ niệm Ngày thành lập Đảng hằng năm luôn nhận được chuyến thăm, chúc mừng từ các chính đảng, tổ chức, bạn bè quốc tế. Đây là minh chứng sinh động cho uy tín của Đảng ta và sự cảm phục đặc biệt mà các quốc gia, chính đảng, nguyên thủ quốc gia trên thế giới dành cho Đảng Cộng sản Việt Nam.

Dấu ấn đối ngoại Đảng trong nền ngoại giao Việt Nam: Bài 2: Khẳng định “tâm” và “tầm” của Đảng

Từ ngày 12 đến 13-12-2023, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước Trung Quốc đã thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và phu nhân. Ảnh: VŨ PHONG

Dấu ấn đối ngoại Đảng trong nền ngoại giao Việt Nam: Bài 2: Khẳng định “tâm” và “tầm” của Đảng

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 12 đến ngày 13-12-2023. Ảnh: VŨ PHONG

Thật tự hào khi tính đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thiết lập quan hệ với 247 chính đảng ở 111 quốc gia; trong đó 96 đảng Cộng sản, 63 đảng cầm quyền, 28 đảng tham gia liên minh cầm quyền, tham chính. Đây là con số ấn tượng, riêng có mà một chính đảng cầm quyền trên thế giới thiết lập nên. Cùng với đó, từ sau Đại hội XIII của Đảng đến đầu tháng 7-2023, các hoạt động đối ngoại cấp cao đã đóng góp quan trọng vào tăng cường sự tin cậy chính trị, tạo đà thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác giữa nước ta với các đối tác, bạn bè quốc tế. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trực tiếp chủ trì, tham gia khoảng 150 cuộc tiếp xúc, điện đàm, thư và điện đối ngoại, các cuộc hội đàm trực tiếp hoặc trực tuyến, các cuộc tiếp, làm việc, dự hội nghị quốc tế với các vị lãnh đạo đảng, nhà nước, tổ chức quốc tế. Cùng với đó, nhiều hoạt động đối ngoại hết sức sôi động, có ý nghĩa trên nhiều phương diện được các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, các đồng chí đứng đầu ban Đảng, tổ chức chính trị - xã hội và lãnh đạo các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương thực hiện một cách chủ động, sáng tạo, hiệu quả.

2. Hoạt động đối ngoại Đảng đã tạo nền tảng chính trị quan trọng cho việc ổn định, mở rộng và thắt chặt quan hệ song phương giữa nước ta với các nước; đồng thời góp phần giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến an ninh và phát triển đất nước, cũng như các vấn đề nảy sinh trong quan hệ song phương. Điểm lại các hoạt động đối ngoại của đất nước từ tháng 7-2023 đến tháng 6-2024 có thể thấy, trong thời gian ngắn, lãnh đạo nhiều quốc gia, nhất là các nước có tầm ảnh hưởng trong khu vực và trên thế giới có chuyến thăm cấp nhà nước đến Việt Nam và nhận được sự đón tiếp trọng thị, chân thành, chu đáo từ các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước Việt Nam. 

Có thể kể đến như từ ngày 10 đến ngày 11-9-2023, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì đón Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam. Việc hai quốc gia từng đứng ở hai bên chiến tuyến, có thể chế chính trị khác biệt (từng được cho là đối lập), cùng ra Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện và đề ra phương hướng cho hợp tác lâu dài là sự kiện ngoại giao mang tính biệt lệ, có dấu ấn lịch sử đặc biệt quan trọng.

Dấu ấn đối ngoại Đảng trong nền ngoại giao Việt Nam: Bài 2: Khẳng định “tâm” và “tầm” của Đảng
 
Dấu ấn đối ngoại Đảng trong nền ngoại giao Việt Nam: Bài 2: Khẳng định “tâm” và “tầm” của Đảng
 Tổng thống Mỹ Joe Biden trong chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 10 đến 11-9-2023.
Ảnh: TRỌNG HẢI

Cũng trong năm 2023, từ ngày 12 đến 13-12-2023, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và phu nhân đã thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và phu nhân. Chuyến thăm lần này cùng với chuyến thăm lịch sử tới Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ ngày 30-10 đến 1-11-2022, ngay sau Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng, để lại dấu ấn lịch sử cho quan hệ của Đảng Cộng sản hai nước. Trả lời báo chí về kết quả chuyến thăm, đồng chí Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương nhấn mạnh, chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước Trung Quốc thành công tốt đẹp, đạt được nhiều kết quả lớn, thể hiện sự coi trọng cao độ của Đảng, Nhà nước Trung Quốc và cá nhân đồng chí Tập Cận Bình đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam cũng như đối với uy tín của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. 

Và mới đây, nhận lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin đã thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 19 đến 20-6-2024. Đây là chuyến thăm với nhiều ý nghĩa quan trọng, là một điểm nhấn nổi bật của đối ngoại Việt Nam năm 2024. Chuyến thăm thể hiện sự coi trọng dành cho Việt Nam trong triển khai chính sách đối ngoại hướng Đông của Nga. Trong hơn hai thập kỷ lãnh đạo Liên bang Nga, đây là lần thứ năm Tổng thống Vladimir Putin thăm Việt Nam, đồng thời là một trong những chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử Tổng thống nhiệm kỳ thứ 5 vào tháng 3-2024.

Những chuyến đi của Tổng thống Vladimir Putin để lại dấu ấn đậm nét và đóng góp vào việc tạo dựng những nền tảng quan trọng cho sự phát triển của quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga, trong đó có việc khởi xướng, ủng hộ thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Liên bang Nga năm 2001 và nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2012...

Dấu ấn đối ngoại Đảng trong nền ngoại giao Việt Nam: Bài 2: Khẳng định “tâm” và “tầm” của Đảng

Trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, ngày 20-6-2024, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: NGÔ VIỆT TRUNG

Dấu ấn đối ngoại Đảng trong nền ngoại giao Việt Nam: Bài 2: Khẳng định “tâm” và “tầm” của Đảng
 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin trong chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam. Ảnh: TRỌNG HẢI

Từ việc thực hiện đường lối, chủ trương đối ngoại của Đảng và dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, nước ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, bao gồm 190/193 nước thành viên Liên hợp quốc. 

Trong đó, Việt Nam có quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện với hơn 30 nước; bao gồm 5 nước thành viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, toàn bộ Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu (G7) và tất cả thành viên ASEAN. Việt Nam có quan hệ thương mại với hơn 220 đối tác, hơn 70 nước đã công nhận quy chế kinh tế thị trường đối với Việt Nam. Cùng với đó, Việt Nam hiện là thành viên của hơn 70 tổ chức, diễn đàn đa phương khu vực và toàn cầu. Đây là những minh chứng sinh động, thuyết phục khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng và là tiền đề vững chắc để tiếp tục nâng tầm uy tín, vị thế của Đảng, của đất nước trên tất cả các lĩnh vực, các mối quan hệ quốc tế.

Thực tế còn cho thấy, đã có không ít các chính đảng, tổ chức, bạn bè quốc tế bày tỏ thiện chí, sự ủng hộ và mong muốn học hỏi kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy, các hoạt động trao đổi lý luận và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn với các chính đảng qua nhiều hình thức khác nhau được tăng cường và tổ chức thực hiện ngày càng hiệu quả. Đảng ta đã phối hợp tổ chức thành công Hội thảo Lý luận lần thứ chín với Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; Trao đổi Lý luận lần thứ mười với Đảng Cộng sản Nhật Bản; Đối thoại Lý luận lần thứ bảy với Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) và Đối thoại Chính sách lần thứ ba với Đảng Cánh tả Đức… Các hội thảo trao đổi, đối thoại lý luận, chính sách có ý nghĩa quan trọng để các bên tổng kết và chia sẻ thành tựu về lý luận và thực tiễn lãnh đạo xây dựng, phát triển đất nước. Qua đó, Đảng ta có điều kiện tích lũy thêm kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; về xây dựng đảng; về lãnh đạo, quản lý đất nước và giải quyết các vấn đề trên tất cả các lĩnh vực...

Gần 95 năm đã trôi qua kể từ Ngày thành lập Đảng, với bản lĩnh, trí tuệ, tài năng tuyệt vời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang chèo lái sự nghiệp cách mạng nói chung, công tác đối ngoại Đảng nói riêng đạt nhiều thành tựu hết sức to lớn; là nền móng vững chắc đưa sự nghiệp cách mạng đi đến những thắng lợi vẻ vang. Đó cũng chính là bằng chứng sinh động, thuyết phục giúp bóc trần mọi luận điệu, thủ đoạn của những kẻ phản động, chống phá đang cố tình hạ bệ thành quả công tác đối ngoại của Đảng ta! 

ST.