Thứ Tư, 8 tháng 5, 2024

TRẦN HỒNG VỚI NHỮNG KHOẢNH KHẮC BÌNH DỊ CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP!

     Những ngày tháng 5 lịch sử, khi cả nước đang sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp-Tổng Tư lệnh kiêm Chỉ huy trưởng Chiến dịch Điện Biên Phủ, chúng tôi may mắn được gặp gỡ và trò chuyện cùng Đại tá, nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh (NSNA) Trần Hồng, người có hơn 20 năm được đi theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp để ghi vào ống kính những khoảnh khắc bình dị về vị tướng tài ba, nhân hậu. Những tấm ảnh do ông chụp hoàn toàn chân thực, không thực hiện bất kỳ một kỹ xảo nào, bởi ông quan niệm: “Các bức ảnh phải khắc hoạ phẩm chất về vị tướng đầy “chất văn”, sự thanh liêm, giản dị của Đại tướng trong cuộc sống đời thường”!

Trong câu chuyện cùng Đại tá, nhà báo Trần Hồng, chúng tôi vô cùng ấn tượng với những bức ảnh quý giá về Đại tướng Võ Nguyên Giáp giữa đời thường được ông chụp, ghi chép và lưu giữ cẩn thận. Ông chia sẻ: “May mắn lớn trong cuộc đời quân ngũ của tôi là được ghi lại những khoảnh khắc đời thường của một con người có một không hai trong lịch sử Việt Nam, để từ đó ông càng chói sáng, lan tỏa trong triệu trái tim một Võ Nguyên Giáp vẹn nguyên mãi mãi”.

Đại tá Trần Hồng kể, ông từng mở hai cuộc triển lãm ảnh tại Hà Nội trong hai năm 1992, 1995 và may mắn được Đại tướng Võ Nguyên Giáp tới dự. Đến xem, vị Đại tướng huyền thoại lưu bút rằng: “Những tấm ảnh (những bức tranh) như thơ, như nhạc. Qua hình ảnh ghi lại, người xem rất xúc động với những tình cảm, những nỗi đau thương và những niềm vui qua những con mắt làm cho người xem nhớ mãi, chúc Trần Hồng, người nghệ sĩ , chiến sĩ có những tác phẩm lớn”.

Là người yêu nghề, mê việc nên mỗi khi tác nghiệp, Đại tá Trần Hồng thường quan sát, phán đoán, di chuyển chọn chỗ đứng, tìm góc độ sao cho thích hợp nhất để thực hiện ý tưởng bấm máy. Với ông, mỗi lần Đại tướng Võ Nguyên Giáp xuất hiện trước ống kính của mình, là thêm một ý tưởng sáng tạo mới, ông sợ mỗi giây qua đi là mất một khoảnh khắc hiếm quý. Đại tá Trần Hồng kể: “Lần tôi vào nhà riêng của Đại tướng (30 Hoàng Diệu-Hà Nội) dịp đầu Thu năm 1994, bất ngờ thấy ông mặc thường phục, hiếm hoi lắm mới có được hình ảnh này bởi kể cả lúc nghỉ ngơi chơi đùa với các cháu nội, ngoại ông vẫn mặc quân phục. May mắn là hôm đó tôi mang theo hai máy ảnh. Tôi chụp lia lịa. Đang lúc “cao trào”, Đại tướng vẫy tôi lại gần, hỏi: “Sao cậu lại chụp tớ nhiều thế?”. Tôi trả lời: “Dạ! Thưa Đại tướng, sao Đại tướng lại cho em chụp Đại tướng nhiều thế ạ?”. Ông nhìn tôi nở nụ cười tươi và nói: Cậu này ma lanh thật!”.

Khi xem bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp gặp gỡ thân mật với bà con dân tộc Tày, nhân dịp Đại tướng về thăm Cao Bằng tháng 12 năm 1994, chúng tôi được Đại tá Trần Hồng cho biết: “Đại tướng thân tình, cởi mở với con cháu của những đồng bào, đồng chí không tiếc máu xương, công sức kháng chiến kiến quốc. Bằng tiếng Tày, Đại tướng thu hút mọi người và giữa ông với đồng bào không còn khoảng cách nào giữa người nói và người nghe nữa. Đồng bào các dân tộc ở đây từ già đến trẻ đều gọi Đại tướng là “ông nội” của mình.”

Với bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp Ban biên tập báo Quân đội nhân dân, Đại tá Trần Hồng nhắc lại một kỷ niệm khác còn in đậm trong tâm trí ông: Khi Đại tướng đồng ý chụp ảnh chung với Ban biên tập, tôi đang nâng máy, vê nét, chờ cơ hội chụp thì Đại tướng nói to: “Trần Hồng chụp phải đẹp đấy!”. Gắn gần hết cả cuộc đời quân ngũ hơn 40 năm với Báo Quân đội nhân dân, trước ống kính của tôi, khoảnh khắc ấy là 12 sĩ quan cao cấp, 12 nhà báo-đồng nghiệp cùng cơ quan lại được Tổng Tư lệnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho chụp ảnh chung và căn dặn… “chụp phải đẹp đấy”- Tôi coi đây là “mệnh lệnh”- mệnh lệnh “trái tim”. Tay tôi phút chốc run lên, hồi hộp, may mà ảnh không bị nhòe. Bức ảnh có thể chưa đẹp nhưng như Đại tướng nói: “Nhiếp ảnh sao mà kỳ diệu đến vậy. Có những việc theo thời gian có thể quên đi nhưng nhìn ảnh là tôi có thể nhớ từng chiến sĩ, từng trận đánh cả những căn dặn của Bác Hồ…”.

Đặc biệt khi xem những tấm ảnh Đại tướng lên thăm chiến trường xưa nhân kỷ niệm 50 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 2004 và khi Đại tướng về thăm quê hương Lệ Thủy, Quảng Bình năm 2004, chúng tôi rất xúc động. Bảy mươi năm đã trôi qua, Đại tướng đã về cõi vĩnh hằng, nhưng công lao to lớn cùng dấu ấn sâu đậm của Tổng Tư lệnh-Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn mãi với dân tộc ta.

Đại tá Trần Hồng cũng ghi lại được hình ảnh Đại tướng tiếp những vị khách quốc tế như: Tổng thống Venezuela Hugo Chavez, bà Tổng thống Chile Michelle Bachelet, cha con ông Raymond Aubrac (người bạn Pháp đã mời Chủ tịch Hồ Chí Minh về ở nhà mình năm 1946 trong thời gian đàm phán dài ngày ở Pháp) đến tận tư dinh thăm và mừng thọ Đại tướng… Mỗi bức ảnh đi kèm với những câu chuyện về vị Đại tướng huyền thoại giữa đời thường, về bối cảnh, sự việc, thông tin những con người liên quan.

Được biết, nhà báo Trần Hồng đã tổ chức 14 cuộc triển lãm về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong đó có một triển lãm được thực hiện tại Cộng hòa Ba Lan năm 2018, được nhiều bạn bè và các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước đánh giá cao. Tiêu biểu như: Triển lãm về “Chân dung những người thường gặp” (12/1992), “Chân dung mẹ” (12/1995), “Đại tướng Võ Nguyên Giáp những lần tôi được gặp” (8/2006), “Đại tướng Võ Nguyên Giáp-Những khoảnh khắc còn mãi” (5/2009)… Hiện nay, 111 bức ảnh về Đại tướng Võ Nguyên Giáp do Đại tá Trần Hồng chụp trong thời gian từ năm 1986 đến 2013 được lưu trữ tại Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Bộ Nội vụ. Ngoài sáng tác những bức ảnh về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tá Trần Hồng còn có niềm đam mê chụp ảnh chân dung về người Mẹ Việt Nam Anh hùng, về những người lính Cụ Hồ.

Nhà báo Hồ Quang Lợi, nguyên Phó Chủ tịch thường trực Hội nhà báo Việt Nam cảm nhận về những bức ảnh của Trần Hồng: “Chính qua những bức ảnh này, chúng ta có thể hình dung rõ hơn, hiểu đầy đủ hơn cuộc đời, con người được đánh giá là “vĩ nhân của mọi thời đại”. Sự vĩ đại đó không phải ở những gì to lớn, choáng ngợp mà chính là ở sự bình dị, đơn sơ, gần gũi. Và đó là điều mà những bức ảnh của Trần Hồng làm ta xúc động, làm trái tim ta thổn thức…”.

Rời nhà Đại tá Trần Hồng khi chiều còn vương nắng mà lòng cảm thấy thư thái, tự hào. Tôi nhớ gương mặt hiền từ, nụ cười tươi của ông và cả những sẻ chia công việc chuyên môn. Câu nói: “Những người làm báo có thể họ không làm lên lịch sử nhưng không có họ lịch sử không được ghi lại…” của ông như truyền lửa cho thế hệ trẻ chúng tôi tiếp tục vững bước trên con đường đã chọn./.

Yêu nước ST.

Tăng cuờng quản lý triệt tiêu karaoke trá hình

 

Có thể thấy rằng những quán karaoke trá hình đã và đang trở thành những điểm nóng về tình hình ANTT, gây khó khăn trong công tác quản lý phòng chống tội phạm của cơ quan chức năng. Trước những biến tướng từ hoạt động kinh doanh karaoke, mới đây, Bộ VH-TT&DL vừa đưa Dự thảo Nghị định quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường ra lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người dân. Đặc biệt, dự thảo Nghị định quy định quán karaoke không được hoạt động từ 2-8 giờ sáng, phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, hợp đồng lao động, an toàn lao động, bảo hiểm, phòng chống tệ nạn xã hội và các quy định của pháp luật khác có liên quan. Với những quy định này hy vọng sẽ là lời cảnh báo cho các chủ cơ sở có ý định kinh doanh karaoke không lành mạnh.

xấu hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ./,.

karaoke trá hình

 

Nhiều quán ở khắp các tình, thành trong cả nước hiện nay có dấu hiệu kinh doanh không lành mạnh. Mặc dù đã nhiều lần bị “tuýt còi” nhưng vì lợi nhuận lớn, nhiều cơ sở vẫn cố tình vi phạm nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an ninh trật tự tại địa phương.

Nhiều năm nay, nhân dân ở gần các quán karaok luôn bức xúc vì sự hoạt động của quán karaoke, nhiều quán thường xuyên xuất hiện những nữ tiếp viên ăn mặc “mát mẻ” vào ra dường như không chịu bất kỳ sự kiểm tra, quản lý nào.

Bên trong đó là cả những vấn đề phức tạp. Sau một thời gian trinh sát, phát hiện các đối tượng nghiện ma túy thường tụ tập tại quán karaoke Quang Vinh ở địa bàn H. Duy Xuyên nên bất ngờ kiểm tra, bắt quả tang hàng chục đối tượng đang sử dụng ma túy. Thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện có tổng cộng 34 đối tượng đang sử dụng ma túy tổng hợp. Bước đầu lực lượng chức năng tiến hành lập biên bản đối với ông Quang về hành vi để người khác lợi dụng sử dụng chất ma túy trong khu vực, phương tiện mình quản lý, lập biên bản vi phạm hành chính các đối tượng sử dụng ma túy.

Giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường hiện nay

 

Bạo lực học đường hiện nay đã trở thành một vấn nạn nhức nhối trong nhà trường và xã hội. Tình trạng này ngày càng phổ biến và diễn ra với mức độ nghiêm trọng hơn. Vậy có giải pháp khắc phục nào để giảm bớt tình trạng bạo lực học đường hiện nay?

- Đối với bản thân các em học sinh cần nâng cao nhận thức, ý thức về hành động và những hậu quả của hành động bạo lực đó. Tránh tham gia hay đua đòi theo những học sinh có cá tính mạnh, có những hành vi bạo lực.

Tăng cường giao lưu, chơi cùng nhóm bạn đồng hành giúp đỡ nhau trong học tập và khi cần thiết sẽ có sự hỗ trợ từ các bạn. Tránh chơi theo phong trào phân biệt đối xử, nên tổ chức nhiều sân chơi bổ ích để tạo sự gần gũi, tránh những hành vi bạo lực.

- Gia đình cần có thái độ bình tĩnh, ân cần chỉ bảo dần dần để các em nhận ra hành vi chưa đúng đắn của mình để thay đổi tích cực hơn. Trong gia đình con cái và bố mẹ cần có mối quan hệ tin tưởng- bình đẳng, lắng nghe tâm sự của con và có cách dạy con hợp lý.

Cha mẹ cần quan tâm tới các mối quan hệ bạn bè của con, nhưng cha mẹ không nên quản lí con quá khắt khe làm con có cảm giác bị chói buộc và không được thể chia sẻ cùng cha mẹ.

Cha mẹ hãy là những người bạn đồng hành đối với con hoặc tìm cho con những người bạn đáng tin tưởng mà con có thể chia sẻ trong cuộc sống.

- Nhà trường nên quan tâm tới học sinh, không cho phép chia bè, kéo cánh chế nhạo hành vi của một cá nhân trong lớp học dẫn tới các em bị chán nản vì dồn vào đường cùng mà dẫn tới hành vi xấu.

Đồng thời nhà trường cũng nên có những biện pháp mạnh với những học sinh chuyên gây gổ đánh nhau để làm gương cho những học sinh khác

Dạy cho học sinh kỹ năng kiểm soát bản thân trong cơn nóng giận, giảm bớt nóng giận khuyến khích học sinh thông báo những biểu hiện về bạo lực học đường cho giáo viên.

Yếu tố xã hội với bạo lực học đường hiện nay

 

Nguyên nhân xã hội chính là do ảnh hưởng từ những môi trường xung quanh như bạo lực phim ảnh, sách báo, game, đồ chơi có tính bạo lực trên mạng xã hội. Mạng Internet có tới 77% là trò chơi là đánh nhau, giết người, mang tính bạo lực cao các em không tránh được những ảnh hưởng xấu của các hình ảnh bạo lực.

Tuổi trẻ thường có tính bắt chước và thử nghiệm việc các em làm theo những hình ảnh, hình tượng đó là hoàn toàn dể hiểu.

Các ấn phẩm báo chí, sách, truyện tranh, video clip, hình ảnh mang tính bạo lực cũng góp phần hình thành nhu cầu bạo lực của trẻ em Việt Nam.

Yếu tố nhà trường với bạo lực học đường hiện nay

 

Nhà trường hiện nay coi trọng thành tích hơn là giáo dục nhân cách, nhà trường quá chú trọng việc nhồi nhét kiến thức mà quên đi việc “Tôn sư trọng đạo”, “Tiên học lễ hậu học văn”.

Không những thế, kỷ cương nề nếp cũng lỏng lẻo, nhiều thầy cô không còn là tấm gương cho học sinh noi theo dẫn tới tình trạng học sinh mất phương hướng, hành động sai trái.

Nhà trường ít quan tâm đến học sinh, giáo viên chủ nhiệm cũng không có nhiều thời gian để quan tâm đến mỗi cá nhân nên bạo lực học đường ngày càng diễn ra một nhiều.

Những em học sinh cá biệt cũng bị giáo viên và bạn bè xung quanh kì thị nên các em càng trở nên bất mãn và buông xuôi chuyện học hành lao theo các trò chơi vô bổ. Đây cũng được xem là nguyên nhân cơ bản nhất tạo nên thực trạng bạo lực học đường hiện nay.

Tác nhân gia đình với bạo lực học đường hiện nay

 

Do sự giáo dục chưa sâu sát của cha mẹ, xã hội xô bồ phụ huynh lại ít quan tâm tới con cái, cha mẹ thường nặng lời quát tháo con, xả stress bằng bạo hành gia đình.

Trẻ em dễ học theo tính xấu của người lớn, khi đang trong giai đoạn hình thành nhân cách thì chỉ cần một tác động xấu từ gia đình và xã hội cũng có thể gây ra các tổn thương khó chữa lành, từ đó hình thành nhân cách méo mó về giá trị sống.

Nguyên nhân học sinh với bạo lực học đường hiện nay Những học sinh có biến chứng tâm lý khác, có IQ thấp, khuyết tật khả năng xử lý thông tin trí lực giảm sút, học lực kém, thất bại trong chuyện học hành, kiềm chế kém, dễ căng thẳng về xúc cảm có thái độ bất cẩn và hiếu thắng, thái độ chống đối mọi người xung quanh, thích hành vi bạo lực. Học sinh có tiền sử sử dụng ma túy đá, rượu, thuốc lá hay các chất kích thích… Bạo lực học đường hiện nay dễ xảy ra ở học sinh lứa tuổi dậy thì khiến các em phát triển mạnh về thể chất, hưng phấn cao, khả năng kiềm chế kém, cái tôi cá nhân cao nên sẽ không chịu khuất phục ai, dễ dàng ra tay xử lý bạn khi không vừa ý. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng cơ bản nhất là bản thân mỗi người chưa kìm nén được cảm xúc nhất thời của mình kéo theo dây chuyền làm ảnh hưởng chung đến ngành giáo dục. Từ học sinh đánh hội đồng nhau, học sinh bóp cổ cô giáo, thầy giáo bị đánh gãy xương mũi cho đến các sự vụ nghiêm trọng khác.

 

Những học sinh có biến chứng tâm lý khác, có IQ thấp, khuyết tật khả năng xử lý thông tin trí lực giảm sút, học lực kém, thất bại trong chuyện học hành, kiềm chế kém, dễ căng thẳng về xúc cảm có thái độ bất cẩn và hiếu thắng, thái độ chống đối mọi người xung quanh, thích hành vi bạo lực.

Học sinh có tiền sử sử dụng ma túy đá, rượu, thuốc lá hay các chất kích thích…

Bạo lực học đường hiện nay dễ xảy ra ở học sinh lứa tuổi dậy thì khiến các em phát triển mạnh về thể chất, hưng phấn cao, khả năng kiềm chế kém, cái tôi cá nhân cao nên sẽ không chịu khuất phục ai, dễ dàng ra tay xử lý bạn khi không vừa ý.

Nguyên nhân thì có nhiều nhưng cơ bản nhất là bản thân mỗi người chưa kìm nén được cảm xúc nhất thời của mình kéo theo dây chuyền làm ảnh hưởng chung đến ngành giáo dục. Từ học sinh đánh hội đồng nhau, học sinh bóp cổ cô giáo, thầy giáo bị đánh gãy xương mũi cho đến các sự vụ nghiêm trọng khác.

Tăng cường đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch trong thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng

 

Hiện nay, các thế lực thù địch, phản động và những phần tử cơ hội chính trị đang gia tăng các hoạt động tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước ta. Đẩy mạnh công tác đấu tranh phản bác quan điểm sai trái của các thế lực thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của cấp ủy, tổ chức đảng, cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên để góp phần ngăn chặn, đẩy lùi những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch là nhiệm vụ rất quan trọng trong giai đoạn các bộ, ngành, địa phương quyết tâm  đưu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào thực tiễn cuộc sống xã hội.

Để nâng cao hiệu quả đấu tranh phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ Cương lĩnh, đường lối lãnh đạo của Đảng thực hiện có hiệu quả nội dung Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các cấp ủy đảng cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Một là, thường xuyên nâng cao nhận thức, trách nhiệm về cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận trong tình hình mới. 

Hai là, chủ động bám sát các vấn đề, sự kiện, cung cấp thông tin, định hướng tư tưởng, tạo thế chủ động trong mặt trận đấu tranh trên internet, mạng xã hội.

Ba là, thường xuyên đổi mới phương thức, huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, chủ động đấu tranh phản bác luận điệu sai trái của các thế lực thù địch.

Bốn là, tăng cường quản lý, chủ động sử dụng các biện pháp kỹ thuật, ngăn chặn việc truy cập vào các trang mạng “độc hại” một cách hiệu quả.

Thực hiện tốt những nội dung, định hướng cơ bản trên sẽ góp phần ngăn chặn hiệu quả, giảm tác hại từ những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động trên internet, mạng xã hội và các phương tiện truyền thông, góp phần thực hiện tốt nội dung Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng./.

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo trực tiếp, toàn diện Quân đội nhân dân Việt Nam là tất yếu khách quan

 

Mục tiêu “phi chính trị hóa” quân đội mà các thế lực thù địch đang ráo riết tiến hành chính là muốn tách Quân đội nhân dân (QĐND )Việt Nam khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, hòng làm suy yếu quân đội, làm cho quân đội mất mục tiêu chiến đấu.

Đây là âm mưu thủ đoạn hết sức nguy hiểm, chúng không thấy rõ vai trò lãnh đạo của Đảng ta đối với xã hội và đối với Quân đội. Không thấy lịch sử , quá trình hình thành, phát triển chiến đầu và chiến đấu thắng lợi của quân đội ta trong những năm qua luôn luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. 

Tiếc thay một số cán bộ trong bộ máy công quyền của Đảng và một số cán bộ đã từng công tác trong quân đội cũng đã từng hùa theo luận điệu của các thế lực thù địch, phản động để đưa ra những đòi hỏi phi lý, thực chất là biểu hiện của quan điểm “phi chính trị hóa”, “dân sự hóa” quân đội…Điều này hoàn toàn trái ngược với nguồn gốc và bản chất của QĐND Việt Nam.

Để làm thất bại mọi mưu đồ của các thế lực thù địch thì phải vạch rõ âm mưu, thủ đoạn của chúng. Nhìn nhận chính xác tình hình chống phá của các thế lực thù địch để thấy rằng kẻ thù chưa bao giờ từ bỏ âm mưu chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng ta và nhân dân ta. Từ đó mỗi cán bộ, đảng viên, chiến sĩ, CNV trong quân đội phải luôn tỉnh táo, nhận thức rõ âm mưu thủ đoạn của chúng để kiên quyết đấu tranh có hiệu quả. Tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và sức mạnh của Quân đội ta./.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

 

Đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam thực chất là bảo vệ Đảng, bảo vệ Cương lĩnh chính trị, đường lối lãnh đạo của Đảng, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Lấy lại và củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, với nền tảng tư tưởng của Đảng, của giai cấp công nhân Việt Nam không chỉ bằng lý luận, lời nói hay nghị quyết mà phải hành động thực tiễn, “nói đi đôi với làm”, xây dựng, chỉnh đốn Đảng thành công để Đảng ta thực sự là một chính đảng, khoa học, cách mạng và nhân văn, của giai cấp công nhân Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.

           Vì vậy , hơn bao giờ hết, chúng ta phải chủ động, nhạy bén, kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; các biểu hiện cơ hội, chủ nghĩa cá nhân, giảm sút niềm tin, mơ hồ, mất cảnh giác; không để suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ ./.

Để nâng cao hiệu quả đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, chúng ta cần phải:

 

- Thường xuyên bám sát định hướng chỉ đạo, hướng dẫn trong các chỉ thị, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị (khoá XII) đối với công tác đấu tranh phòng chống âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình”của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận;

           - Chủ động nắm tình hình, phát hiện sớm hoạt động chống phá của đối tượng để đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị.

           - Phát huy tốt vai trò của cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu, Ban Chỉ đạo 35, cơ quan chức năng các cấp, nhất là vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên. Tập trung lãnh đạo kiện toàn, xây dựng phát triển lực lượng đấu tranh theo hướng chủ động tạo thế liên hoàn, vững chắc, có bộ phận nòng cốt, chuyên sâu, tập hợp lực lượng rộng rãi; quản lý chặt chẽ tình hình chính trị nội bộ, nắm, dự báo, xử lý kịp thời những vấn đề tư tưởng nảy sinh. Trong tổ chức thực hiện, cần duy trì tốt các chuyên trang, chuyên mục chống “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở các cơ quan, đơn vị.

           - Tăng cường hoạt động quản lý, kiểm soát đối với các trang mạng xã hội và chủ động sử dụng các biện pháp kỹ thuật, ngăn chặn việc truy cập vào các trang mạng “độc hại” một cách có hiệu quả.

 

Âm mưu tuyên truyền của các thế lực thù địch chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng ta

 Thời gian gần đây, nhất là những ngày gần tới Đại hội XIII của Đảng; các thế lực thù địch, cơ hội chính trị đã đẩy mạnh tuyên truyền chống phá cách mạng Việt Nam, bằng mọi âm mưu, thủ đoạn chúng tăng cường xuất bản, tán phát các loại ấn phẩm, tài liệu như: Các báo cáo, nghị quyết, dự luật của nghị viện, quốc hội một số nước phương Tây; các văn bản pháp lý của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ như: Tổ chức Ân xá Quốc tế (AI), Tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế (HRW)…; các ấn phẩm xuất bản, như: sách báo, tạp chí, tập san, tờ rơi… của các cá nhân, tổ chức phản động lưu vong, số đối tượng cơ hội chính trị trong và ngoài nước; các trang web, các chương trình phát thanh, phát hình bằng tiếng Việt, …để xuyên tạc nền tảng tư tưởng lý luận của Đảng ta. Qua đó, chúng phủ nhận đường lối lãnh đạo của Đảng, phủ nhận những thành tựu đã đạt được trong các cuộc chiến tranh đã qua và trong công cuộc đổi mới, bóp méo thực tế những hạn chế, yếu kém trong quản lý xã hội, những sơ hở thiếu sót trong thực hiện chính sách, pháp luật hoặc những vụ việc phức tạp nảy sinh trong dân tộc, tôn giáo nhằm kích động, lôi kéo các tầng lớp nhân dân vào các hoạt động biểu tình, gây mất an ninh, chính trị trật tự an toàn xã hội; nhằm hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xuyên tạc đường lối lãnh đạo của Đảng, hiến pháp, pháp luật của Nhà nước.

PHẢN BÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ

 PHẢN BÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ


Chiến thắng Điện Biên Phủ có ý nghĩa quyết định đối với việc ký kết Hiệp định Giơnevơ, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam và Đông Dương; cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên toàn thế giới. 70 năm đã trôi qua, sự thật lịch sử vẫn luôn được nhân dân ta trân trọng, gìn giữ và được quốc tế công nhận. Tuy nhiên, những ngày qua trên internet và một số trang mạng xã hội xuất hiện một số bài viết của các đối tượng thù địch, chống phá, chúng rêu rao rằng: Chiến thắng Điện Biên Phủ chỉ là sự “tung hô của truyền thông cộng sản”, “không có gì đáng bàn về nghệ thuật quân sự”… Đây là những luận điệu không mới về thủ đoạn, nhưng hết sức thâm độc với mục đích gieo rắc sự hoài nghi, nhằm làm giảm uy tín, vai trò lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước và nhiệm vụ của Quân đội.


Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam và được nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới ghi nhận. Suốt 70 năm qua, nhiều kênh truyền hình, tạp chí uy tín trên thế giới, cũng như các chính khách, học giả, nhà tư tưởng, nhà nghiên cứu lịch sử, quân sự, văn hóa, chính trị, pháp lý,… với biết bao cuộc hội thảo, tọa đàm, trao đổi khoa học, trên rất nhiều diễn đàn với các cấp độ, tính chất và quy mô khác nhau để tìm hiểu, nghiên cứu, khám phá chiến thắng Điện Biên Phủ. Nói về ý nghĩa chiến thắng Điện Biên Phủ, ngay tại Pháp, đài truyền hình France 24 khẳng định, đây là “một thời khắc quan trọng trong lịch sử” của Việt Nam và “một cột mốc trong lịch sử phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới”. Tờ The New York Times cho rằng, sự sụp đổ của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ “đặt dấu chấm hết cho sự ảnh hưởng quân sự của Pháp tại châu Á”; tờ Frontline của Ấn Độ đưa ra nhận xét: Chiến thắng Điện Biên Phủ là “động lực to lớn cho phong trào giải phóng dân tộc trên khắp thế giới”. Cũng theo nhiều nhà nghiên cứu quân sự, lịch sử trên thế giới đánh giá đây là “một Stalingrat của lịch sử chiến đấu giải phóng thuộc địa”. Từ những nhận định, đánh giá khách quan của các cơ quan truyền thông và của các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới là những minh chứng đập tan luận điệu xuyên tạc phủ nhận giá trị, ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ.


Chiến thắng Điện Biên Phủ thể hiện rõ nét nghệ thuật quân sự độc đáo của Việt Nam. Tướng 4 sao Henri Navarre - tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương chính là tổng công trình sư của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được mệnh danh là “một pháo đài bất khả xâm phạm, một tập hợp những gì mạnh nhất, kiên cố nhất chưa từng có ở Đông Dương”, “một Verdun ở châu Á”. Thế nhưng, với ý chí, quyết tâm chiến đấu của quân và dân ta; trên cơ sở đánh giá chính xác tình hình, Đảng ta đã đưa ra những chỉ đạo đúng đắn về chiến lược, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật chiến đấu để giành toàn thắng. Sau này, tướng Henri Navarre đã phải thừa nhận rằng: “Trên mọi phương diện, sự kết hợp giữa chính trị - quân sự đã được Việt Minh tiến hành với một sự khéo léo bậc thầy”. Tướng 4 sao Raoul Salan, Tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp nhiều năm ở Đông Dương cũng đưa ra nhận xét: “Quân đội Việt Minh, từ nhân dân mà ra, hòa với nhân dân làm một, tìm sức sống trong nhân dân... có khả năng tiến hành chiến tranh du kích và làm công tác tuyên truyền, đánh cơ động cũng giỏi mà đánh công kiên cũng giỏi... Quân đội này là một quân đội quên mình vì họ có lý tưởng... Đây là một đội quân ưu việt”. Nói về ý chí chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam, Tư lệnh quân dù Pháp ở Điện Biên Phủ Piere Langlais đánh giá: “Không ai có thể ngờ rằng, trong 50 ngày bộ binh Việt Minh lại đào được tới 400km hào giao thông ở lớp đất ruộng của Điện Biên Phủ. Và bộ chỉ huy quân ta đã phát hiện ra rằng lưỡi xẻng và lưỡi cuốc của họ cũng là những vũ khí mạnh mẽ như xe tăng và máy bay”. Tiến sĩ Ivan Cadeau, một nhà nghiên cứu lịch sử người Pháp cho rằng, trận Điện Biên Phủ “là thất bại không thể phủ nhận của quân đội Pháp trước một đối thủ dũng cảm”. 


Từ những vấn đề trên cho thấy, truyền thông của Việt Nam tuyên truyền về chiến thắng Điện Biên Phủ là hoàn toàn đúng đắn, phản ánh đúng diễn biến trận Điện Biên Phủ. Điều này được các kênh truyền hình, báo chí quốc tế đưa tin khẳng định về ý nghĩa chiến thắng và được chính những người trong cuộc - những người lãnh đạo, tướng lĩnh Pháp thừa nhận sự thất bại và đánh giá cao nghệ thuật quân sự đặc sắc của Việt Nam. Cho nên, những luận điệu xuyên tạc cho rằng: Chiến thắng Điện Biên Phủ chỉ là sự “tung hô của truyền thông cộng sản”, “không có gì đáng bàn về nghệ thuật quân sự” là hoàn toàn sai trái, bịa đặt, không có căn cứ lịch sử cần lên án, bác bỏ kịp thời./.



TIẾN TỚI KỶ NIỆM LẦN THỨ 134 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VĨ ĐẠI

 TIẾN TỚI KỶ NIỆM LẦN THỨ 134 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VĨ ĐẠI 


TÀI ỨNG KHẨU CỦA BÁC


Bác là một lãnh tụ, nhưng khi hoà mình với nhân dân, không chỉ bằng những lời giáo huấn đơn điệu, mà là sự kết hợp hài hoà giữa tác phong quần chúng, những lời nói bình dị, dễ hiểu và khả nǎng gây cười, sự dí dỏm tự nhiên.


Phản xạ, ứng đáp nhanh nhạy trước mọi tình huống ở Bác có nét đặc trưng riêng, đã trở thành thói quen phù hợp với từng đối tượng tiếp nhận, thích ứng với mọi hoàn cảnh xung quanh. Đó là kết quả của một trí tuệ mẫn tiệp của thái độ, phong cách quần chúng. Bác luôn tạo nên một không khí hoà đồng, một mối liên hệ gần gũi giữa người nói, người nghe, xóa đi những cách biệt, những suy nghĩ tự ti của người dân trước lãnh tụ và đưa lại không khí tự nhiên vốn có giữa con người với con người. Nó không dừng lại ở nghệ thuật ứng xử mà là phản xạ tự nhiên của lãnh tụ rất nhân dân.


Một lần tại bữa tiệc do Hầu Chí Minh (người góp phần đưa Bác ra khỏi nhà tù của Tưởng Giới Thạch) chủ nhiệm Cục chính trị đệ tứ chiến khu chiêu đãi, hôm đó có Bác và Nguyễn Hải Thần cùng dự. Nguyễn Hải Thần rất tự phụ về vốn Hán học của mình và nhân dịp này đã ra một vế đối: 

    Hầu Chí Minh - Hồ Chí Minh, lương vị đồng chí, chí giai minh

    (Hầu Chí Minh - Hồ Chí Minh hai vị đồng chí, chí đều sáng). 

    Khi mọi người còn đang nghĩ vế đáp, thì Bác ứng khẩu: 

    Nhĩ cách mệnh ngã cách mệnh, đại gia cách mệnh, mệnh tất cách

    (Anh cách mạng tôi cách mạng, mọi người cách mạng, mạng phải cách).     


Chỗ khó và hay của vế đối là hai chữ chí và minh là tên của hai nhân vật chính trong bữa tiệc, cái tài tình của vế đáp của Bác là vừa kịp thời, hợp cảnh và chuẩn chỉnh cả ý lẫn từ nhưng nâng tầm nhận thức, tư tưởng cao hơn, mang tính cách mạng hơn. Hầu Chí Minh hết lời ca ngợi người đối đáp đối tuyệt lắm, tuyệt lắm. Nguyễn Hải Thần cung kính thốt lên: Hồ Tiên sinh, tài trí mẫn tiệp, bội phục, bội phục. 


Năm 1946 Bác sang Pháp, người phụ trách làm hộ chiếu xin phép Bác làm thủ tục. Bác vui vẻ nói: Chú cứ hỏi, Bác trả lời đầy đủ. Đến câu thân sinh Bác là gì? Bác cười, trả lời hóm hỉnh: Bác là Hồ Chí Minh thì, ông cụ thân sinh là... Hồ Chí Thông!. Mọi người nhìn nhau cười vui vẻ. Một lần có nhà báo nước ngoài hỏi Bác: Có phải Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc không?. Bác trả lời: Ông cứ đến ông Nguyễn Ái Quốc mà hỏi. 

    

Lần khác nhà báo nước ngoài xin phỏng vấn Bác, ông ta đặt câu hỏi: Thưa Chủ tịch, trước hoạt động ở nước ngoài, vào tù ra khám, nay làm Chủ tịch nước. Chủ tịch thấy có thay đổi trong đời mình không? Bác trả lời hóm hỉnh: Không, không có gì thay đổi cả, lúc bị tù ở Quảng Tây luôn luôn có hai lính gác giải đi, lúc trong tù mỗi ngày 5 phút được hai người lính bồng súng dẫn ra dạo chơi. Nay làm Chủ tịch nước đi đâu cũng có hai đồng chí mang súng lục đi theo, ông thấy có gì thay đổi không nào?


Lần khác, Bác lên tàu đàm phán với Đô đốc Đác-giăng-li-ơ ở Vịnh Hạ Long, khi gặp, Bác chủ động ôm hôn Đô đốc, các đồng chí đi theo thắc mắc, Bác nói: Đánh nhau thì đánh nhau, mình ôm hôn nó một cái có mất gì. Hôm sau báo chí đưa ảnh và bình luận: Hồ Chủ tịch ôm hôn Đô đốc chính là ôm chặt để bóp chết...


Năm 1946, trên đường từ Pháp về Việt Nam đến vùng biển Cam Ranh, Bác nhận đươc bức điện của Đô đốc Đác-giăng-li-ơ xin gặp Bác trong cảng, mục đích của chúng là giễu võ dương oai để uy hiếp tinh thần Bác. Trong bộ quần áo giản dị Bác ngồi giữa một bên là Đô đốc hải quân Pháp, bên kia là Thống soái lục quân Pháp ở Viễn đông với những bộ quân phục sáng loáng các thứ bội tinh, quân hàm, quân hiệu. 


Đác giăng-li-ơ giọng mỉa mai bóng gió: "Thưa ông Chủ tịch ông đã được đóng bộ khung rất đẹp của hải và lục quân đó!". 


Bác thản nhiên mỉm cười: "Đô đốc biết đó, giá trị là ở bức họa chứ không phải bộ khung. Chính bức họa đem lại giá trị cho bộ khung". 


Bất ngờ và cay cú trước tài ứng xử thông minh của Bác, cả hai không dám nói xách mé nữa mà tỏ ra rất lịch lãm và kính phục Người.


In trong BTG TW: 117 chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. NXB Chính trị Quốc gia, 2008.


TIẾT HỌC LỊCH SỬ ĐẶC BIỆT VÀO SÁNG NAY TẠI TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU, NGHỆ AN

 TIẾT HỌC LỊCH SỬ ĐẶC BIỆT VÀO SÁNG NAY TẠI TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU, NGHỆ AN


Sáng nay 7/5, tiết học Lịch sử của lớp 10A2 chuyên Tin, trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An), khác biệt so với thường lệ. Thay vì giảng bài theo sách giáo khoa như thường lệ, thầy giáo Trần Trung Hiếu quyết định cho các học sinh xem chương trình Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ được phát sóng trực tiếp tái hiện lịch sử.


"Khi các em xem những chương trình tái hiện lịch sử cũng là một giờ học Lịch sử hiệu quả. Bởi các em được mắt thấy, tai nghe những hình ảnh hào hùng, khí thế của Điện Biên Phủ 70 năm trước. Tôi nghĩ được xem trực quan các em sẽ nhớ lâu và sâu hơn”, thầy giáo kể.


Song song với việc học sinh hướng mắt về màn hình, khi xem đến từng phân cảnh, thầy Hiếu giải thích về những lực lượng, những trang phục và những chi tiết lịch sử liên quan.

Thứ Ba, 7 tháng 5, 2024

LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY 08/5

 LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY 08/5


     “Thắng lợi tuy lớn nhưng mới là bắt đầu. Chúng ta không nên vì thắng mà kiêu, không nên chủ quan khinh địch”.

—————


      Ngày 08/5/1954, nhận được tin Chiến dịch Điện Biên Phủ đã toàn thắng, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi “Thư khen ngợi bộ đội, dân công, thanh niên xung phong và đồng bào Tây Bắc đã chiến thắng vẻ vang ở Điện Biên Phủ”. Thư viết: “Quân ta đã giải phóng Điện Biên Phủ... Thắng lợi tuy lớn nhưng mới là bắt đầu. Chúng ta không nên vì thắng mà kiêu, không nên chủ quan khinh địch. Chúng ta kiên quyết kháng chiến để tranh lại độc lập, thống nhất, dân chủ, hòa bình. Bất kỳ đấu tranh về quân sự hay ngoại giao cũng đều phải đấu tranh trường kỳ gian khổ mới đi đến thắng lợi hoàn toàn...”.


     Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 07 tháng 5 năm 1954 đã kết thúc hơn 80 năm đô hộ của thực dân Pháp xâm lược đối với nước ta và cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới và trở thành chân lý của thời đại: “Một dân tộc dù nhỏ bé, nếu biết quyết tâm, đoàn kết chiến đấu và có một đường lối đúng thì có thể đánh bại được bất cứ tên đế quốc sừng sỏ nào”. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã ghi thêm một trang sử oanh liệt trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, nối tiếp những thắng lợi trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, được ví như những chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa của thế kỷ XX.


     Ngay sau ngày vui lớn của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư khen ngợi bộ đội, dân công, thanh niên xung phong, đồng bào Tây Bắc; đồng thời căn dặn quân và dân ta chớ kiêu ngạo, khinh địch… thể hiện tầm nhìn và dự báo chiến lược của Bác đối với cách mạng nước ta. Khắc ghi lời Bác dạy, quân và dân ta luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, không chủ quan, khinh địch, không tự kiêu, tự đại với những chiến công và thành tích, đã viết tiếp vào trang sử vàng dân tộc một chiến thắng vĩ đại trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, thu giang sơn về một mối, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam.


     Ngày nay, hòa bình, hữu nghị, hợp tác là xu thế chủ đạo, song tình hình thế giới, khu vực vẫn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn định, đất nước ta đứng trước thời cơ và thách thức mới. Thấm nhuần lời căn dặn của Bác năm xưa cán bộ, chiến sĩ toàn quân luôn chủ động quán triệt nắm vững quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, nhất là đường lối quân sự, quốc phòng, đề cao cảnh giác, nâng cao chất lượng huấn luyện, trình độ và khả năng chiến đấu, làm chủ các loại vũ khí trang bị, chủ động phát hiện và triệt tiêu các nhân tố bất lợi, ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ; bảo đảm an ninh, trật tự, tạo môi trường hòa bình để xây dựng, phát triển đất nước.

DŨNG KHÍ CỦA ‘BỘ ĐỘI CỤ HỒ” LUÔN TƯƠI SÁNG MÀU CỜ, SẮC ÁO

 

Lợi dụng việc Đảng, Nhà nước ta xử lý kỷ luật một số cán bộ cấp cao thuộc diện Trung ương quản lý, những người có quan điểm đối lập với Đảng, Nhà nước và Quân đội ta cho rằng: “Vấn đề nhân sự do Đại hội XIII của Đảng có nhiều sai sót, đã để một số quan chức “đội lốt cán bộ, đảng viên” chui sâu vào bộ máy của Đảng”, đã “leo lên những chiếc ghế cao”… Có ý kiến cho rằng, “nguyên nhân của sự tha hóa, biến chất ở một số cán bộ, đảng viên là do tham nhũng”, “đấu đá nội bộ”, “thanh trừng lẫn nhau” và “lợi ích nhóm”... Từ đó, họ quy kết, vu cáo “Đảng Cộng sản Việt Nam đã thất bại trong lãnh đạo cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”; đã đề ra chủ trương, biện pháp “phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nửa vời”, nên “tham nhũng năm sau cao hơn năm trước”, “quan chức vào lò ngày càng nhiều hơn”...

Nhận thức rõ diễn biến phức tạp của tình hình, tác động tiêu cực của nó và ý thức trách nhiệm cao trước Đảng, Nhà nước và nhân dân, tuyệt đại đa số cán bộ, đảng viên và chiến sĩ Quân đội ta đã bày tỏ sự bất bình trước sự lan truyền tin đồn, giả mạo, sự thêu dệt, đồn thổi, tán phát các thông tin xấu, độc nhằm xuyên tạc sự thật về công cuộc đổi mới, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực do Đảng ta, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo.

Cán bộ, chiến sĩ Quân đội ta cực lực phản đối và kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; các luận điệu xuyên tạc, vu khống, cáo buộc Đảng ta không đủ năng lực lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước cũng như lãnh đạo cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đã bôi đen hiện thực công cuộc đổi mới, phủ nhận sạch trơn kết quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng và hệ thống chính trị trong những năm vừa qua, nhất là 10 năm gần đây. Quan điểm, tinh thần, thái độ, trách nhiệm và dũng khí của cán bộ, chiến sĩ Quân đội ta là rõ ràng, nhất quán, không bao giờ chấp nhận những cán bộ, đảng viên do thiếu tu dưỡng, rèn luyện, đã vi phạm những điều đảng viên không được làm, thực hiện sai quy chế, quy định về nêu gương và trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra nhiều sai phạm, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, vị thế, danh dự của Đảng, cản trở công cuộc đổi mới đất nước; xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.

Lúc này, dũng khí của “Bộ đội Cụ Hồ” thể hiện rõ ở tầm nhìn, quan điểm và thái độ không đồng tình với các phản ứng tiêu cực, quan điểm “lệch lạc”, thiếu nhất quán của một số cán bộ, đảng viên, người dân vì đã nói, viết, chia sẻ, tán phát những thông tin chưa được kiểm chứng theo kiểu “bám đuôi”, “nói leo”, tòng phạm với kẻ xấu; thậm chí đã đẩy một số vụ việc đi quá xa, quá đà, trượt sang hướng thiếu kiểm soát, thiếu thông tin xác thực nhưng đã tung lên mạng xã hội, gây dư luận xấu, sự hiểu nhầm rất đáng tiếc.

Dựa vào các sự việc ấy, ở bên kia chiến tuyến, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị, những người bất mãn, bất đồng chính kiến với Đảng ta đã “chớp thời cơ”, triệt để khai thác các thông tin thiếu kiểm chứng ấy để “té nước theo mưa”, viết bài, dàn dựng các video clip có nội dung xấu, độc rồi tung lên mạng xã hội với thái độ “đâm bị thóc, chọc bị gạo”, vu cáo, buộc tội Đảng, Nhà nước ta sai lầm về đường lối đổi mới; quy kết Trung ương và đồng chí Tổng Bí thư có khuyết điểm là để xảy ra tham nhũng, tiêu cực, dẫn đến một số cán bộ cấp cao vi phạm kỷ luật đến mức phải xử lý pháp luật, cho thôi giữ chức vụ...

Cần nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật và đánh giá một cách khách quan, toàn diện, công tâm về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công cuộc đổi mới và cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để thấy rằng, việc đề ra chủ trương, đường hướng, tổ chức bộ máy, xây dựng lực lượng, hệ thống văn bản mang tính pháp quy, quy chế, quy định về lãnh đạo cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và khẩn trương điều tra; quyết liệt xử lý các vụ án tham nhũng, tiêu cực thời gian qua là quyết liệt, đúng người, đúng việc; chứng tỏ Đảng ta nói được, làm được, làm đến cùng. Đảng, Nhà nước không chỉ đem lại giá trị đích thực của cuộc sống hòa bình, môi trường chính trị - xã hội ổn định để tiếp tục đưa công cuộc đổi tiến lên, mà còn lấy lại động lực thúc đẩy sự phát triển ở Việt Nam; đem lại niềm vui, niềm tin cho nhân dân, giải tỏa bức xúc cho các tầng lớp nhân dân. Điều đó thể hiện rõ cái tâm, cái tuệ, cái tầm của Đảng, trách nhiệm, sự tâm huyết của Đảng đối với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân cả nước.

Trước sau như một, Đảng ta nhất quán khẳng định rằng, tham nhũng không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng cho công cuộc đổi mới, mà còn cản trở việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, làm thui chột động lực phấn đấu của một bộ phận cán bộ, đảng viên trẻ, nhất là việc đùn đẩy, né tránh, không dám chịu trách nhiệm của một số người đứng đầu ban, bộ, ngành, địa phương vì sợ sai, sợ liên lụy đến trách nhiệm; làm ảnh hưởng đến uy tín, vị thế và thanh danh của Đảng, Nhà nước, phai nhạt mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, tính ưu việt của chế độ XHCN; là “miếng đất màu mỡ” để các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lợi dụng xuyên tạc sự thật, chống phá công cuộc đổi mới; xây dựng, chỉnh đốn Đảng; công tác nhân sự của Đảng.

Quyết tâm chính trị to lớn, quyết liệt của Đảng, Nhà nước và của Quân đội ta là không thay đổi, đặc biệt là sự tâm huyết, ý chí sắt đá của người đứng đầu Đảng ta là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi đồng chí nói rõ quan điểm: Không bao giờ dung thứ cho tham nhũng, tiêu cực, bất kể là ai, là tổ chức nào, nắm giữ chức vụ, cương vị gì, hễ “tay nhúng chàm”, phản bội sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta thì người càng có chức vụ cao, có quyền lực lớn, nhất thiết phải xử trước, xử thật nghiêm minh, đúng người, đúng tội, làm gương cho người khác.

Đây là việc làm cần thiết, rất thiết thực để “trị bệnh cứu người”, “chặt cành để cứu cây”, “kỷ luật một vài người để cứu muôn người”, “không để một vài cây bị sâu bệnh lây lan ra cả rừng cây”; phải lập lại tôn ty trật tự, nền nếp, lấy lại kỷ cương, phép nước, các giá trị tốt đẹp mà cách mạng đã đem lại cho nhân dân ta; là đền đáp công ơn của các anh hùng liệt sĩ, đồng chí, đồng bào đã hy sinh vì nước, vì dân.

Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không hề làm cho uy tín của Đảng bị suy giảm mà trái lại, ngày càng được nâng cao, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân cả nước đồng tình, ủng hộ, thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, đoàn kết chặt chẽ xung quanh Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để “nhặt hết cỏ dại mong gặt hái mùa vàng bội thu”; tiếp tục xây dựng quân đội tinh, gọn, mạnh, tiến lên hiện đại. Phẩm chất nhân cách, dũng khí của “Bộ đội Cụ Hồ” thể hiện rõ ở lập trường, quan điểm chống “giặc nội xâm”.

Góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, cán bộ, chiến sĩ toàn quân tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm của mình, luôn chủ động, tích cực tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho mọi quân nhân và người dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực. Đây là việc làm có ý nghĩa rất quan trọng; nhất là việc giúp cán bộ, chiến sĩ nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn trong việc khắc phục tình trạng phát ngôn, viết tin, bài có nội dung xấu rồi tung lên mạng xã hội do thiếu ý thức xây dựng, thiếu thông tin hoặc hiểu biết không đầy đủ về bản chất sự việc, sự thật. Lúc này, dũng khí của “Bộ đội Cụ Hồ” là kiên quyết đấu tranh chống lại mọi loại thông tin xấu, độc; hướng dẫn mọi người thực hiện đúng quy chế, quy định về phát ngôn, sử dụng mạng xã hội để giữ vững ổn định chính trị - xã hội; góp phần làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn, hoạt động “diễn biến hòa bình” và “phi chính trị hóa”, “dân sự hóa” quân đội của các thế lực thù địch.

Dũng khí, khí phách, nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ” luôn tỏa sáng trong khó khăn, thử thách; ra sức phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao; lập thành tích cao nhất chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày Hội quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024); làm cho màu cờ, sắc áo và hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” mãi mãi tỏa sáng trong thời kỳ mới./.

 

ĐIỆN BIÊN PHỦ: “NHỮNG LỜI THỪA NHẬN CỦA TƯỚNG HENRI NAVARRE”

 

“Khi mà tinh thần Việt Minh phấn chấn vì thắng lợi thì tinh thần quân đội ta bị thương tổn nặng nề. Tâm lý chiến bại ngày càng ăn sâu vào chúng ta. Thế quân bình bắt đầu bị phá vỡ có lợi cho đối phương...”. Đó là một trong những lời thừa nhận của tướng Henri Navarre, Tổng tư lệnh quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương.

Tướng Henri Navarre cho rằng: “Cuộc chiến tranh Đông Dương không phải là một chiến tranh dân tộc. Đó là một cuộc thôn tính ở nơi xa xôi, tiến hành với một quân đội chuyên nghiệp đơn độc, trong đó dân tộc ta không hiểu được ý nghĩa của nó đã hoàn toàn không tham dự...”.

Theo Tướng Henri Navarre: “Việt Minh là một quốc gia thật sự. Thật vậy, uy quyền trực tiếp của họ lan rộng quá nửa nước Việt Nam; hơn nữa, trong vùng quân ta kiểm soát, họ cũng có một uy quyền bí mật đánh bại được uy quyền của ta và cho phép họ thu được những nguồn nhân tài vật lực bổ sung rất quan trọng; họ thu thuế ở đó, tuyển mộ được nhiều quân; họ lấy ra được nhiều gạo, muối, vải mà họ cần; họ mua ở đó những chiếc xe đạp có vai trò rất lớn trong hệ thống cung cấp của họ, các loại thuốc men cần thiết cho ngành y tế, những pin điện lắp vào mìn để giết hại binh sĩ chúng ta”.

“Ở Lào và Campuchia những phần tử tích cực thân Việt Minh kiểm soát được những vùng rộng lớn và ảnh hưởng của họ trong phần lãnh thổ còn lại trong nước cũng khá lớn, có thể làm cho các chính phủ ủng hộ ta gặp khó khăn...”.

“Chính phủ Việt Minh đã thúc đẩy một cách kiên quyết cuộc đấu tranh về mọi mặt như chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội và quân sự... Việt Minh tiến hành một cuộc chiến tranh tổng lực, cuộc chiến tranh của toàn dân chứ không phải chỉ là cuộc chiến tranh của quân đội. Quân đội sống trong nhân dân, như một khẩu hiệu đã viết: “Quân với dân như cá với nước”. Một khẩu hiệu khác viết: “Nơi nào có một chiến sĩ chiến đấu, nơi đó phải có mười người dân có cảm tình với quân đội”.

“Nhưng than ôi, tình hình bên ta thì hoàn toàn ngược lại. Chưa bao giờ chúng ta có được một người cầm quyền từ đầu đến cuối...Trong khi đối phương chỉ có một lãnh tụ chính trị duy nhất - Hồ Chí Minh - và một lãnh tụ quân sự duy nhất - tướng Võ Nguyên Giáp. Hơn nữa, chúng ta cũng chẳng bao giờ có một chính sách nhất quán từ đầu đến cuối. Hay nói cho đúng hơn, chúng ta chẳng có chính sách nào cả...”.

Một nhược điểm khác về lập trường chính trị của chúng ta là sự chia rẽ về mọi mặt trong nội bộ. Quan điểm bất đồng giữa chúng ta với những người Mỹ “ủng hộ” chúng ta; họ giúp chúng ta vì chúng ta đang chống giữ một khu vực trọng yếu trong thế bố trí chiến lược “ngăn chặn” chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á của họ nhưng không vì thế mà họ chịu tán thành duy trì nước Việt Nam, Lào, Campuchia trong khối Liên hiệp Pháp mà họ cho rằng vừa là tàn tích của “chủ nghĩa thực dân”, vừa là một chướng ngại vật đối với những mưu toan của chính họ.

Đứng trước một kẻ thù vững chắc về chính trị, năng động và quyết tâm đạt đến, bằng mọi cách, những mục tiêu mà họ thấy rõ ràng, vậy mà chúng ta đã đưa ra một mặt trận rời rạc, những xu hướng mập mờ và trái ngược, một tinh thần hoàn toàn do dự. Hơn nữa, cũng như lời một sĩ quan đã viết trong một bản báo cáo: “Chúng ta trông cậy vào tất cả những gì đang tàn lụi, những lề thói cổ truyền, những người già, trong khi đó thì Việt Minh trông cậy vào tất cả những gì đang nảy nở và trưởng thành - những ước mơ, nhiệt tình, những người trẻ tuổi”.

Theo Tướng Henri Navarre: “Việt Minh áp đặt cho ta hình thức chiến tranh của họ, Việt Minh còn buộc ta chấp nhận chiến lược của họ. Họ đã vạch ra ngay một kế hoạch chung trong đó dành một phần khá lớn cho phương diện chính trị và tâm lý của chiến tranh và hy vọng những chiến thắng quân sự cũng như sự thành công trong việc lợi dụng tình hình quốc tế và tinh thần bị hao tổn của quân đội ta. Họ không hề giữ bí mật kế hoạch đó mà ngay từ năm 1950, tướng Võ Nguyên Giáp đã trình bày trong một diễn văn có tính chất cương lĩnh trước các nhà lãnh đạo Việt Minh. Họ đã theo dõi thực hiện từng điểm một với một quyết tâm ghê gớm...".

Đi đôi với kế hoạch chiến lược đó, là kế hoạch tổ chức các lực lượng vũ trang, đã thành lập được một bộ máy quân sự linh hoạt, hùng mạnh và đặc biệt thích ứng với điều kiện trong nước. Được tổ chức theo những nguyên lý tư tưởng cộng sản rất khác với nguyên lý của phương Tây, Quân đội Việt Minh, nói nôm na là một “tháp người” mà nền tảng của nó ăn sâu vào trong dân tộc...”.

 

LẶNG THẦM NHỮNG GIỌT MÁU HỒNG

 

Bằng tấm lòng thiện nguyện, nghĩa cử cao đẹp, nhiều người ở Hải Dương sẵn sàng hiến máu bất cứ khi nào để kịp thời cứu giúp người bệnh lúc nguy nan.

"Tớ qua luôn".

Giữa năm 2023, khi vừa cho học sinh ăn xong bữa trưa và chuẩn bị đi ngủ, chị Nguyễn Phương Anh, giáo viên Trường Tiểu học thị trấn Nam Sách (Nam Sách) nhận được cuộc điện thoại của một người bạn học cùng trường THPT, vừa bật máy, đầu dây bên kia đã hốt hoảng: “Phương Anh ơi, bạn nhóm máu gì? Có thể hiến cho vợ mình 1 đơn vị ngay được không? Vợ mình đang mổ cấp cứu nhưng bệnh viện hiện đang hết máu”.

Nghe xong, chị Phương Anh đáp vội: “Nhóm máu A, nhóm máu A. Được không? Tớ qua luôn”, đầu dây bên kia đáp lại: “Được, được”. Tắt máy, chị Phương Anh liền gửi học sinh cho một giáo viên trong trường, lấy xe máy đi thẳng sang Bệnh viện Phụ sản Hải Dương nơi vợ của người bạn đang mổ cấp cứu do vỡ cổ tử cung khi mang thai tháng thứ 5.

Chị Phương Anh nhớ lại: “Khi tôi sang đến nơi, trong phòng cấp cứu, thai phụ đang được các bác sĩ phẫu thuật gấp để cứu mẹ, ngoài hành lang bệnh viện, người nhà ai nấy đều lo lắng vì sản phụ bị mất máu quá nhiều mà chưa tìm được người hiến tặng, hiểu được nỗi lo lắng của người nhà, tôi nhanh chóng di chuyển vào phòng lấy máu, do tôi là người thường xuyên hiến máu nên việc khám sàng lọc để lấy máu diễn ra rất nhanh chóng.

Không lâu sau đó, máu của tôi đã được truyền trực tiếp cho sản phụ, thời điểm này cũng có 2 - 3 người đến để hiến máu do nhận được thông tin cần hỗ trợ của người nhà và phía bệnh viện”, những giọt máu hồng của chị Phương Anh và những tình nguyện viên hôm đó đã kịp thời giúp sản phụ qua cơn nguy kịch và được cứu sống.

Tham gia hiến máu tình nguyện từ năm 2004, khi còn đang là học sinh lớp 12, đến nay chị Nguyễn Phương Anh đã có trên 20 lần hiến máu tình nguyện, trong đó không ít lần hiến máu giúp các trường hợp bệnh nhân cấp cứu cần máu gấp, 20 năm tham gia hiến máu tình nguyện, tham gia Câu lạc bộ nhóm máu A, chị Phương Anh hiểu rõ tình trạng thiếu máu cứu người bệnh tại các cơ sở y tế luôn là vấn đề “nóng”.

Với những trường hợp cấp cứu cần máu mà nguồn cạn kiệt thì những người sẵn sàng hiến máu sống như chị có ý nghĩa vô cùng quan trọng, chính vì vậy, mỗi khi biết có người cần gấp, thấy mình đủ điều kiện là chị không nề hà, sẵn sàng đến các cơ sở y tế bất kể ngày đêm.

“Lần đầu tiên hiến máu tôi có hơi sợ nhưng sau khi hiến máu xong tôi thấy khỏe mạnh, bình thường, nghĩ đến việc máu của mình được dùng để cứu người tôi thấy rất vui, vượt qua được nỗi sợ hãi và sẽ tiếp tục hiến máu trong những lần sau.

Sau mỗi lần hiến máu giúp bệnh nhân cấp cứu, khi biết họ qua được cơn nguy kịch, giành lại sự sống từ những giọt máu mình cho đi, nhận những lời cảm ơn từ phía gia đình người bệnh, tôi càng hạnh phúc”, chị Phương Anh chia sẻ.

Cuối tháng 2 năm 2023, anh Nguyễn Văn Chức, sinh viên năm thứ 4, Trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương đang ở trên giảng đường thì nhận được thông tin trên Fanpage của Câu lạc bộ vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Hải Dương có bệnh nhân cấp cứu do tai nạn giao thông cần máu gấp.

Kèm với thông tin nhóm máu cần là số điện thoại của người nhà bệnh nhân, không chần chừ, anh Chức liền liên lạc với người nhà bệnh nhân và tới ngay Khoa Cấp cứu của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương để hiến máu.

Cũng giống như những người sẵn sàng hiến máu cứu người khác, anh Chức luôn sẵn sàng hiến máu khi nhận được thông tin cần gấp từ câu lạc bộ, hội, nhóm những người tham gia hiến máu.

Có lần đang đêm, anh nhận được thông tin có bệnh nhân suy thận chạy vào tim, cần máu O gấp, dù thời tiết mưa, lạnh, anh đã không ngần ngại đến thẳng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương để hỗ trợ bệnh nhân.

Từ năm 2020 đến nay, anh Chức đã có 13 lần hiến máu, trong đó 11 lần hiến máu toàn phần và 2 lần hiến tiểu cầu, hầu hết là hiến cho những bệnh nhân cấp cứu cần máu gấp, Anh Chức bộc bạch: “Không quan trọng là mình đã hiến máu bao nhiêu lần mà quan trọng nhất là mình luôn sẵn sàng có mặt ở những nơi bệnh nhân cần mình”.

Những hành động cao đẹp từ một câu lạc bộ.

Với những người hiến máu khẩn cấp thì mỗi lần tham gia cứu người luôn để lại nhưng câu chuyện đầy cảm động và đáng nhớ, đó là niềm vui, niềm hạnh phúc khi biết bệnh nhân được cứu sống nhưng cũng không ít ngậm ngùi, xót xa khi hay tin bệnh nhân không qua khỏi.

Trong câu chuyện của chị Phạm Thảo Vân ở TP Hải Dương, thành viên Câu lạc bộ vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Hải Dương chia sẻ với chúng tôi thì cả 5 lần hiến máu, các bệnh nhân được chị trao tặng đều may mắn khỏe mạnh trở lại.

Gần đây nhất là vào tháng 1/2024, sau khi Câu lạc bộ phát đi thông báo: “Sản phụ N.T.P. đang cần nhóm máu O gấp”, không chần chừ, chị Vân đến Bệnh viện Phụ sản Hải Dương để hiến máu.

Trong lần hiến máu này, chị Vân cùng 8 người trong câu lạc bộ đã kịp thời hiến máu cứu sống sản phụ, có người vượt 30 km đường sá xa xôi bằng xe máy, có người xin nghỉ làm để đến bệnh viện hỗ trợ, giúp bệnh nhân thoát khỏi “lưỡi hái tử thần”.

“Sau khi sản phụ được mổ cấp cứu, cả hai mẹ con đều khỏe mạnh, gia đình bệnh nhân đã nhắn tin, gọi điện thoại cảm ơn làm chúng tôi rất hạnh phúc, việc làm nhỏ bé của mình đã giúp mang lại sự sống cho người bệnh”, chị Vân nói.

Anh Phùng Văn Quảng làm nghề cơ khí ở thị trấn Phú Thái (Kim Thành), thành viên Câu lạc bộ vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Hải Dương từng có 11 lần hiến máu cho biết với những người trong cơn nguy kịch thì mỗi giọt máu được nhận là vô cùng quý giá, vì vậy, mỗi khi nhận được thông tin có người cần máu gấp, trùng với nhóm máu của mình thì bất kể sáng sớm hay nửa đêm anh cũng sẵn sàng đến bệnh viện để hiến tặng.

Anh Quảng kể thường khi hiến máu anh không biết thông tin cụ thể của bệnh nhân ở đâu, tên tuổi là gì, nhưng cũng có những trường hợp sau khi hiến máu, người nhà bệnh nhân nhất định xin gặp để được nói lời cảm ơn.

“Có lần hiến máu xong, người nhà bệnh nhân ôm chầm lấy tôi khóc vì xúc động, những hình ảnh đó luôn là động lực, là nguồn cổ vũ để tôi cũng như các thành viên khác trong câu lạc bộ tiếp tục cùng chung tay sẻ chia những giọt máu hồng, giúp người bệnh giành lại sự sống”, anh Quảng nói.

Nhớ lại khoảnh khắc mẹ mình ở giữa lằn ranh sự sống và cái chết, chị Trần Thị Nhung ở phường Quang Trung (TP Hải Dương) cho biết đầu tháng 3, mẹ chị phải điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hải Dương do bị u xơ thiếu máu mãn tính, cần truyền máu gấp.

Người nhà khi đó không ai đủ điều kiện hiến máu nên gia đình đã kêu gọi hỗ trợ từ Câu lạc bộ vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Hải Dương.

Sau nửa ngày, các tình nguyện viên trong câu lạc bộ đã có mặt tại bệnh viện sẵn sàng hiến máu giúp mẹ chị, cũng theo chị Nhung, nếu không có sự giúp đỡ, sẻ chia này thì mẹ chị sẽ khó vượt qua cơn nguy kịch và không được khỏe mạnh như ngày hôm nay.

Anh Phạm Tuấn Vũ, Chủ nhiệm Câu lạc bộ vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Hải Dương, người đã nhiều lần hiến máu cho biết câu lạc bộ được thành lập từ năm 2014 nhằm tập hợp những người có chung ý nguyện hiến máu cứu người.

Mỗi người một ngành nghề, một nhóm máu khác nhau, có người đã đi làm, có người đang là sinh viên... nhưng ở họ luôn có chung ý nguyện sẵn sàng hiến máu cứu người, điều kiện để tham gia câu lạc bộ là có đủ sức khỏe và sẵn sàng sẻ chia giọt máu hồng của mình.

Để tiện cho việc huy động máu trong những tình huống khẩn cấp, Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ thành lập Fanpage trên Facebook và tạo nhóm những người cùng nhóm máu trên Zalo để dễ dàng thông tin, liên lạc, mỗi khi có trường hợp cần máu gấp, Ban chủ nhiệm câu lạc bộ sẽ thông tin trên Fanpage, trên nhóm Zalo, ai đủ điều kiện, ai hiến được sẽ xác nhận trên nhóm.

Đến nay, Câu lạc bộ vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Hải Dương đã có hơn 7.000 thành viên tham gia, mỗi năm, các thành viên hiến hàng trăm đơn vị máu, tiểu cầu khẩn cấp, không chỉ vậy, các thành viên trong câu lạc bộ còn tích cực tham gia các đợt vận động hiến máu tình nguyện ở các địa phương, đơn vị, trường học, họ cũng chính là những tuyên truyền viên, tình nguyện viên tuyên truyền, vận động để người dân hiểu được ý nghĩa của việc hiến máu.

Những hoạt động của Câu lạc bộ vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Hải Dương đã góp phần vào thành công chung của phong trào hiến máu tình nguyện của toàn tỉnh, từ năm 2019 - 2023, Hải Dương luôn hoàn thành vượt mức chỉ tiêu vận động hiến máu tình nguyện do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam giao với gần 100.000 lượt người tham gia, thu được gần 100.000 đơn vị máu, điều đáng nói là số người hiến và số đơn vị máu thu được đều tăng theo từng năm.

Chẳng thể kể hết những câu chuyện đầy cảm động về những người tình nguyện hiến máu khẩn cấp cứu bệnh nhân trong lúc nguy nan.

Những giọt máu hồng ấm đang hằng ngày được các tình nguyện viên âm thầm trao đi đã góp phần quan trọng cùng các y, bác sĩ, nhân viên y tế chữa bệnh, cứu người, hành trình ấy đã và đang viết tiếp những câu chuyện đẹp về tinh thần tự nguyện giúp đỡ người bệnh trong lúc nguy nan