Chủ Nhật, 17 tháng 10, 2021

ĐÃ ĐẾN LÚC ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC CẦN PHẢI LÊN TIẾNG!

Đây không chỉ là những hiện tượng đơn lẻ xuất hiện ở một hai tỉnh thành mà đây đã rõ ràng là một sự sắp đặt lớp lang, bài bản mang quy mô lớn có tính phổ cập. Bắt đầu từ những kẻ đã xét lại lịch sử mang danh khoa học lịch sử theo quan điểm "đổi mới cách nhìn về lịch sử", tiếp theo là những kẻ đã đầu độc nền giáo dục cách mạng XHCN mang danh "cải cách giáo dục" và những kẻ tiếp tay cho lũ phản bội. Nguy cơ bất ổn, lật đổ nền tảng tư tưởng không còn chỉ là tiềm ẩn mà giờ đây nó đã hiện hữu trên đất nước ta. 

Nhớ lại những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước ở Liên Xô. Những cuộc hội thảo rầm rộ nhằm xem xét lại vai trò của V.I.Lênin và Hồng quân trong chiến tranh vệ quốc, xuyên tạc, bóp méo lịch sử, bôi nhọ các gương anh hùng cách mạng. Khi mà hình tượng V.I.Lênin bị đánh sụp thì Đảng CS Liên Xô cũng tự đào hố chôn mình và đó cũng là lúc Gorbachev tuyên bố giải tán Đảng Cộng sản Liên Xô dẫn đến sự tan rã của Liên bang Cộng hòa XHCN Xô viết. Đến nay ở đất nước ta, tuy chưa xảy ra sự lật đổ chế độ nhưng mầm mống của nó cũng đã hiện hữu từ nhiều năm qua, thể hiện ở sự tự diễn biến tự chuyển hóa, suy thoái, biến chất đạo đức tư tưởng chính trị của một phận cán bộ Đảng viên, công chức nhà nước. 

Quan điểm "phê phán quan điểm cho rằng CNXH sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu, vì thế Việt Nam không nên và không thể gắn liền mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH" không phải bây giờ mới có mà đã có từ lâu, từ sau khi CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Nhưng từ đó đến nay, những kẻ chống đối không còn nói nhẹ nhàng như thế, họ thẳng thừng đòi "Đảng Cộng sản Việt Nam tự giác và chủ động thay đổi Cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng CNXH, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa...". Và đến thời điểm chúng ta đang tiến hành "phê phán các quan điểm sai trái, xuyên tạc cuộc đấu tranh chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ", có người mang danh đảng viên, còn ngạo mạn nói rằng, trong lựa chọn đường lối, Đảng ta đã sai lầm không chỉ từ Hội nghị thành lập Đảng (năm 1930) mà là từ Hội nghị Tua (năm 1921). Ý tứ đằng sau những giọng điệu ấy là gì, chắc mỗi người chúng ta đều biết.

GS.TS Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam có bài viết quan trọng: "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam". Bài viết đã nhận được sự đồng tình, đánh giá cao của giới nghiên cứu, độc giả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, phản động, những kẻ cơ hội chính trị cũng đăng tải không ít những thông tin, xuyên tạc giá trị lý luận và thực tiễn của bài viết, phủ nhận thành quả của sự nghiệp đổi mới, đi lên CNXH của Việt Nam.

Trong bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng chỉ rõ: "Các thế lực chống cộng, cơ hội chính trị thì hí hửng, vui mừng, thừa cơ dấn tới để xuyên tạc, chống phá. Trong hàng ngũ cách mạng cũng có người bi quan, dao động, nghi ngờ tính đúng đắn, khoa học của CNXH, quy kết nguyên nhân tan rã của Liên Xô và một số nước XHCN Đông Âu là do sai lầm của chủ nghĩa Mác - Lênin và sự lựa chọn con đường xây dựng CNXH. Từ đó họ cho rằng chúng ta đã chọn đường sai, cần phải đi con đường khác. Có người còn phụ họa với các luận điệu thù địch, công kích, bài bác CNXH, ca ngợi một chiều CNTB. Thậm chí có người còn sám hối về một thời đã tin theo chủ nghĩa Mác - Lênin và con đường XHCN. Thực tế có phải như vậy không? Thực tế có phải hiện nay CNTB, kể cả những nước TBCN già đời vẫn đang phát triển tốt đẹp không? Có phải Việt Nam chúng ta đã chọn con đường đi sai không?".

Trong bài viết, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh: "Các phong trào phản kháng xã hội bùng nổ mạnh mẽ tại nhiều nước tư bản phát triển trong thời gian qua càng làm bộc lộ rõ sự thật về bản chất của các thể chế chính trị tư bản chủ nghĩa. Thực tế là các thiết chế dân chủ theo công thức "dân chủ tự do" mà phương Tây ra sức quảng bá, áp đặt lên toàn thế giới không hề bảo đảm để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân - yếu tố bản chất nhất của dân chủ. Hệ thống quyền lực đó vẫn chủ yếu thuộc về thiểu số giàu có và phục vụ cho lợi ích của các tập đoàn tư bản lớn".

Sinh thời V.I.Lênin đã từng nhận định: Chủ nghĩa cộng sản không bao giờ có thể bị sụp đổ bởi kẻ thù mà nó chỉ có thể bị sụp đổ bởi chính những người cộng sản. 

Đây chính là lời cảnh báo luôn luôn nóng hổi và không bao giờ lỗi thời. 

Đến đây thì tôi lại nhớ tới những vần thơ của Tố Hữu vẫn vang lên như mới hôm qua:

"... Cả đàn sói chồm lên, cắn vào lịch sử

Cào chiến công, xé cả xác anh hùng

Ôi! nỗi đau này là nỗi đau chung

Lương tâm hỡi, lẽ nào ta tự sát?

Lũ phản bội, điên cuồng, hèn nhát

Và cả bay quân cướp nước, giết người

Chớ vội cười! Chân lý vẫn xanh tươi."


Yêu nước ST.


1 nhận xét: