Cùng với đường lối đổi mới toàn diện của
Đảng, các thành phần kinh tế đã cùng nhau phát triển. Kinh tế tư nhân được Nhà
nước chú trọng hỗ trợ bởi các quyết sách, trở thành một động lực quan trọng của
nền kinh tế. Kinh tế nhà nước, trong quá trình phát triển bên cạnh những thành
tựu nổi bật cũng bộc lộ những hạn chế nhất định. Thực tế này, làm
xuất hiện luận điệu trái chiều là tuyệt đối hóa kinh tế tư nhân, phủ nhận vai
trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Ở các nước tư bản, chế độ chiếm hữu
tư nhân tư bản chủ nghĩa giữ vai trò thống trị của quan hệ sản xuất, là cơ sở nảy
sinh những bất bình đẳng về kinh tế và áp bức về xã hội.
Ở nước ta, chủ trương phát triển kinh tế
tư nhân gắn liền với đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa là đúng đắn, hợp quy luật. Kinh tế tư nhân là một chủ thể vô cùng
quan trọng trong nền kinh tế thị trường, không có khu vực kinh tế tư nhân thì sẽ
không có nền kinh tế thị trường đúng nghĩa. Tuy nhiên, tự thân khu vực kinh tế
tư nhân không giúp khắc phục những khiếm khuyết của thị trường và do đó không
thể gắn sứ mệnh là chủ thể dẫn dắt, có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Đảng
Cộng sản Việt
Nam khẳng
định: “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để
Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô”.
Đồng thời, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần
kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”. Trên các phương diện kinh tế,
chính trị và xã hội đều khẳng định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, dẫn dắt
các hoạt động của nền kinh tế. Kinh tế nhà nước còn là cơ sở để giữ vững định
hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển. Bởi vì, Nhà nước ta là nhà
nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước công nông, nhà nước của những người lao động. Để
giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, cần thiết phải khẳng định kinh tế nhà nước
giữ vai trò chủ đạo và thành phần này phải ngày càng phát triển trở thành nền tảng
vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Nếu không củng cố và tăng cường vai trò chủ
đạo của kinh tế nhà nước thì không thể nói tới định hướng, giữ vững, con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội.
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay kinh
tế nhà nước vẫn còn những hạn chế, yếu kém nhất định như: hiệu quả sản xuất,
kinh doanh, năng suất của một số tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước còn
thấp; sức cạnh tranh của doanh nghiệp còn yếu, thất thoát và thua lỗ còn lớn;
tình trạng đặc quyền, đặc lợi, tham nhũng, độc quyền doanh nghiệp đang hiện hữu...
Những yếu kém trên diễn ra trong trong khâu tổ chức, quản lý sản xuất, kinh
doanh bắt nguồn từ những sai lầm, yếu kém của một số cá nhân lãnh đạo và nhà quản
trị doanh nghiệp... chứ không phải là sai lầm về quan điểm, chủ trương kinh tế
nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Vậy nên, một số luận điệu cho rằng phát triển
kinh tế thị trường ở Việt Nam không nên để thành phần kinh tế nhà nước giữ vai
trò chủ đạo mà hãy để kinh tế tư nhân dẫn dắt, định hướng, kiểu như ở các nước
tư bản là hoàn toàn sai trái. Đây là mưu đồ của các thế lực thù địch, sâu
xa họ muốn phá hoại thành quả cách mạng, xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Mọi âm mưu, thủ đoạn của bọn phản động và các thế lực thù địch nhất định sẽ bị lột trần và thất bại
Trả lờiXóa