Thứ Tư, 20 tháng 10, 2021

Đối ngoại hòa hiếu của Việt Nam

 Trong lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, cha ông ta đã đúc kết nên bài học kinh nghiệm quý báu về kết hợp đối ngoại với quốc phòng, an ninh tạo nên sức mạnh tổng hợp để giải phóng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

Bài học quốc phú - binh cường - nội yên- ngoại tĩnh được thực hiện trong nhiều triều đại phong kiến. Đây được coi là là bốn trụ cột của "quốc thái dân an", "thái bình thịnh trị" của các triều đại phong kiến thịnh trị ở Việt Nam trải mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước.

Lý Thường Kiệt đã khẳng định rằng, cùng với hoạt động quân sự thì đồng thời dùng "biện sỹ bàn hoà, không nhọc tướng ta, khỏi tốn máu mủ mà bảo an được tông miếu".

Trần Quốc Tuấn đã đúc kết: Hoà mục là một đạo rất hay cho việc trị nước, dùng binh; hoà ở trong nước thì ít dụng binh, hòa ở biên cương thì không sợ báo động.

Nguyễn Trãi coi trọng kết hợp giữa tác chiến với ngoại giao tâm công để đánh vào lòng địch. Những bức thư binh vận, địch vận của Nguyễn Trãi với những lý lẽ đầy sức thuyết phục là "vũ khí mạnh như vũ bão, sắc như gươm đao", "có sức mạnh của 10 vạn quân".

Sau kết thúc thắng lợi những cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, các triều đại phong kiến luôn chú trọng củng cố phên dậu, xây dựng binh cường, kết tình "giao hảo" khôn khéo, mềm dẻo để gìn giữ hoà bình, bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước, ngăn ngừa chiến tranh./.

KML/Nh

          

1 nhận xét:

  1. Việt Nam luôn ngoại giao hết sức khôn khéo, mềm dẻo để gìn giữ hoà bình, bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước, ngăn ngừa chiến tranh

    Trả lờiXóa