Đến với chủ nghĩa Mác- Lênin- học thuyết cách mạng đúng đắn
nhất, khoa học nhất và tìm được lý luận tiên tiến soi đường, lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc trở về Quảng Châu- Trung Quốc, chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ
chức cho sự ra đời của chính Đảng kiểu mới ở Việt Nam. Cũng trong những năm
tháng đó, một trong những nội dung Người giảng cho những người yêu nước Việt
Nam là phải nắm vững và không ngừng nâng cao trình độ lý luận, đặc biệt là gắn
liền lý luận với thực tiễn. Vì vậy, lời của Lênin: “Không có lý luận cách mệnh
thì không có cách mệnh vận động”[1] đã được in trang trọng ngay phần
mở đầu của tác phẩm Đường Kách mệnh (1927)- tác phẩm kinh
điển gối đầu của những người cách mạng Việt Nam.
Sau đó, chủ nghĩa Mác-Lênin vào được Việt Nam, tỏ rõ sức sống
mãnh liệt, được bổ sung và phát triển trong điều kiện cụ thể của Việt Nam cũng
chính là nhờ Chủ tịch Hồ Chí Minh- Người luôn đứng vững trên nguyên
tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Cùng với việc chống giáo điều
trong học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, những người cộng sản Việt Nam còn phải
chống giáo điều trong vận dụng lý luận cũng như kinh nghiệm của nước khác,
như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Không chú trọng đến đặc điểm của
dân tộc mình trong khi học tập kinh nghiệm của các nước anh em, là sai lầm
nghiêm trọng, là phạm chủ nghĩa giáo điều[2]. Tránh cả hai loại giáo điều này,
thì biện pháp cơ bản là phải gắn lý luận với thực tiễn cách mạng nước
nhà. Trên tinh thần đó, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lấy chủ nghĩa Mác-
Lênin làm kim chỉ nam, trở thành đội tiền phong của giai cấp công nhân và của
cả dân tộc. Trong suốt những năm lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc cách mạng
giải phóng đất nước “Đảng ta không những đã giành được quyền lãnh đạo cách mạng
trong cả nước mà còn giữ vững được quyền lãnh đạo đó trên mọi lĩnh vực”[3].
Tuy nhiên, trong quá trình Đảng ta cầm quyền, lãnh đạo toàn dân
vừa bảo vệ thành quả của cuộc cách mạng tháng Tám 1945 và xây dựng chế độ xã
hội mới, thì đã xuất hiện những bất cập. Bên cạnh những thành tích rất đáng tự
hào, cũng đã có không ít những bài học đau lòng xảy ra trong thực tế. Đó là khi
người cán bộ, đảng viên phần lớn xuất thân từ nông dân và công nhân, chưa có
điều kiện, thậm chí không có điều kiện học tập, nghiên cứu đến nơi đến chốn,
nên trình độ còn nhiều hạn chế. Họ tuy nhiệt thành cách mạng, gương mẫu đi đầu,
trưởng thành trong phong trào, song sự yếu kém về trình độ, và thói quen “ít
đọc sách và suy nghĩ” đã dẫn họ (với trọng trách mình đang nắm giữ) mặc nhiên
làm việc theo chủ nghĩa kinh nghiệm, đầy cảm tính. Họ coi lý luận là việc của
những người lãnh đạo cấp cao, của các nhà lý luận. Còn với họ, lý luận chỉ ràng
buộc tư tưởng, gò bó hành động.
Thiếu hụt về trình độ văn hóa, yếu lý luận, đặc biệt là đuối kém
trong việc nắm bắt những nguyên lý lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin đã khiến họ
gặp phải không ít khó khăn và lúng túng khi tiếp thu bản chất, tinh thần của
những nguyên lý mác xít này. Do trình độ lý luận thấp, họ đã tuyệt đối hóa các
nguyên lý của học thuyết cách mạng khoa học, đồng thời coi đó là những chân lý
bất biến trong tư duy của mình. Từ đó dần sa vào giáo điều, chủ quan duy ý chí,
kinh nghiệm chủ nghĩa, dẫn đến hành động một cách cứng nhắc, sai lầm.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở rằng: muốn khẳng định và
giữ vững vị thế của một Đảng cầm quyền, đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng phải
“có lý tưởng, có tinh thần thiết thực và công tác thực tế hợp lại mới là người
đảng viên tốt”[4]. Muốn đạt được điều đó, phải học, làm nghề gì cũng phải học,
vì “cách mạng tiến lên mãi, Đảng tiến lên mãi”. Lý luận khoa học mà Người
nắm vững, vận dụng một cách sáng tạo và điều kiện cụ thể của Việt Nam và luôn
mong mọi cán bộ, đảng viên được trang bị, thấm nhuần chính là lý luận Mác-
Lênin, lý luận cách mạng nhất, thiết thực nhất chỉ đạo mọi hành động.
Chăm lo đến công tác đào tạo cán bộ, đặc biệt là cán bộ lý
luận, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: lý luận có vai trò hết sức to lớn
đối với thực tiễn, lý luận "như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho
chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt
mà đi"[5]. Người cũng nói: "Làm mà không có lý luận thì không khác gì
đi mò trong đêm tối vừa chậm chạp vừa hay vấp váp"[6], nên nhấn mạnh cán
bộ, đảng viên cần nhớ: “Học chủ nghĩa Mác-Lênin là học tập cái tinh thần xử trí
mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình; là học tập những
chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác-Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn
cảnh thực tế của nước ta. Học để mà làm. Lý luận đi đôi với thực tiễn”[7]. Cũng
theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trang bị lý luận Mác- Lênin cho đội
ngũ cán bộ, đảng viên là yêu cầu cần thiết, vì trong chiến tranh hay trong hòa
bình, lý luận cũng giúp người cán bộ, đảng viên nắm cái tinh thần và nguyên tắc
xử trí đối với công việc, đồng thời giúp mọi người sống tình nghĩa với nhau.
Tháng 6/1968, khi làm việc với một số cán bộ Ban Tuyên huấn TƯ Đảng về xuất bản
loại sách người tốt việc tốt, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn căn dặn: Hiểu chủ nghĩa
MácLênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà
sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác Lênin được. Đó
chính là: "Học tập lý luận thì nhằm mục đích để vận dụng chứ không phải
học lý luận vì lý luận, hoặc để tạo cho mình một cái vốn lý luận để sau này đưa
ra mặc cả với Đảng"[8].
Bài viết rất hay
Trả lờiXóa