Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Thiếu úy Hoàng Thọ Mạc, Đại đội trưởng Đại đội 3, Tiểu đoàn 66, Trung đoàn Bộ binh cơ giới 202 (nay là Lữ đoàn Xe tăng 202) được phối thuộc cho Sư đoàn 320B tiến công trên hướng bắc vào Sài Gòn.
Sáng
30-4-1975, sau khi đánh chiếm Lái Thiêu, xe thiết giáp K63 số hiệu 454 do
Thiếu úy Hoàng Thọ Mạc chỉ huy dẫn đầu đội hình thọc sâu tiến về cầu Vĩnh
Bình (trên quốc lộ 13, bắc qua sông Sài Gòn, cách trung tâm thành phố 5km). Đây
là cây cầu có vị trí rất quan trọng, địch lập tuyến phòng thủ với xe tăng,
thiết giáp, nhiều lớp vật cản và công sự kiên cố. Ta và địch giành giật nhau
từng mét cầu.
Ở
khoảng cách gần, khó phát huy hỏa lực pháo tăng, sau khi báo cáo cấp trên,
Hoàng Thọ Mạc chỉ huy đơn vị bắn chế áp địch. Lợi dụng thời gian hỏa lực địch
bị chế áp, anh lao từ trên xe xuống mặt cầu, rút khẩu K54, khoát tay ra hiệu
cho đồng đội phía sau tiến lên. Súng ngắn hết đạn, anh sử dụng B40, AK, lựu
đạn… cùng đồng đội tiêu diệt 1 xe thiết giáp M113; 2 xe tăng M41 và nhiều sinh
lực địch.
Bất
giờ, một quả đạn M79 nổ ngay trước mặt, mảnh đạn găm vào ngực, anh gắng gượng
với vết thương, tự băng bó rồi tiếp tục chỉ huy đơn vị chiến đấu. Địch không
chống nổi sức tiến công mạnh mẽ, lùi dần về sau nhưng vẫn dùng hỏa lực bắn mạnh
vào điểm đầu cầu.
Nắm
thời cơ, Hoàng Thọ Mạc gắng gượng với vết thương tiếp tục dẫn đầu đội hình
nhanh chóng tiến lên chiếm cầu. Một chớp lửa lóe lên nổ bên cạnh, trong khoảnh
khắc ấy Hoàng Thọ Mạc đã lao qua, xô người chiến sĩ chạy bên cạnh ngã xuống rồi
nằm đè lên, che đạn cho đồng đội…
Trước
sự hy sinh anh dũng của đại đội trưởng, nghẹn ngào , tất cả bật dậy tiến công
mạnh mẽ về phía quân thù. Sự mưu trí, dũng cảm và ngọn lửa căm thù họ đã đè bẹp
sức kháng cự của địch, mở toang cánh cửa phía bắc cho đại quân thần tốc tiến
vào trung tâm Sài Gòn.
Liệt
sĩ Hoàng Thọ Mạc được truy tặng Huân chương Quân công giải phóng hạng Ba ngay
sau trận đánh và truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân ngày 23-9-1975.
Khẩu
súng ngắn K54 từng theo anh chiến đấu trong nhiều chiến dịch nay được trưng
bày tại Bảo tàng Lực lượng Tăng thiết giáp vẫn đang tiếp tục “kể” câu chuyện về
người đại đội trưởng xe tăng mưu trí, dũng cảm, đã ngã xuống ngay cửa ngõ Sài
Gòn chỉ vỏn vẹn hơn một tiếng đồng hồ trước giờ toàn thắng./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét