Nước Việt Nam chúng ta nằm dưới sự cai trị của chế độ Phong kiến nhiều năm, kể từ ngày Pháp nổ súng đánh vào cửa biển Sơn Trà - Đà Nẵng năm 1858 và chính thức mất nước năm 1884. Nhà Nguyễn với chính sách "bế quan tỏa cảng", dẫn đến không theo kịp đà phát triển của khoa học, kỹ thuật, đất nước dần lạc hậu và bị xâm lược như mỗi lẽ tất yếu của chân lý thuộc về kẻ mạnh. Vậy nên dễ hiểu khi bị xâm lược và trở thành thuộc địa của Thực dân Pháp một thời gian dài. Mà bản chất của thực dân là bóc lột thuộc địa và chế độ ngu dân, cái ngu dân để trị ấy, có vẻ ám ảnh mãi không thôi. Hiện nay một bộ phận người dân vẫn mang tư tưởng tự nhục, không phải vì họ không có học, thiếu nhận thức mà là vì tư tưởng me Tây, sính ngoại đã ngấm vào máu thịt của nhiều tông tộc, truyền lại cho con cháu họ. Dần dà, vào thời hội nhập, chịu ảnh hưởng của "truyền thông phương Tây" cũng như "báo chí kền kền" trong nước, một thảm họa gọi là "văn hóa tự nhục" từ đó mà sinh ra.
Vũ Trọng Phụng, ông vua phóng sự đất Bắc là người để lại cho đời nhiều tác phẩm kinh điển. Số Đỏ lột tả bản chất của những kẻ mang tiếng là dân trí thức có chút của cải, đọc dăm tờ lá cải, học theo vài thứ văn hóa méo mó do Pháp đưa sang rồi tự xem mình là thượng đẳng, chê bai văn hóa truyền thống. Hay làn sóng văn minh phương Tây cưỡng ép đã tạo nên những sự thay đổi lố lăng, kệch cỡm với đủ trò giả trá, mị dân mà xóm Thị Cầu (Kỹ nghệ lấy Tây) là ví dụ minh họa cho sự biến đổi đầy chua chát đó. Những tưởng những thứ đó đã được cuốn trôi theo vũ bão của phong trào cách mạng, của thắng lợi huy hoàng khi đất nước đánh tan ách đô hộ, xâm lược của ngoại bang. Nhưng không, thứ tư duy quái thai, vong bản đó vẫn tồn tại và hiển hiện thường xuyên trên các diễn đàn, ngay trong tư tưởng của một bộ phận không nhỏ người Việt Nam.
Ngày nay, tuy trình độ dân trí tăng cao nhưng hệ lụy của chế độ ngu dân của Pháp còn ảnh hưởng đến tận bây giờ. Nhiều người trong số chúng ta vẫn mang tư duy nô lệ, tự xem văn hóa phương Tây là thượng đẳng và chê bai văn hóa cổ truyền, nâng cao Tây lên mây xanh và tự dè bĩu, khinh miệt chính đồng bào mình. Áo dài được xem là Quốc phục của người Việt Nam qua tiến trình phát triển của nền văn minh Hồng Lạc, thế nhưng khi đất nước mong muốn bảo tồn văn hóa truyền thống thì đám lều báo, báo lá ngón lại bỉ bôi, phì cả ra ngoài theo cái bỉu môi dài thườn thượt khi có vận động viên mang áo dài trong một cuộc thi chạy ở Huế.
Họ cho như thế là phản cảm, là xấu xí. Thế nhưng, khi người Anh ăn lông ở lỗ, trần truồng trước cung điện Alexandra thì "những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng" thuộc báo Tuổi Trẻ cho đó là "khoả thân vì nghệ thuật". Tâng bốc, ca ngợi hết lời. Như thể cô Tuyết trong Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng được tiếp cận với áo cooc sê với các mốt kiểu mới như "ởm ờ", "hãy chờ một phút" hay hân hoan, vui mừng kiểu bà Phó Đoan được Tây phong cho "tiết hạnh khả phong", cho dù bà Phó Đoan "trinh tiết" cũng ngang hàng với kỹ nữ lầu xanh. Chao ôi! Đất nước đã giải phóng, thống nhất lâu rồi nhưng tư tưởng me Tây, sính ngoại và tự nhục về văn hoá dân tộc của một bộ phận không nhỏ người dân xứ An Nam thì vẫn còn cần có một "trận mưa rào" để xoá sạch vết nhơ nhớp khó gột rửa đó.
Vũ Trọng Phụng có đội mồ sống dậy cũng chỉ biết ngửa mặt lên trời mà than rằng: một lũ vong bản, một lũ vong quốc nô, một bọn lai căng, một lũ bội tình. Nói như cụ Phan Chu Trinh là cần phải khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, đưa ánh mặt trời chói lọi để xoá hết mây mù u tối của tư duy nô lệ./.
Yêu nước ST.
sao nhiều người cuồng Tây đến như vậy
Trả lờiXóa