Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống đã
gây ra tệ tham nhũng, tiêu cực trong xã hội, đây xác định là những thói hư, tật xấu và là một vấn
nạn của xã hội mà các quốc gia đều phải đối mặt, phải đấu tranh để loại bỏ nó
khỏi xã hội.
Tham nhũng là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong
của chế độ. Trong thời gian qua, đảng và Nhà nước ta đã tích cực đấu tranh
để đẩy lùi tệ tham nhũng, tiêu cực trong xã hội. Xong, các thế lực thù địch
đã lợi dụng việc phòng, chống tham nhũng để xuyên tạc đường lới, chủ trương
của Đảng, bóp méo sự thật về công tác phòng chống tham nhũng tiêu cực. Đây
là những thủ đoạn nhằm chia rẽ nội bộ Đảng, Nhà nước; giữa Đảng, Nhà nước và
Nhân dân ta; gieo rắc tâm lý hoài nghi, dao động, làm cho nhân dân mất niềm tin
vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Đấu tranh phòng chống tham nhũng tiêu cực là nhiệm vụ
rất quan trọng, nhưng cũng vô cùng khó khăn, phức tạp, đòi hỏi chúng ta phải tiến
hành kết hợp với nhiều giải pháp đồng bộ ở tất cả các cấp, các ngành, tích cực,
chủ động và có trọng tâm, trọng điểm; phải xây dựng cho được một cơ chế phòng
ngừa và kiểm soát chặt chẽ, một cơ chế răn đe, trừng trị nghiêm khắc và lấy
phòng là chính.
Để công tác phòng, chống tham nhũng có hiệu quả, chúng ta phải kết hợp vừa kiên trì giáo dục, quản lý, ngăn ngừa, răn đe, không để xảy ra tham nhũng, vừa phải cảnh giác, đấu tranh với những âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, phần tử xấu lợi dụng đấu tranh phòng, chống tham nhũng để kích động, chia rẽ, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta. Vấn đề này cần có sự tự giác, sự thống nhất cao về ý chí, hành động và tổ chức thực hiện.
Trong điều kiện mới, chúng ta cần cảnh giác với thủ đoạn của các thế lực thù địch, tiếp tục kiên trì đấu tranh để đẩy lùi tệ tham nhũng, tiêu cực của xã hội, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét