Bất chấp những nỗ lực và thành quả Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã đạt được suốt nhiều năm qua, các đối tượng thù địch, chống phá cực đoan không ngừng xuyên tạc con đường mà chúng ta lựa chọn hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, âm mưu lật đổ chế độ. Thực tế này đòi hỏi chúng ta luôn cần tỉnh táo nhận diện và đấu tranh phản bác kịp thời, hiệu quả.
Trước hết, cần phải khẳng định rằng, quyền lực của Nhà nước xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam là thống nhất bởi đó là quyền lực của nhân dân cho nên không
thể có sự phân chia cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào trong bộ máy nhà nước.
Quyền lực nhà nước dẫu là lập pháp, hành pháp hay tư pháp đều có chung một
nguồn gốc thống nhất là từ nhân dân mà ra, do nhân dân ủy quyền, giao quyền cho
những người trong bộ máy nhà nước. Đây là nguyên tắc thể hiện bản chất dân chủ
của Nhà nước.
Đảng lãnh đạo Nhà nước không có nghĩa là Đảng đứng trên Nhà nước, làm
thay Nhà nước, đứng trên, đứng ngoài Hiến pháp, pháp luật Nhà nước ban hành mà
là để bảo đảm giữ đúng bản chất dân chủ của Nhà nước. Điều đó cũng đồng nghĩa
với việc cán bộ, đảng viên trong Đảng vừa phải tuân thủ Điều lệ Đảng đồng thời
phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật do Nhà nước ban hành trên cơ sở thể chế hóa
các chủ trương, đường lối phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
của Đảng vì lợi ích chung của nhân dân và sẽ bị xử phạt nghiêm minh nếu vi phạm
pháp luật. Đảng lãnh đạo Nhà nước là để tăng cường kiểm soát quyền lực nhà
nước, bảo đảm cho quyền lực này được sử dụng đúng mục đích. Đảng lãnh đạo Nhà
nước thông qua phương thức lãnh đạo rõ ràng được ghi nhận trong Cương lĩnh và
các Văn kiện Đại hội Đảng.
Các tổ chức của Đảng và đảng viên, nhất là tổ chức, đảng viên hoạt động
trong các cơ quan nhà nước vừa phải gương mẫu, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật,
vừa phải nêu cao vai trò tiên phong trong thực hiện chủ trương, đường lối, các
quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước” (Đảng Cộng sản Việt Nam:
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia Sự
thật, Hà Nội 2021, t.1, tr.196-197). Từ đây có thể khẳng định, chỉ có giữ vững
được sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với Nhà nước thì quyền lực nhà nước mới
được kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm được tổ chức, thực thi vì lợi ích chung của
nhân dân và cũng chỉ khi đó Nhà nước mới thật sự là nhà nước của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân.
Thời gian tới, để sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước đạt được mục
tiêu giữ vững bản chất dân chủ của Nhà nước, để quyền lực nhà nước, chính quyền
nhà nước thật sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân thì cần thiết phải
tập trung xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch vững mạnh về mọi mặt, đặc biệt là
phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà
nước nói riêng và đối với hệ thống chính trị nói chung đáp ứng yêu cầu, nhiệm
vụ trong giai đoạn mới theo tinh thần Đại hội XIII và Nghị quyết số 28-NQ/TW
ngày 17/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về
tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống
chính trị trong giai đoạn mới.
Thực tế, những quan điểm thù địch
xuyên tạc bản chất của Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa luôn nhằm hướng tới
mục tiêu làm thay đổi bản chất dân chủ của Nhà nước, xóa bỏ sự lãnh đạo của
Đảng đối với Nhà nước nhằm làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa trong xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói riêng và quá trình xây dựng, phát
triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay nói chung.
Do đó, mỗi người dân Việt Nam cần luôn đề cao cảnh giác, tỉnh táo nhận
diện rõ bản chất xấu xa và mục đích đen tối của các thế lực thù địch và kiên
quyết đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, tăng cường bảo vệ
nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong tình hình mới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét