Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng
và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền
sinh họat tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Tín ngưỡng tôn giáo là nhu
cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong
quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp
luật, Nhà nước không phân biệt đối xử với một tôn giáo nào. Người có tín ngưỡng,
tôn giáo và người không tín ngưỡng, tôn giáo đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Người có tín ngưỡng, tôn giáo và người không
có tín ngưỡng, tôn giáo phải tôn trọng lẫn nhau; không ai được xâm phạm quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Không ai được quyền bắt người khác từ
bỏ tín ngưỡng, tôn giáo mà họ đang theo. Tín đồ và chức sắc các tôn giáo không
được tuyên truyền lôi kéo, công kích tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.
Hiện nay, các thế lực thù địch đanh ráo riết, kích động mâu thuẫn giữa
người dân tộc thiểu số với người Kinh, kích động chống đối chính
quyền nhằm phá hoại chính sách đại đoàn kết của Đảng, Nhà nước ta. Cùng với
hoạt động tuyên truyền xuyên tạc, các thế lực thù địch còn lợi dụng những tồn tại của lịch sử
ra sức kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, tư tưởng ly khai, tự trị của các dân
tộc trên các địa bàn chiến lược để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phá
hoại sự đoàn kết thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Do vậy, Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân
được Nhà nước bảo đảm bằng pháp luật. Vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
của Nhân dân là vi phạm pháp luật, phải bị xử lý bằng pháp luật. Lợi dụng quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo để gây rối, làm mất an ninh quốc gia, trật tự an
toàn xã hội, chống đối Đảng, Nhà nước cũng là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo của nhân dân, phải bị pháp luật xử lý.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét