Vì sao họ điên cuồng chống phá V.I. Lênin
Giống như trước đây, những người chống chủ nghĩa Mác – Lênin đã quy trách nhiệm cho “sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Liên Xô và Đông Âu là do sai lầm của C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I Lênin. Lần này, lợi dụng cuộc xung đột quân sự Nga – Ucraina, người ta “mượn cái cớ ấy”, xúm lại, cùng vào hùa chống V.I. Lênin, nhất là vào dịp kỷ niệm 163 năm Ngày sinh của ông (22/4/1870-22/4/2023). Tại sao cho đế tận bây giờ, các thế lực thù địch lại phải để tâm sức chống phá V.I. Lênin một cách điên cuồng như vậy?
V.I. Lênin – một trong những nhà bác học vĩ đại nhất trong cách mạng và là người thực hiện cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong khoa học. Ông là một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong thế giới đương đại. Tên tuổi, cuộc đời, sự nghiệp và chủ nghĩa Lênin gắn bó mật thiết và trở thành một cấu phần đặc biệt quan trọng trong chủ nghĩa Mác – Lênin, nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của của các Đảng Cộng sản; trong đó có Đảng Cộng sản Việt Nam.
V.I. Lênin đã kế tục trung thành, bảo vệ và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác, đã cùng các đồng chí của mình lãnh đạo nhân dân Nga làm nên cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, xóa bỏ chế độ áp bức, bóc lột, bất công; mở ra thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản (CNTB) lên CNXH và cách mạng vô sản trên phạm vi toàn thế giới. Đó là điều giải thích rõ ràng nhất tại sao mọi loại kẻ thù lớn, nhỏ của chủ nghĩa Mác – Lênin lại ra sức xuyên tạc, bôi nhọ, phủ nhận vai trò, vị thế và tầm ảnh hưởng của V.I. Lênin trong phòng trào cộng sản và công nhân quốc tế. Đồng thời, tìm mọi cách để xuyên tạc bản chất khoa học, cách mạng học thuyết của V.I. Lênin và thành quả Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại do V.I. Lênin lãnh đạo.
Nếu không tạo nên giá trị trong bảo vệ, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác, chắc chắn V.I. Lênin không phải chịu “búa rìu” dư luận và sự tấn công, chống phá điên cuồng từ nhiều phía của các thế lực thù địch, phản động và cơ hội chính trị. Nếu không bổ sung, phát triển toàn diện, đồng bộ cả ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác với hệ thống luận điểm mới, sáng tạo; chắc chắn chủ nghĩa Mác không thể đạt đến tầm cao về thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng, trở thành hạt nhân lý luận của hệ tư tưởng vô sản. Và do đó, không thể đáp ứng những đòi hỏi cấp bách của cuộc cách mạng vô sản trong đấu tranh chống CNTB bản độc quyền chuyển thành chủ nghĩa đế quốc và chuẩn bị các điều kiện cần và đủ để Cách mạng Tháng Mười Nga nổ ra, giành thắng lợi vĩ đại
Sự thâm thù, phản kháng và chống đối quyết liệt của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị là muốn “phủ định sạch trơn” những cống hiến vĩ đại của V.I. Lênin vì ôngvà cộng sự đã làm cho chủ nghĩa Mác sống động hơn, trở thành hệ thống lý luận hoàn bị nhất, sâu sắc nhất, chắc chắn nhất, là “công cụ nhận thức vĩ đại” để giai cấp công nhân nhận thức và cải tạo thế giới.
Làm sao các thế lực thù địch có thể “kê cao gối để ngủ” khi chủ nghĩa Lênin và Cách mạng Tháng Mười Nga được coi là sản phẩm phát triển chín muồi của chủ nghĩa Mác trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, là sự hội tụ, kết tinh, liên tục đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững hệ tư tưởng vô sản, khẳng định sự tất thắng của mục tiêu, con đường đi tới CNXH của giai cấp công nhân và nhân loại tiến bộ trong thời đại cách mạng vô sản.
Hơn thế, các thế lực thù địch không thể chịu dựng nổi cái tinh thần kiên quyết, kiên trì đấu tranh chống mọi loại kẻ thù “lớn, nhỏ của chủ nghĩa Mác”, bảo vệ giá trị và ý nghĩa lý luận – thực tiễn của chủ nghĩa Mác; nêu tấm gương mẫu mực về sự trung thành, đổi mới sáng tạo trong kế thừa, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác – hệ tư tưởng của giai cấp vô sản trong điều kiện lịch sử mới.
Sức sống mãnh liệt của một học thuyết nhân văn, nhân đạo
Sự thống nhất biện chứng về quan điểm, lập trường thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng giữa chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa Lênin đã gắn kết chặt chẽ tên tuổi, cuộc đời, sự nghiệp và số phận của các ông với giai cấp công nhân, với hệ tư tưởng của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh xóa bỏ mọi áp bức, bóc lột, bất công; xây dựng chế độ xã hội mới tốt đẹp – xã hội XHCN, giai đoạn đàu của CNCS. Vì lẽ đó, chủ nghĩa Lênin được coi là chủ nghĩa Mác trong thời đại mới – thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH và cách mạng vô sản trên phạm vị toàn thế giới.
Chủ nghĩa Mác đã được tiếp nối bằng sức sống đầy sinh khí của chủ nghĩa Lênin trên cơ sở thống nhất biện chứng giữa lập trường, quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa cộng sản và các giá trị nhân văn, nhân đạo. Điều đó cho phép toàn bộ học thuyết của V.I. Lênin hợp thành nền tảng tư tưởng, trở thành tài sản lý luận đồ sộ của giai cấp công nhân: chủ nghĩa Lênin chính thức trở thành chủ nghĩa Mác – Lênin – nguồn năng lượng dồi dào, động lực mới tạo nên sức mạnh vô địch và là cấu phần đặc biệt quan trọng trong nền tảng tư tưởng của các Đảng Cộng sản. Trong chiều sâu của sợi dây truyền ấy, người có công kết nối, xây dựng, tạo nên tượng đài dân tộc Việt Nam -thời đại Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới là Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.
Với linh hồn sống động của chủ nghĩa Mác là phép biện chứng duy vật và giá trị nhân văn sâu sắc, V.I. Lênin đã đưa chủ nghĩa Mác – Lênin trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của các Đảng Cộng sản; giúp họ có đủ sức mạnh để quy tụ, tập hợp, khai thác và phát huy sức mạnh tổng hợp của giai cấp công nhân và nhân dân tiến bộ, thực hiên cuộc cách mạng “đổi đời” trên cơ sở nhận định đúng đắn và chính xác bản chất, đặc điểm thời đại để định hướng chiến lược và sách lược đấu tranh; phản ánh đúng đắn các qui luật vận động, phát triển của thế giới khách quan và con đường tất yếu phải đi tới của cách mạng vô sản.
V.I. Lênin phân tích thấu đáo tình hình, tìm ra những đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa đế quốc, các mâu thuẫn cơ bản của thời đại, của xã hội Nga và khẳng định chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn tột cùng của CNTB. Từ đó, V.I. Lênin phát hiện qui luật phát triển không đều về kinh tế và chính trị của CNTB, chỉ rõ giới hạn tồn tại của CNTB, thời cơ đang đến và giai cấp vô sản cần triệt để lợi dụng các mâu thuẫn trong lòng CNTB để chiến thắng nó ở nơi tập trung những mâu thuẫn gay gắt nhất, ở khâu yếu nhất của sợi dây truyền trong hệ thống TBCN.
Quan điểm của V. I. Lênin về cách mạng XHCN có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, vạch ra con đường đi tới với triển vọng thắng lợi của cách mạng vô sản ở một số nước, thậm chí ở một nước, đồng thời nhấn mạnh vai trò chủ động, tích cực sáng tạo của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh chống mọi loại kẻ thù. Luận điểm này đã làm cho các thế lực thù địch căm giận điên cuồng, đã tìm mọi cách xuyên tạc học thuyết của V.I. Lênin.
Để cách mạng thắng lợi hoàn toàn, V.I. Lênin yêu cầu phải bảo đảm quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp công nhân, đứng đầu là bộ tham mưu chiến đấu có tổ chức và là tổ chức cao nhất là Đảng Cộng sản và không ngừng phát triển lý luận tiên phong. Cùng với đó, phải xây dựng khối liên minh công nông và khối đại đoàn kết giữa các dân tộc vững chắc; kiên quyết thực hiện chuyên chính vô sản; ra sức đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội; làm cho CNXH ngày càng nhiều hơn, dân chủ nhiều hơn.
Giá trị và ý nghĩa hiện thực của Cách mạng Tháng Mười Nga, đặc biệt là những cống hiến vĩ đại của V.I. Lênin đối với việc khai mở con đường thực hiện tiến bộ xã hội, đưa các dân tộc thuộc địa thoát khỏi ách áp bức, bóc lột, trở thành chủ nhân xây dựng cuộc sống mới, sống trong hoà bình, độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc, đã và đang làm cho các thế lực thù địch “ăn không ngon ngủ không yên”, tìm mọi cách chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN.
Chúng ta nhận thức sâu sắc rằng, phát triển không phải là một đường thẳng mà diễn ra quanh co, phức tạp. Sự ra đời, tồn tại, phát triển và sụp đổ của các nước XHCN ở Đông Âu và Liên Xô trong thập kỷ 90 của thể kỷ XX phần nào đã nói lên sự “dích dắc” đó. Song, không vì thế mà tiến trình lịch sử bị đảo lộn, bị “ngưng đọng”, “thụt lùi”; không vì thế mà xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lênin, co rằng nó “đã hết thời”, “đưa vào bảo tàng lịch sử” như ai đó đã tuyên truyền sai sự thật.
Chúng ta đều biết rõ, theo quy luật tiến hoá của loài người, lịch sử vẫn tiếp tục vận động và phát triển. Những tổn thất từ sự sụp đổ của một số nước XHCN ở Đông Âu và Liên xô là đáng tiếc nhưng nó chỉ có thể làm chậm bước tiến của nhân loại trên con đường đi lên CNXH. Song, nó cũng nói lên rằng, các thế lực thù địch không thể và không bao giờ xoá bỏ được lý tưởng Cách mạng Tháng Mười Nga cũng như mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH mà Đảng, Bác Hồ và dân tộc ta đã lựa chọn. Điều này đã được Đảng ta khẳng định: “Lịch sử đang trải qua những bước quanh co, phức tạp, song “loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới CNXH, vì đó là quy luật tiến hoá của lịch sử”2.
Sự sụp đổ của chế độ XHCN theo mô hình Xô viết ở Liên Xô và các nước Đông Âu đem lại cho chúng ta nhiều bài học sâu sắc, cần suy ngẫm, rút kinh nghiệm để chỉ đạo sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay: bất luận trong điều kiện, hoàn cảnh nào, người cộng sản đều phải kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lý tưởng Cách mạng Tháng Mười Nga, con đường cách mạng vô sản, luôn độc lập, tự chủ, năng động, sáng tạo, thường xuyên đổi mới, tỉnh táo đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong đó, đổi mới nhận thức, bổ sung, phát triển lý luận về đường lối đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc phù hợp với thời cuộc hiện nay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Còn sống mãi một niềm tin tất thắng
Học tập, tin theo V.I. Lênin, Hồ Chí Minh, chúng ta cần đổi mới nhận thức, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn cách mạng Việt Nam. Làm tốt điều này là thiết thực bảo vệ và góp phần tăng thêm sức sống cho chủ nghĩa Mác – Lênin – nền tảng tư tưởng của Đảng trong điều kiện lịch sử mới.
Có thể nói rằng, lý luận về đường lối đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo là một “sáng tạo” trong vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Không thể vì sự sụp đổ của chế độ XHCN theo mô hình Xô viết ở Liên Xô và Đông Âu mà ai đó đã vội quy kết, coi nó là “sự phá sản”, “sự sụp đổ” của chủ nghĩa Mác – Lênin, của lý luận về CNXH khoa học hay sự thất bại của lý tưởng Cách mạng Tháng Mười Nga.
Đối với nhân loại, chủ nghĩa Mác– Lênin chỉ có một và Cách mạng Tháng Mười Nga cũng chỉ có một, song con đường thực hiện lý tưởng XHCN mà chủ nghĩa Mác – Lênin và lý tưởng Cách mạng Tháng Mười đặt ra hoàn toàn không phải chỉ có một mà bằng nhiều con đường để đi tới đích, thực hiện mục tiêu, lý tưởng CSCN cao đẹp.
Không bao giờ đúng khi cho rằng CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ là kết quả sai lầm của chủ nghĩa Mác – Lênin, sự “phá sản” của lý tưởng Cách mạng Tháng Mười Nga. Đó chỉ là sự ngộ nhận và là quan điểm hoàn toàn sai trái, cần loại bỏ. Đó là kết cục đáng tiếc về sự sai lầm, khinh thường chủ nghĩa Mác – Lênin.
Điều đó cảnh báo chúng ta rằng, trong bất luận điều kiện, hoàn cảnh nào, người cộng sản đều phải tỉnh táo, sáng suốt, phải hiểu đúng và thực hiện nghiêm túc những nguyên tắc mácxít – lêninnít; phải lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động. Nếu kiên định, trung thành và biết vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thì cách mạng sẽ giành được thắng lợi. Ngược lại, nếu xa rời chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, coi thường hoặc giáo điều, rập khuôn máy móc thì nhất định sẽ mắc sai lầm và không thể tránh khỏi những tổn thất nặng nề, thậm chí phải trả giá đắt.
Một trong những bí quyết thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu mà Đại hội lần thứ XIII của Đảng vạch ra là bảo vệ vững chắc nền tảng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới, đặc biệt là nghiên cứu, khai thác những giá trị quý báu của chủ nghĩa Lênin, toàn bộ di sản mà Người để lại cho nhân loại, nhất là lý luận về xây dựng đảng mác xít kiêu mới, về chính sách kinh tế mới (NEP), về chiến tranh và hòa bình, v.v.. Qua đó, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn chủ nghĩa Lênin – ngọn nguồn bí mật đã đưa lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác, trở thành người cộng sản đầu tiên của Việt Nam và vì sao chúng ta phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH; vì sao cả nhân loại kính trọng V.I.Lênin và kiên quyết bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin./.
Chúng ta cần tỉnh táo, sáng suốt phân tích và nhận rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn tuyên truyền, lừa bịp của các thế lực thù địch; đồng thời kiên quyết đấu tranh bác bỏ và vạch trần những luận điệu xuyên tạc của chúng
Trả lờiXóa