Thứ Ba, 4 tháng 4, 2023

Cảnh giác khi tiếp cận thông tin trên mạng xã hội tránh rơi vào bẫy tự diễn biến, tự chuyển hoá

     Nhận diện và tinh lọc chuẩn hoá thông tin tránh "tự diễn biến, tự chuyển hoá" là một hoạt động khó khăn, phức tạp. Bởi lẽ, thông tin mà các đối tượng, tổ chức phản động thường sử dụng internet, mạng xã hội Facebook, YouTube, Twitter, Zalo… và các phương tiện truyền thông khác như các đài phát thanh, truyền hình VOA, RFA, BBC, RFI… để tuyên truyền xuyên tạc, chống phá bằng những thủ đoạn hết sức tinh vi, thâm độc, khó lường. Một trong những thủ đoạn nguy hiểm nhất mà họ thường sử dụng, đó là mượn các thông tin, sự kiện có thật đã xảy ra, được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng hay được phát tán thông qua mạng xã hội để lồng ghép, biên tập, sửa chữa và thêm thắt các tình tiết ngụy tạo, bóp méo rồi được tung ra như một dạng thông tin chính thống. Sau đó, thông qua các hình thức tán phát, như bình luận theo chuyên đề, kể chuyện lịch sử, hội luận, ý kiến chuyên gia, người trong cuộc, ngoài cuộc… để xuyên tạc, bịa đặt, bóp méo lịch sử, bóp méo sự thật. Cuối cùng, thông qua sự tương tác, bình luận (comment), ý kiến người đọc, người xem để định hướng dư luận theo ý đồ của họ. Với những thủ đoạn tinh vi, dàn dựng khá bài bản, có thể họ đã lừa phỉnh được một số người còn thiếu thông tin, nhận thức hạn chế, phiến diện. Thậm chí, có cả một bộ phận cán bộ, đảng viên còn mơ hồ, dao động, đã cố tình hoặc vô ý cổ xúy, tiếp sức cho các luận điệu sai trái, phản động, vô tình hay cố ý rơi vào các biểu hiện của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét