Trong công cuộc xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc, sự cần thiết phải nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức đảng,
chính quyền, đoàn thể nhân dân, đội ngũ cán bộ cơ sở vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và miền núi. Các thế lực thù địch lợi
dụng dân tộc, tôn giáo chống phá có thể gây ra nhiều tình huống khác, như: bạo
loạn, xung đột vũ trang, lấn chiếm biên giới. Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong
tình hình mới xác định: Chủ động ngăn ngừa, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động
chống phá của các thế lực thù địch; khắc phục tình trạng sơ hở, mất cảnh giác.
Thường xuyên phải nâng cao năng
lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, tôn giáo; tăng cường công tác đối ngoại, tạo môi trường quốc
tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đập tan âm mưu lợi dụng
dân tộc, tôn giáo gây biểu tình, bạo loạn của các thế lực thù địch, sẵn sàng
đánh thắng quân địch phát động chiến tranh xâm lược và phòng
ngừa, ngăn chặn có hiệu quả các nguy cơ xung đột, chiến tranh biên giới, biển
đảo.
Thực hiện đường lối, quan điểm
chỉ đạo của Đảng là phải ưu tiên nguồn lực nhà nước để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, nhất là đường giao thông, công
trình thủy lợi, trường học, trạm y tế. Đồng thời, xây dựng thế trận quốc phòng
toàn dân, thế trận an ninh nhân dân gắn với thế trận lòng dân vững chắc ở vùng
đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; chủ động nắm chắc tình hình, giải quyết
những mâu thẫn ngay từ cơ sở, kiên quyết không để xảy ra các điểm nóng, điểm
phức tạp về an ninh trật tự, đặc biệt ở các địa bàn chiến lược.
Tăng cường các biện pháp, tiếp tục củng cố, kiện
toàn tổ chức, hệ thống cơ quan và đội ngũ cán bộ dân vận theo quy chế lãnh đạo
công tác dân vận của Đảng bộ Quân đội. lựa chọn cán bộ có năng lực, tâm huyết,
kinh nghiệm là người dân tộc thiểu số tại địa phương làm công tác dân vận. Cần thiết
phải có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với cán bộ dân vận công tác ở vùng
sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, các địa bàn trọng yếu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét