Chủ động
đấu tranh
chống địch
lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có nhiều tôn giáo, với chủ trương “tôn
trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo” của Đảng và Nhà nước ta, thời gian qua, tình
hình tôn giáo ở nước ta tương đối ổn định, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
được tôn trọng, bảo đảm. Các tổ chức tôn giáo và đại bộ phận chức sắc, chức
việc, nhà tu hành hoạt động tôn giáo đúng quy định của pháp luật, tin tưởng vào
sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, đóng góp tích cực vào công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, với âm mưu “chính trị hóa tôn giáo” của các thế
lực thù địch đã làm cho đời sống tôn giáo bị tác động và không ngừng biến đổi,
tiềm ẩn nhiều “nguy cơ”, nổi lên các vấn đề như: Lợi dụng hoạt động tôn giáo vi
phạm pháp luật, thậm chí mang “màu sắc chính trị”; lợi dụng một số bất cập
trong quản lý tôn giáo để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước; mâu thuẫn nội bộ, tranh giành chức quyền, hoạt động tôn
giáo xa rời chuẩn mực đạo đức và văn hóa truyền thống dân tộc, trục lợi, sa sút
đạo hạnh... trong một số tổ chức tôn giáo; xuất hiện một số loại hội, nhóm mang
danh tôn giáo, đạo lạ. Gây khó khăn cho công tác tôn giáo, đồng thời là nguyên
nhân và điều kiện để các thế lực thù địch lợi dụng tiến hành các hoạt động gây
chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị - xã hội.
Chúng đẩy mạnh xuyên tạc Đảng và Nhà nước Việt Nam “đàn áp
tôn giáo”, Việt Nam “không có tự do tôn giáo”. Chúng cho rằng Luật Tín ngưỡng,
tôn giáo hiện nay là sự “đàn áp tôn giáo” bằng pháp luật của Nhà nước Việt Nam,
không tạo điều kiện cho các tôn giáo phát triển; từ đó, khoét sâu mâu thuẫn
giữa các tôn giáo với chính quyền các cấp. Đồng thời, móc nối, câu
kết với một số tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài thành lập hoặc
tích cực tham gia các hội, nhóm trái pháp luật, mang danh nghĩa tôn
giáo để tập hợp, phát triển lực lượng chống đối. Một số chức sắc cực đoan lợi dụng các vấn đề chính
trị - xã hội phức tạp để kích động tín đồ xuống đường biểu tình, gây mất ổn
định chính trị - xã hội. Đáng chú ý, với lý do “bảo vệ tự do tôn giáo”, một số
thế lực nước ngoài đã ban hành báo cáo, phúc trình, thậm chí là đạo luật, nghị quyết
“lên án” tình hình bảo đảm quyền con người của Việt Nam, nhất là trên lĩnh vực
tôn giáo, từ đó gây sức ép về ngoại giao, đồng thời gắn các vấn đề dân chủ và
nhân quyền trên lĩnh vực tôn giáo với các vấn đề về viện trợ kinh tế, đầu tư
phát triển, nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Lợi dụng vấn đề tôn giáo trong vùng đồng bào một số dân
tộc thiểu số; sự sa sút tính chân truyền trong các tôn giáo đã được Nhà nước
công nhận; điều kiện khó khăn về kinh tế, xã hội..., một số đối tượng đã thành
lập các hội, nhóm mang danh nghĩa tôn giáo, hoạt động vi phạm pháp
luật, gây mất đoàn kết dân tộc. Chẳng hạn, một số thế lực nước ngoài câu kết
với số đối tượng xấu trong nước lập ra các tổ chức dưới danh nghĩa tôn giáo
nhưng mang màu sắc chính trị, như cái gọi là “Tin Lành Đêga”, Hà Mòn ở khu
vực Tây Nguyên, các tổ chức Tin Lành riêng của người Mông ở khu vực Tây
Bắc và tổ chức “Liên đoàn Khmers Kampuchea Krom” (KKF) ở khu vực Tây Nam Bộ,
để kích động các hoạt động ly khai, tự trị ở các vùng trọng điểm, chiến lược,
ảnh hưởng nghiêm trọng tới khối đoàn kết toàn dân tộc và sự ổn định chính trị -
xã hội của đất nước.
Hoạt động lợi dụng tôn giáo và vấn đề tôn giáo để chia rẽ
khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị - xã hội là hoạt động
hết sức nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khối đại đoàn kết toàn dân
tộc, gây chia rẽ giữa các tôn giáo, giữa tôn giáo với chính quyền, giữa quần
chúng giáo dân và những người không theo tôn giáo, tạo ra những yếu tố phức
tạp, tiềm ẩn nguy cơ bùng nổ thành xung đột xã hội. Thực tế, đã xảy ra một số
vụ mâu thuẫn, xung đột trong nội bộ nhân dân có liên quan tới tôn giáo. Sự ổn
định chính trị - xã hội ở một số nơi, một số lúc đã bị ảnh hưởng. Do đó, nhận
diện, chủ động phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với hoạt động này có vai trò
quan trọng trong toàn bộ công tác tôn giáo cũng như bảo đảm sự ổn định chính
trị - xã hội ở Việt Nam.
Vì vậy, các cấp ủy, tổ chức đảng, mọi cán
bộ đảng viên cần nêu cao cảnh giác, tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức
của xã hội về tôn giáo và công tác tôn giáo. Cấp ủy, chính quyền các địa phương
cần tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của
Đảng về công tác tôn giáo, nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm đối với
công tác tôn giáo. Tăng cường công tác tuyên truyền về hoạt động tôn giáo và
đường lối, chính sách đúng đắn về tôn giáo của Đảng, Nhà nước. Đẩy mạnh công tác đối ngoại về tôn
giáo, chủ động tham gia các diễn đàn tôn giáo quốc tế và khu vực. Thông qua các
hoạt động hợp tác quốc tế, các cuộc đối thoại song phương và đa phương, các
diễn đàn quốc tế, ngoại giao nhân dân để cộng đồng quốc tế hiểu đúng đường lối,
chính sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, lên tiếng ủng hộ Việt Nam
trên các diễn đàn song phương và đa phương; cung cấp thông tin chính thống phục
vụ đấu tranh nhân quyền với các thế lực thù địch vu cáo Việt Nam về vấn đề “tự
do tôn giáo”. Tạo điều kiện và tổ chức tốt việc đón tiếp các cá nhân, tổ chức
quốc tế vào tìm hiểu tình hình, chính sách tôn giáo ở Việt Nam. Thông qua
các hoạt động này để thông tin kịp thời về thành tựu của Việt Nam trong lĩnh
vực bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời, tạo điều kiện cho các
cá nhân, tổ chức tôn giáo tham gia các hội nghị, diễn đàn quốc tế liên quan đến
tôn giáo.
Thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về tôn giáo. Các
bộ, ngành tiếp tục rà soát, kịp thời tham mưu cho Đảng, Nhà nước bổ sung, hoàn
thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cũng như các chính sách,
pháp luật khác có liên quan tương thích với Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các
điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Bảo đảm bình đẳng về trách nhiệm, quyền
lợi giữa các tổ chức tôn giáo, giữa tổ chức tôn giáo và các tổ chức xã hội
khác. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, đẩy
mạnh hướng dẫn các tổ chức tôn giáo hoạt động theo hiến chương, điều lệ đã được
Nhà nước công nhận và theo quy định của pháp luật. Xem xét, giải quyết thấu đáo
các nhu cầu sinh hoạt tôn giáo thuần túy của người dân trên địa bàn, phân biệt
sinh hoạt tôn giáo thuần túy và việc lợi dụng tôn giáo trong giải quyết các vụ,
việc phức tạp để loại bỏ yếu tố chính trị cực đoan ra khỏi hoạt động tín
ngưỡng, tôn giáo. Siết chặt kỷ cương, tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác
quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. Lồng ghép nội dung, nhiệm vụ công tác
tôn giáo với các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng có
đông đồng bào tôn giáo ở địa phương.
Kiên quyết đấu tranh với các hoạt động lợi
dụng tôn giáo để chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam. Các lực lượng chức năng
triển khai các phương tiện, biện pháp, nhất là đẩy mạnh công tác vận động quần
chúng tín đồ, tranh thủ chức sắc, cũng như vận dụng có hiệu quả biện pháp ngoại
giao để kiên quyết đấu tranh với các hoạt động lợi dụng tôn giáo chống phá Đảng
và Nhà nước ta của các thế lực thù địch. Kịp thời định hướng dư luận trước các
vấn đề “nổi cộm”, nhất là các vấn đề liên quan đến tôn giáo, thu hút sự quan
tâm sâu sắc của chức sắc, tín đồ tôn giáo. Đẩy mạnh đấu tranh phản bác các luận
điệu xuyên tạc về tình hình tôn giáo ở Việt Nam, hòng chia rẽ khối đại đoàn kết
toàn dân tộc. Nêu gương điển hình tiên tiến đối với các cá nhân, tổ chức tôn
giáo thực hiện tốt phương hướng hoạt động “sống tốt đời, đẹp đạo”; tích cực tham
gia các phong trào thi đua yêu nước ở các địa phương./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét