Trước hết, về mặt nhận thức, tư tưởng, cần xác định rõ: Chủ
nghĩa đế quốc (CNĐQ), các thế lực thù địch là đối tượng của cách mạng Việt Nam.
Họ đã và đang tiến hành chống phá cách mạng nước ta bằng chiến lược “Diễn biến
hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, “phi chính trị hóa” quân
đội. Do đó, chống “Diễn biến hòa bình” thực sự là “cuộc chiến” không khoan
nhượng, diễn ra hằng ngày, hằng giờ, hết sức quyết liệt, phức tạp. Trong đó,
đối tượng mà họ nhằm vô hiệu hóa, trước hết “phi chính trị hóa” là lực lượng vũ
trang nhân dân, nhất là QĐND và Công an nhân dân. Đây là lực lượng có chức năng
bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân. Mục tiêu của họ nhằm tách Quân đội khỏi sự
lãnh đạo của Đảng, làm cho Quân đội đứng ngoài chính trị, Đảng Cộng sản mất chỗ
dựa vững chắc, mất vai trò lãnh đạo đối với Quân đội, dẫn tới mất vai trò lãnh đạo
đối với Nhà nước và xã hội. Và, một khi vai trò lãnh đạo của Đảng bị vô hiệu
hóa, bị xóa bỏ, thì tất nhiên chế độ XHCN sẽ sụp đổ.
Để hiện thực hóa mưu đồ “phi chính trị hóa” quân đội và đạt mục
tiêu nêu trên, các thế lực thù địch sử dụng mọi lực lượng, phương tiện, tiền
bạc, vật chất và tiến hành bằng mọi biện pháp, mọi “chiêu bài” xảo quyệt, tinh
vi, thâm độc, nhưng nhìn chung các hoạt động diễn ra chủ yếu trên lĩnh vực
chính trị - tư tưởng. Nội dung mà họ tập trung tuyên truyền chống phá là chủ
nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, làm cho Quân đội ta từng bước rời bỏ
nền tảng tư tưởng của Đảng. Do đó, để chống mưu đồ “phi chính trị hóa” quân đội
của các thế lực thù địch đạt hiệu quả cao thì trước hết và quan trọng nhất là
phải chủ động đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ vững chắc
trận địa tư tưởng của Đảng trong Quân đội, cốt yếu là nền tảng tư tưởng của
Đảng. Theo đó, chúng ta phải luôn đề cao cảnh giác và phải chuẩn bị đầy đủ về
mọi mặt, cả lực lượng, phương tiện, vật chất đảm bảo,… với phương pháp tiến
hành (cách thức) linh hoạt, chủ động và có hệ thống giải pháp đồng bộ, tạo nên
sức mạnh tổng hợp để giành thắng lợi trong “cuộc chiến” quyết liệt này.
Về lực lượng, cần
có lực lượng đấu tranh rộng rãi là toàn dân và lực lượng nòng cốt được tổ chức
thành hệ thống trong các bộ, ban, ngành, đoàn thể chính trị, Mặt trận Tổ quốc
từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là các viện, trung tâm nghiên cứu, học
viện, nhà trường…; trong đó, Quân đội, Công an đóng vai trò xung kích của lực lượng
nòng cốt. Những người trong lực lượng nòng cốt phải gồm các nhà nghiên cứu,
khoa học có trình độ lý luận chính trị cao, kiến thức rộng, có bản lĩnh chính
trị vững vàng, giàu kinh nghiệm viết bài đấu tranh phản bác các quan điểm sai
trái, thù địch, nhất là thủ đoạn “phi chính trị hóa” quân đội.
Về phương tiện, gồm các phương tiện truyền thông, đấu tranh trên in-tơ-nét, các
trang mạng xã hội, Blog,… kết hợp với các phương thức tuyên truyền phong phú,
đa dạng, phù hợp với tình hình và đối tượng. Đối với các cơ quan báo chí, cần
có sự chỉ đạo chặt chẽ, định hướng kịp thời, phân công và phân cấp tuyên truyền
về các sự kiện một cách phù hợp; trong đó báo chí quân đội phải là lực lượng
nòng cốt, xung kích trong đấu tranh chống quan điểm “phi chính trị hóa” quân đội.
Về phương pháp đấu tranh, cần phải chủ động, linh hoạt, tránh thụ động
khi có sự việc phức tạp xảy ra mới tổ chức tuyên truyền, đấu tranh. Quá trình
thực hiện phải coi trọng đấu tranh trực diện, vạch trần âm mưu, thủ đoạn thâm
độc của các thế lực thù địch, hòng làm phai nhạt bản chất giai cấp, lý tưởng
cách mạng, mục tiêu chiến đấu của Quân đội, hoặc kích động gây mất đoàn kết nội
bộ, chia rẽ giữa Quân đội với Công an và Đảng, Nhà nước. Cần kết hợp đấu tranh
tuyên truyền chống các luận điểm “phi chính trị hóa” quân đội một cách thường
xuyên với tuyên truyền theo đợt (cao điểm), nhất là vào thời điểm tổ chức các
sự kiện lớn của đất nước và Quân đội.
Về chính sách và cơ chế, cần có chính sách, cơ chế hợp lý nhằm động viên, khuyến khích
và bảo vệ những người viết bài đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch,
trong đó có “phi chính trị hóa” quân đội. Đồng thời, có cơ chế cung cấp thông
tin, định hướng tuyên truyền kịp thời và quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức
năng chỉ đạo, quản lý báo chí và sự phối hợp giữa các cơ quan báo chí trong và
ngoài Quân đội để tạo nên sức mạnh tổng hợp trong đấu tranh chống quan điểm sai
trái, thù địch trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng./.
VHT.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét