Thứ Hai, 10 tháng 4, 2023

Dân tộc thiểu số ở Việt Nam

 


Như chúng ta đã biết dân tộc là những vấn đề phức tạp có liên quan chặt chẽ với nhau không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhất là các quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Lịch sử thế giới cho thấy, khi nào vấn đề dân tộc đ­­ược giải quyết thành công thì xã hội mới có sự ổn định và phát triển; nếu giải quyết không tốt sẽ dẫn đến xung đột, làm mất ổn định xã hội. Đảng, Nhà nước Việt Nam thường xuyên quan tâm thực hiện tốt công tác dân tộc, tạo động lực to lớn góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong những năm vừa qua. Trong gia đình các dân tộc Việt Nam, có 54 dân tộc anh em, dân tộc Kinh là dân tộc đa số, 53 dân tộc còn lại là dân tộc thiểu số. các dân tộc ở Việt Nam không có dân tộc nào là dân tộc bản địa. Thuật ngữ “Dân tộc thiểu số” thường dùng để chỉ những người thuộc các dân tộc (tộc người) có dân số ít hơn so với dân tộc đa số. Theo các nhà dân tộc học, để xác định một dân tộc (tộc người), cần phải dựa vào 3 tiêu chí cơ bản là: có chung ngôn ngữ, đặc điểm văn hóa và ý thức tự giác tộc người. Dựa vào các tiêu chí nói trên, trong những năm 70 của thế kỷ XX, Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) và Ủy ban Dân tộc đã thống nhất xác định các dân tộc, xây dựng Bảng Danh mục thành phần các dân tộc ở nước ta trình Hồi đồng Chính phủ đã ủy quyền co Tổng cục Thống kê chính thức công bố bảng danh mục thành phần các dân tộc nước ta gồm 54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh là dân tộc đa số, 53 dân tộc còn lại là dân tộc thiểu số.

Việc xác định thành phần dân tộc Việt Nam là căn cứ để thực hiện các cuộc Tổng điều tra dân số, phục vụ việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn văn hóa truyenf thống của các dân tộc, bảo đảm nguyên tắc các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét