Đồng thuận xã hội không
chỉ là mục tiêu mà còn là nguồn lực xã hội quan trọng nhằm góp phần triển khai
thành công chính sách trong thực tiễn. Với khả năng tạo dựng diễn đàn để đối
thoại và phản biện chính sách, báo chí và truyền thông tạo cầu nối giữa chủ thể
ban hành chính sách và đối tượng thụ hưởng chính sách. Truyền thông càng tham
gia đầy đủ vào các khâu của quy trình chính sách thì hiệu quả và tác động tích
cực của chính sách trong thực tiễn càng được nâng lên.
Để chính sách sát với
thực tiễn cuộc sống, được cuộc sống đón nhận, thể hiện được sự đồng thuận giữa
cơ quan ban hành và đối tượng thụ hưởng thì ngoài những yếu tố không thể thiếu
như năng lực, trình độ, nhận thức… của những người trực tiếp soạn thảo chính
sách thì ngày nay, việc truyền thông về chính sách đang ngày càng có vai trò
quan trọng. Thực tiễn đã chứng minh truyền thông tham gia chặt chẽ vào mọi khâu
liên quan đến chính sách, từ hoạch định, soạn thảo, hoàn thiện đến thực thi, điều
chỉnh chính sách. “Ở Việt Nam, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn chú ý đến
công tác truyền thông chính sách. Quan điểm nhất quán của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ là cởi mở với báo chí; mọi hoạt động của Chính phủ, của các cơ quan
Nhà nước đều phải công khai, minh bạch, công bố cho người dân được biết, trừ
những nội dung mật theo quy định. Quan điểm này nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây
dựng một Chính phủ hành động, liêm chính, kiến tạo phát triển, hướng vào phục
vụ người dân và doanh nghiệp”.
Nhận thức mang tính
phương pháp luận về truyền thông chính sách và đồng thuận xã hội là tiền đề
quan trọng để xây dựng mô hình truyền thông hiệu quả. Truyền thông chính sách
và đồng thuận xã hội có mối quan hệ mật thiết, truyền thông xây dựng đồng thuận
xã hội về chính sách và đến lượt mình, đồng thuận xã hội thúc đẩy quá trình
thực thi chính sách. Truyền thông hình thành văn hoá đối thoại; bảo đảm quyền
được biết của công chúng đồng thời xây dựng môi trường công khai, minh bạch cho
việc thảo luận, xây dựng và thực thi chính sách.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét