Ngày 02 tháng 4:
“Việc quản lý, kỷ luật tài chính kém, tinh thần trách nhiệm kém, kiểm tra đôn đốc kém và cho rằng bốn cái đó mở cửa cho tham ô lãng phí”.
Cách đây 100 năm, ngày 2-4-1923, tại tư gia luật sư Phan Văn Trường ở Paris, Nguyễn Ái Quốc đã họp bàn với nhiều Việt kiều đang sống ở Pháp về việc thành lập một tổ chức lấy tên là “Hội Thân ái” để giúp đỡ những đồng bào Việt Nam sống trên đất Pháp. Sau cuộc họp này, hội đã được thành lập ngay trong tháng 4-1923.
Ngày 2-4-1924, Tập san “Inprekorr” của Quốc tế Cộng sản (bản tiếng Pháp) đăng bài “Chủ nghĩa đế quốc Pháp dám làm những gì?” của Nguyễn Ái Quốc. Sau khi thuật lại sự kiện thực dân Pháp đồng lõa với đế quốc Anh ở Ấn Độ hay chính sách đối với những người dân Tripôli đang trốn sang lánh nạn tại Tuynidi vì bị đế quốc Ý l.ùng b.ắt, bài báo kết luận bằng câu: “Chủ nghĩa đế quốc Pháp quả là không hề ngại ngùng nhúng tay vào những t.ội á.c b.ỉ ổ.i nhất”.
Cũng trong tháng 4-1924, trên Tạp chí “Quốc Tế Nông Dân”, Nguyễn Ái Quốc viết bài “Nông dân Bắc Phi”, trên cơ sở khảo sát nền văn hóa và đời sống của nông dân ở các nước đã trở thành thuộc địa của Pháp như Tuynidi, Marốc hay Angiêri... Tại đó: “Chế độ thuộc địa Pháp đã phá vỡ tính tập thể của dân bản xứ và thay vào đó bằng sự c.ướp đ.oạt t.rắng t.rợn... Bọn thực dân rốt cuộc là kẻ chiến thắng và những người dân bản xứ phải ngoan ngoãn phục tùng chúng và nhường đất cho chúng”. Bài báo cũng đưa ra câu hỏi: “Chế độ thuộc địa đem lại lợi ích gì cho những người nông dân nghèo nước Pháp? Không! Chỉ có những tên chính khách bẩn thỉu, những bọn con buôn tham lam và tư bản lớn được lợi mà thôi!”. Từ thực tiễn đó, tác giả liên hệ: “Khó có thể nói rằng ai trong số họ: người An Nam ở Đông Dương, người da đen ở Cônggô hay là Xênêgan, hay là người bản xứ ở Bắc Phi, bị b.óc l.ột nhiều hơn?”; rồi đi đến kết luận: “Người Bắc Phi sẽ biến khỏi mặt đất nếu giai cấp vô sản giác ngộ không đến cứu họ khỏi nền “văn minh” quái vật”.
Cũng trong khoảng thời gian này, Nguyễn Ái Quốc viết bài “Đoàn kết giai cấp”, thuật lại một sự kiện diễn ra trong phong trào công nhân ở Brazil (lúc này đang là thuộc địa của Bồ Đào Nha), để đi đến một kết luận quan trọng: “Vậy là, dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người b.óc l.ột và giống người bị b.óc l.ột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản”.
Ngày 2-4-1960, chủ tọa phiên họp của Hội đồng Chính phủ, Bác nêu lên “tình trạng tham ô lãng phí nhắc từ lâu nhưng lâu nay không ai làm” và phân tích tình trạng đó xuất phát từ việc quản lý, kỷ luật tài chính kém, tinh thần trách nhiệm kém, kiểm tra đôn đốc kém và cho rằng “bốn cái đó mở cửa cho tham ô lãng phí”. Bác chỉ thị cho các bộ phải khắc phục tình trạng trên bằng cuộc vận động kết hợp với phong trào thi đua sản xuất, kết hợp tuyên truyền giáo dục, kỷ luật, thưởng phạt và tăng cường công tác kiểm tra./.
Theo sách: "Hành trình theo chân Bác"!
Yêu nước ST.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét