Thứ Hai, 10 tháng 4, 2023

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, bộ mặt đô thị, nông thôn vùng dân tộc được cải thiện rõ rệt

 


Nhà nước quan tâm, có chính sách ưu tiên đầu tư đối với các vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội thiết yếu như: Phát triển hệ thống giao thông nông thôn, điện, thủy lợi, nước sinh hoạt, các công trình trường học, trạm y tế…, nhờ đó, bộ mặt nông thôn vùng dân tộc thiểu số, miền núi đã có sự chuyển biến rõ rệt.

 Những năm qua quy mô, mạng lưới trường lớp ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi được củng cố, phát triển từ mầm non, phổ thông đến cao đẳng, đại học. Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú được phát triển mạnh mẽ ở các tỉnh, thành phố, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số được học tập, ăn ở tại trường. Triển khai đề án củng cố các trường phổ thông dân tộc nội trú, đã có nhiều lớp học, phòng phục vụ học tập được nâng cấp và đầu tư xây dựng mới. Hiện nay có 316 trường phổ thông dân tộc nội trú ở 49 tỉnh, thành phố với 109.245 học sinh, trong đó có khoảng 40 % số trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Chất lượng giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc nội trú ngày càng được nâng lên qua từng năm học. Trường phổ thông dân tộc bán trú đã được thành lập ở 28 tỉnh, với quy mô 1.097 trường và 185.671 học sinh. Tỷ lệ học sinh bán trú hoàn thành cấp tiểu học đạt 98,9%; cấp trung học cơ sở đạt 92%. Có 15,2% số trường phổ thông dân tộc bán trú được công nhận đạt chuẩn quốc gia.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét