Thời gian gần đây, các thế lực thù địch thường
tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng là: “Ở Việt Nam các tôn
giáo bị ngăn cấm, không được hoạt động tự do”(!). Đây là luận điệu hoàn toàn
bịa đặt, vu khống, đi ngược lại truyền thống đạo lý dân tộc và bản chất chế độ
ta; hoàn toàn bịa đặt sai sự thật những quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà
nước ta về tín ngưỡng, tôn giáo.
Như chúng ta đã biết tôn giáo là những vấn đề phức
tạp có liên quan chặt chẽ với nhau không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc
gia trên thế giới, nhất là các quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Lịch sử thế
giới cho thấy, khi nào vấn đề tôn giáo được giải quyết thành công thì xã hội
mới có sự ổn định và phát triển; nếu giải quyết không tốt sẽ dẫn đến xung đột,
làm mất ổn định xã hội. Đảng, Nhà nước Việt Nam thường xuyên quan tâm thực hiện
tốt công tác tôn giáo, tạo động lực to lớn góp phần thực hiện thắng lợi các
nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong những năm vừa qua.
Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, ra đời
và phát triển từ hàng ngàn năm nay. Quá trình tồn tại và phát triển của tôn
giáo ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời sống chính trị, văn hóa, xã hội, đến tâm lý,
đạo đức, lối sống, phong tục, tập quán của nhiều dân tộc, quốc gia. Việt Nam là
quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo. Với vị trí nằm ở khu vực Đông
Nam Á có ba mặt giáp biển, Việt Nam rất thuận lợi trong mối giao lưu với các
nước trên thế giới và cũng là nơi rất dễ cho việc thâm nhập các luồng văn hóa,
các tôn giáo trên thế giới. Về mặt dân cư, Việt Nam là quốc gia đa dân tộc. Mỗi
dân tộc đều lưu giữ các hình thức tín ngưỡng, tôn giáo riêng của mình. Người
Việt có các hình thức dân gian như thờ cúng ông bà tổ tiên, thờ Thành hoàng,
thờ những người có công với cộng đồng, dân tộc, thờ thần, thờ thánh, nhất là
tục thờ Mẫu của cư dân nông nghiệp lúa nước. Đồng bào các dân tộc thiểu số với
hình thức tín ngưỡng nguyên thủy (còn gọi là tín ngưỡng sơ khai) như Tô tem
giáo, Bái vật giáo, Sa man giáo. Ở Việt Nam có những tôn giáo có nguồn gốc từ
phương Đông như Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo; có tôn giáo có nguồn gốc từ
phương Tây như Thiên chúa giáo, Tin Lành; có tôn giáo sinh ra tại Việt Nam như
Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo; có tôn giáo hoàn chỉnh (có hệ thống giáo lý, giáo
luật, lễ nghị và tổ chức giáo hội), có những hình thức tôn giáo sơ khai. Có tôn
giáo đã phát triển và hoạt động ổn định; có tôn giáo chưa ổn định, đang trong
quá trình tìm kiếm đường hướng mới cho phù hợp. Ước tính đến nay ở Việt Nam có
khoảng 95% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo. Tín ngưỡng ở Việt Nam rất
đa dạng, bao gồm: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên; tín ngưỡng thờ Thành hoàng; tín
ngưỡng thờ anh hùng dân tộc; tín ngưỡng thờ Mẫu. Về tôn giáo, ở Việt Nam hiện
nay có 43 tổ chức, hệ phái tôn giáo thuộc 16 tôn giáo, với trên 24 triệu tín đồ,
chiếm khoảng 27% dân số cả nước; hiện có 6 tôn giáo lớn, trong đó có 2 tôn giáo
nội sinh là Phật giáo Hoà hảo và Đạo Cao đài. Với sự đa dạng các loại hình tín ngưỡng,
tôn giáo nói trên, người ta thường ví Việt Nam như bảo tàng tôn giáo của thế
giới. Về khía cạnh văn hóa, sự đa dạng các loại hình tín ngưỡng tôn giáo đã góp
phần làm cho nền văn hóa Việt Nam phong phú và đặc sắc. Tuy nhiên đó là những
khó khăn đặt ra trong việc thực hiện chủ trương, chính sách đối với tôn giáo
nói chung và đối với từng tôn giáo cụ thể.
Ở Việt Nam, không có chiến tranh tôn giáo,
chỉ có các lực lượng chính trị lợi dụng vấn đề tôn giáo để hòng chia rẽ khối
đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam, nhưng chúng đều thất bại. Tín ngưỡng, tôn
giáo ở Việt Nam có tính dung hợp, đan xen, hòa đồng, dễ chấp nhận sự hiện diện
của các vị thần, thánh của các tôn giáo khác. Những người theo tôn giáo khác
nhau không xa lánh người mình thờ phụng; có thể sống chung trong một làng, một dòng
họ, thậm chí một gia đình.
Đa số tín đồ các tôn giáo là người lao
động, trong đó chủ yếu là nông dân. Từ lối sống mang đậm nét tiểu nông, nên
nhiều tín đồ tôn giáo ở Việt Nam tuy khá sùng đạo nhưng lại không hiểu rõ giáo
lý, thậm chí ra nhập đạo chỉ do sự lan truyền tâm lý, do sự lôi kéo. Đối với bộ
phận khá lớn cư dân Việt nam, tôn giáo thuần tuý là lĩnh vực tình cảm, tâm lý,
nó như cái gì bình thường tự nhiên, đây cũng là một nguyên nhân khiến người
Việt Nam có thái độ dung hoà, cởi mở khi tiếp nhận các tôn giáo. Tín đồ các tôn
giáo ở Việt Nam có nhu cầu cao trong sinh hoạt tôn giáo, nhất là những sinh
hoạt tôn giáo mang tính chất lễ hội. Một bộ phận tín đồ của một số tôn giáo vẫn
còn mê tín dị đoan, thậm trí cuồng tín dễ bị các phần từ thù địch lôi kéo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét