Thế giới đang trong thời đại cách mạng Công nghiệp 4.0, thời đại cung cấp một cách tiếp cận toàn diện thông qua mạng Internet trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thời đại này đã tạo ra những giá trị chưa từng có, nhưng cũng tạo ra những mâu thuẫn hoàn toàn mới, trong đó đấu tranh chính trị tư tưởng trên không gian mạng đang trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết.
Các thế lực phản động
triệt để lợi dụng khả năng kết nối Internet và sức lan tỏa của các trang mạng
xã hội để đăng tải thông tin xấu độc, bịa đặt, làm lẫn lộn thật - giả nhằm định
hướng dư luận bằng luận điệu sai trái, thù địch; bôi nhọ, xuyên tạc chế độ. Đây
là một mặt trận mới nhưng không kém phần căng thẳng, quyết liệt trên trận tuyến
chống “Diễn biến hòa bình” của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta.
Các thế
lực thù địch, phản động sử dụng các trang mạng xã hội tuyên truyền chống phá
Đảng và Nhà nước ta, trong đó chủ yếu là thông qua 2 trang mạng xã hội chính ở
nước ta là Facebook và Youtube để đăng tải, chia sẻ những tin, bài, những hình
ảnh trên các báo chí chính thống của ta ở trong nước, sau đó cắt xén, chỉnh sửa
thành những nội dung bịa đặt hoặc định hướng sai lệch để đăng tải. Điều này tạo
cảm giác nửa tin, nửa ngờ gây hoang mang trong dư luận xã hội. Bên cạnh đó, các
đối tượng sử dụng trang Blog để nói xấu, chống phá Đảng, Nhà nước, thông qua
mạng xã hội, các bài viết đó được chia sẻ rộng rãi, có khả năng tạo sức lan tỏa
lớn.
Để góp phần đấu tranh
phòng, chống quan điểm sai trái trên không gian mạng chúng ta cần tiến hành một
số giải pháp sau:
Một là, nâng cao nhận
thức, năng lực, trách nhiệm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các cơ quan chức
năng, chuyên trách trong đấu tranh phòng, chống quan điểm sai trái trên không
gian mạng;
Hai là, đổi mới, nâng cao
chất lượng nội dung, hình thức thông tin chính thống, đảm bảo tính chính xác,
phong phú, phổ cập, dễ dàng phổ biến, truyền tải, tuyên truyền đến với đông đảo
người đọc, người xem.
Ba là, xây dựng văn hóa
đọc cộng đồng, nâng cao bản lĩnh chính trị toàn dân để toàn dân có khả năng
sàng lọc trước thông tin nhạy cảm, nhất là ở những thời điểm diễn ra các sự
kiện mà các thế lực thù địch có thể lợi dụng để xuyên tạc, chống phá.
Bốn là, thực hiện nghiêm
túc, chặt chẽ luật “An ninh mạng”, vận dụng có hiệu quả các giải pháp công
nghệ, tiếp thu kinh nghiệm nước ngoài, xử lý nghiêm các vi phạm trên không gian
mạng.
Trong thời đại công
nghiệp 4.0, không gian mạng sẽ đã và đang có những ảnh hưởng sâu rộng đối với
đời sống xã hội. Đấu tranh trên không gian mạng là một “mặt trận” quan trọng; do
đó, cần có sự vào cuộc quyết liệt của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta để bảo
vệ vững chắc Tổ quốcViệt Nam xã hội chủ nghĩa./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét