Đó là thông tin được ông Huỳnh Văn Thuận, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam tại một hội thảo về nhà ở xã hội gần đây.
Cụ thể, Ngân hàng Chính
sách xã hội Việt Nam hiện cho 5 nhóm đối tượng vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội và xây mới, cải tạo nhà ở
gồm: Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật; người có thu nhập
thấp, hộ nghèo tại khu vực đô thị; người lao động đang làm việc tại các doanh
nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ
quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp; cán bộ, công chức, viên chức
theo quy định.
Về nguồn vốn, theo Nghị
quyết số 11, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam được giao tổng số 15.000 tỉ
đồng để cho vay chương trình nhà ở xã hội bằng nguồn vốn phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.
Trong đó số vốn còn lại để cho vay trong năm 2023 là gần 11.000 tỉ đồng.
Nhưng đến nay danh sách
các địa phương gửi về thì nhu cầu vốn chỉ hơn 4.300 tỉ đồng, như vậy còn gần
7.000 tỉ đồng. "Nguồn vốn để cho vay chương trình này trong 2 năm 2022 và
2023 là không thiếu", ông Huỳnh Văn Thuận khẳng định.
Sở dĩ có tình trạng
"ế" và xảy ra nghịch lý trên, theo ông Huỳnh Văn Thuận có 3 nguyên
nhân.
Đầu tiên là nguồn cung
nhà ở xã hội tại các địa phương còn khan hiếm, nhiều công trình chưa khởi công
theo kế hoạch đăng ký, giá nguyên vật liệu xây dựng tăng cao làm ảnh hưởng đến
tiến độ thực hiện công trình.
Nhiều đối tượng có nhu
cầu nhưng qua rà soát không đủ điều kiện vay vốn như: chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để
thực hiện việc xây dựng mới nhà để ở, đối tượng thuộc diện có phát sinh nộp
thuế thu nhập cá nhân…
Một số dự án nhà ở xã hội
chủ đầu tư đã thế chấp để vay vốn ngân hàng thương mại thực hiện dự án, khi bán
cho người mua nhà chưa giải chấp nên khi các hộ này làm thủ tục vay vốn tại
Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam không thực hiện được việc đăng ký giao
dịch bảo đảm, không đáp ứng được điều kiện về bảo đảm tiền vay để được giải
ngân.
Để giải ngân hết số tiền
trên, ông Huỳnh Văn Thuận kiến nghị Bộ Xây dựng phối hợp với chính quyền địa
phương chỉ đạo các cơ quan liên quan rà soát, xác định nhu cầu vay vốn của các
đối tượng.
Đôn đốc các chủ đầu tư
đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án nhà ở xã hội, tạo nguồn cung.
Bộ, ngành rà soát, sửa
đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời ban hành cơ
chế, chính sách liên quan đến nhà ở, quy hoạch, phát triển quỹ đất, phát triển nhà ở theo dự án, phát triển
nhà ở theo Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia và chương trình, kế hoạch phát
triển nhà ở của địa phương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét