Thứ Ba, 11 tháng 4, 2023

NHẬN DIỆN, ĐẤU TRANH NGĂN CHẶN, ĐẨY LÙI “TỰ DIỄN BIẾN”, “TỰ CHUYỂN HÓA” TRONG QUÂN ĐỘI HIỆN NAY

 


Nghị quyết Hội nghị lần thức 4 Khóa XII, khẳng định: “Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa” đã và đang thực sự trở thành một trong những nguy cơ hàng đầu đối với sự tồn vong của Đảng và sự an nguy của chế độ. Vì vậy,vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu nhận diện cho được tính chất, nội dung, mức độ, phạm vi và những biểu hiện của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; xác định những nguyên nhân của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là điều quan trọng, cấp bách; từ đó tìm ra những giải pháp đấu tranh hữu hiệu để ngăn chặn, đẩy lùi “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Quân đội, đơn vị một cách kịp thời, có hiệu quả. Quân đội là công cụ bạo lực sắc bén, lực lượng chính trị trung thànhđể bảo vệ Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Vì vậy, cán bộ, chiến sĩ Quân đội phải là lực tượng tiên phong trong đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi mầm mống “Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa”, trước hết là ngay trong nội bộ đơn vị, Quân đội.

Nhìn từ góc độ tiêu cực có thể thấy: “Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa” là quá trình đấu tranh, biến đổi ngay từ bên trong của mỗi cán bộ, chiến sĩ và từng tổ chức trong đơn vị Quân đội, theo hướng từ đúng sang sai, từ tích cực sang tiêu cực, từ tiến bộ sang phản tiến bộ, nếu không được nhận diện, đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi đến một thời điểm nhất định sự biến đổi này sẽ chuyển sang hành động cụ thể đó là: Sự biến đổi, thay đổi tư tưởng chính trị, đi ngược lại mục tiêu lý tưởng, đạo đức cách mạng của Đảng và bản chất của chế độ XHCN ở Việt Nam và bản chất, truyền thống của Quân đội; giảm sút ý chí chiến đấu, phẩm chất “Bộ đội cụ Hồ” trong cán bộ, chiến sĩ.

Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII đã chỉ ra 27 dấu hiệu của “Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa”.Tuy nhiên, làm thế nào để nhận biết, điểm mặt, chỉ tên cụ thể các biểu hiện đó trong từng cán bộ, chiến sĩ, của từng tổ chức trong đơn vị Quân đội là vấn đề không hề đơn giản, là quá trình đấu tranh kiên trì, bền bỉ, bởi vì nó diễn ra thầm lặng, âm ỉ, lâu dài từ bên trong.

Thứ nhất, phải ngăn chặn kịp thời các biểu hiện suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, chiến sĩ. Để làm được điều đó cần phải nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, bồi dưỡng mục tiêu lý tưởng chiến đấu, kỹ năng sống, xây dựng niềm tin và bản lĩnh chính trị vững vàng, khả năng tự “miễn dịch” cho cán bộ, chiến sĩ.

Thứ hai, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo; đồng thời, nhận thức rõ những hạn chế, bất cập không thể tránh khỏi trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa, hội nhập quốc tế để từng bước hiện thực hóa mục tiêu, lý tưởng, tính ưu việt của Chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Thứ ba, quan tâm chăm lo xây dựng các tổ chức trong Quân đội trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả có đủ khả năng đề ra những chủ trương, giải pháp đúng đắn, nhất là những về nâng cao chất lượng huấn luyện, SSCĐ, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Có năng lực tổ chức lãnh đạo, quản lý, chỉ huy thực tiễn giỏi để nhanh chóng đưa nghị quyết, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn cuộc sống. Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục, rèn luyện với tự giáo dục, tự rèn luyện, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên cả về phẩm chất và năng lực, phương pháp, tác phong công tác, nhất là đội ngũ cán bộ chủ trì ở các cơ quqan, đơn vị. Đặc biệt, cần kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng, đạt được mục đích, yêu cầu đề ra; đẩy mạnh thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Bốn là, tích cực đấu tranh phòng, chống âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hòa bình” nhằm thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” từ bên trong của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta, nhất là trên mặt trận chính trị, tư tưởng. Trong đó, cần quan tâm đến các nội dung, biện pháp như: Tiếp tục giáo dục nâng cao nhận thức, xác định rõ hơn vị trí, vai trò, trách nhiệm của các lực lượng tham gia đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch (Lực lượng 47 của các đơn vị). Xác định rõ nội dung, hình thức, biện pháp, tổ chức lực lượng và xác định rõ cơ chế kết hợp, phối hợp giữa các lực lượng trong đấu tranh phòng, chống “Diễn biến hòa bình” bảo đảm phù hợp và hiệu quả. Tăng cường bảo đảm về vật chất, phương tiện, kinh phí cho hoạt động đấu tranh phòng, chống, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.

Năm là, kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, lấy xây dựng đơn vị vững mạnh về chính trị làm cơ sở để nâng cao sức mạnh tổng hợp. Chăm lo xây dựng nhân tố con người, nâng cao khả năng “tự bảo vệ”, tăng cường “sức đề kháng” của cán bộ, chiến sĩ trước mọi âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch và trước sự tác động từ mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, mở cửa, hội nhập quốc tế./.

 

 

         

         

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét