Những đối tương đối lập về ý thức hệ,
có âm mưu và hành động tập trung nhằm xóa bỏ xã hội chủ nghĩa ở nước ta là chủ
nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch nói chung, về bản chất, các thế
lực này hoàn toàn đối lập về hệ ý thức, tư tưởng, họ muốn xóa bỏ nền tảng tư
tưởng lý luận của Đảng ta là Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; xóa
bỏ vai trò lãnh đao của Đảng Cộng sản Việt Nam, phủ nhận đường lối, quan điểm
của Đảng; chính sách pháp luật của Nhà nước; các nguyên tắc lãnh đạo của Đảng;
lịch sử truyền thống, nền văn hóa dân tộc.
Phương thức chống đối mà các thế lực
đối lập trên thường áp dụng là chiến lược “Diễn
biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, kết hợp với nhiều
loại hình can thiệp bằng kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa; có thể cả
bằng vũ trang can thiệp, hoặc chiến tranh, ủy nhiệm, trừng phạt. Mục tiêu chủ
yếu của chúng là lật đổ chính quyền, dựng lên một chính thể mới chịu sự chi
phối về lợi ích chiến lược của chúng, tuy không nhằm mục tiêu đánh chiếm đất
đai, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, nhưng nếu chúng ta xử lý sai lầm về chiến
lược, rất có thể chúng tạo cớ cho các thế lực thù địch đưa nước ta vào thế đối
đầu với chúng và viện cớ một điều khoản của Liên hợp quốc trách nhiệm bảo vệ
để đưa đồng minh dưới danh nghĩa Liên hợp quốc vào tiến hành chiến tranh can
thiệp, lật đổ và xâm lược đối với nước ta.
Những
đối tượng thuộc các lưc lượng dân tộc hẹp hòi,
có ý đồ bành trướng, tranh đoạt chủ
quyền lãnh thổ nước ta. Bản chất của đối tượng này tuy cùng có ý thức hệ gần
tương đồng hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, cùng con đường đi lên xã hội chủ nghĩa,
đấu tranh để bảo vệ xã hội xã hội chủ nghĩa, nhưng do lợi ích dân tộc hẹp hòi, họ có chủ trương
và hành động xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền lãnh thổ của nước ta, ở cấp độ
cao hơn có thể dẫn đến xung đột vũ trang và chiến tranh biên giới, trên biển,
trên bộ và trên không gian.
Những
đối tượng nêu trên có thể bị các nước lớn thao túng, có âm mưu và hành động chống phá nước ta. Về bản chất của những
đối tượng này là, trong điều kiện bình thường họ là những đối tác tốt, tương
đồng về lợi ích, tuy có thể còn có một
số khác biệt về chế độ chính trị, về lợi ích đối ngoại. Nhưng trong những điều
kiện phức tạp, họ có thể bị lôi kéo, thao túng, can thiệp, chống lại chúng ta. Trong đó có thể có
một số nước vốn có quan hệ hữu nghị truyền thống với Việt Nam nhưng khi bị các
nước lớn thao túng về lợi ích và giàng
buộc về chính trị cũng trở mặt thành đối tượng của Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét