Chúng ta thực hiện bước
quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế kém phát triển, sản xuất nhỏ, thủ
công phân tán là chủ yếu. Đây là sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư
bản chủ nghĩa chứ không phải là sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản đi lên chủ nghĩa
xã hội.
Những biến đổi to lớn về
kinh tế, xã hội do công cuộc đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng mang lại
trong thời gian qua làm cho cơ cấu giai cấp, vị trí, mối quan hệ giữa các giai
cấp, các tầng lớp xã hội đã có nhiều thay đổi, không giống như thời kỳ cách mạng
dân tộc dân chủ, cũng không như lúc mới bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội. Ngày nay, lợi ích cơ bản, lâu dài của các giai cấp trong cộng đồng Việt
Nam thống nhất với lợi ích dân tộc; cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa hai
con đường vẫn còn nhưng gắn liền với sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc, chống
nghèo nàn lạc hậu, khắc phục tình trạng nước nghèo, chậm phát triển. Trong giai
đoạn hiện nay, khi các lực lượng thù địch trong nước và trên thế giới luôn tìm
cách ngăn cản, phá hoại cuộc cách mạng của nhân dân ta, không phải ai cũng nhận
thức đúng và tự giác phấn đấu vì mục tiêu trên. Cho nên, nếu không đấu tranh
quyết liệt với các lực lượng ngăn cản việc thực hiện mục tiêu đó thì không thể
biến mục tiêu thành hiện thực.
Trong điều kiện đó, để thực
hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, chúng
ta tất yếu phải phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, trong đó có
thành phần kinh tế tư nhân và tư bản tư nhân; phải tiến hành công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước; phải mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới (mà nền
kinh tế thế giới hiện nay thực chất là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa); phải vừa
xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét