Thứ Năm, 27 tháng 4, 2023

NHẬN THỨC VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VỚI XÂY DỰNG QUỐC PHÒNG AN NINH

 

Phát triển kinh tế xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng an ninh phải toàn diện, cơ bản, lâu dài ngay từ trong chiến lược, quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế xã hội với tăng cường quốc phòng an ninh trên phạm vi cả nước, từng vùng, từng ngành và ở từng địa phương. Phát triển kinh tế xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng an ninh phải tập trung có trọng điểm, quan tâm đầu tư vào những vùng, địa bàn chiến lược trọng yếu, biên giới, hải đảo, những ngành, những lĩnh vực hoạt động kinh tế xã hội quan trọng.

Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý giữa các vùng, miền trong cả nước; sẵn sàng động viên nền kinh tế, động viên công nghiệp khi chuyển địa phương từ thời bình sang thời chiến. Bảo đảm an ninh trong công nghiệp, nông nghiệp (an ninh lương thực), chú trọng dự trữ quốc gia. Gắn việc nâng cao năng lực, hiệu quả đánh bắt thủy hải sản xa bờ, hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí, vận tải biển và phát triển hải đảo với bảo vệ chủ quyền biển, đảo của tổ quốc. Phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, y tế với việc thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh; tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật, bảo đảm cho các lực lượng vũ trang từng bước được trang bị hiện đại.

Gắn kết ngay từ khâu lực chọn đối tác trong các dự án đầu tư nước ngoài, những đối tác đầu tư vào nước ta phải có ưu thế chế ngự, cạnh tranh với các thế lực mạnh bên ngoài, làm cho các thế lực thù địch muốn chống phá ta cũng khó khăn. Lựa chọn, phân bố đầu tư vào các vùng, ngành phải chú ý lợi ích cả trước mắt và lâu dài, không ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

Phải phối hợp chặt chẽ và toàn diện hoạt động giữa các ngành khoa học với các ngành khoa học của quốc phòng, an ninh trong việc hoạch định chiến lược nghiên cứu phát triển và quản lý sử dụng phục vụ cho cả xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Coi trọng giáo dục bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài của đất nước, đáp ứng cả sự nghiệp xây dựng phát triển kinh tế xã hội, cả quốc phòng, an ninh. Thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục quốc phòng, an ninh cho các đối tượng, đặc biệt là trong các nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Trong lĩnh vực y tế: Phối hợp, kết hợp chặt chẽ giữa ngành y tế dân sự với y tế quân sự trong nghiên cứu, ứng dụng, trong đào tạo nguồn nhân lực. Xây dựng kế hoạch động viên y tế dân sự cho quân sự khi có chiến tranh, dịch bệnh xảy ra. Phát huy vai trò của y tế quân sự trong phòng chống, khám chữa bệnh cho nhân dân thời bình và thời chiến.

 

1 nhận xét: