Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa
kiệt xuất, bậc đại trí, đại nhân, đại dũng, lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta!
Người đã đi xa tròn nửa thế kỷ, nhưng tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người;
sự nghiệp cao cả và vĩ đại của Người để lại cho Đảng ta, đồng bào ta, dân
tộc ta, nhân dân ta là vô cùng to lớn, quý giá, mãi mãi trường tồn. Tấm gương
Chủ tịch Hồ Chí Minh về nêu gương thể hiện rất phong phú, sinh động, rộng lớn,
cụ thể, thống nhất trong mọi suy nghĩ, hành động, lời nói, việc làm từ nhỏ đến
lớn, kết tinh thành những giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Những việc lớn liên quan tới vận mệnh lịch sử dân tộc, Hồ Chí Minh nói là làm,
làm bằng được.
Một trong những giá trị tinh thần, sức mạnh vật chất của Chủ tịch
Hồ Chí Minh sống mãi trong tâm trí và đời sống các thế hệ cán bộ, đảng viên,
nhân dân ta hiện nay và mai sau là tấm gương sáng về sự nêu gương của Người.
Người hy sinh cống hiến trọn cả đời mình cho dân, cho nước, không một chút lo
toan, tính toán riêng tư cho cá nhân mình tới tận lúc Người từ biệt thế giới
này.
Nói đến sự nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta đều có
thể nhận thức, học tập ở Người qua những câu chuyện kể về Hồ Chí Minh; qua tìm
hiểu lịch sử và quá trình hoạt động của Người; qua nghiên cứu sâu sắc giá trị
tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người được nâng lên ở tầm cao, chiều sâu tư
tưởng, lý luận, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh. Song tấm gương nêu gương của
Chủ tịch Hồ Chí Minh có thể khái quát ở những điểm chính sau:
Tấm gương tiền phong gương mẫu, nhận trách nhiệm về mình bất kể
mọi gian khổ, nguy nan. Ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, người thanh niên yêu
nước Nguyễn Tất Thành 21 tuổi chứng kiến cảnh dân tộc, những người đồng bào
mình bị bọn thực dân phong kiến áp bức vô cùng tàn bạo, sống quằn quại, đau
thương của kiếp người nô lệ, đã tự đặt trách nhiệm cho mình phải ra đi tìm
đường cứu nước, mang lại “tự do cho đồng bào, độc lập cho Tổ quốc”.
Trong bối cảnh đất nước đắm chìm đau thương trong vòng nô lệ,
với hai bàn tay trắng, người thanh niên ấy tự nhận trách nhiệm về mình, chấp nhận
cuộc dấn thân lao vào vòng xoáy bão dông của chủ nghĩa đế quốc đang hoành hành
thế giới để tìm đường cứu nước, cứu dân.
Một quyết định lịch sử dám chấp nhận muôn vàn thử thách, người
thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành chỉ có một khát khao, một niềm tin sắt đá
rằng dân tộc mình, Tổ quốc mình nhất định phải được sống độc lập, tự do, hạnh
phúc như các dân tộc khác trên thế giới. Có niềm tin, có khát vọng, nhưng
Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh đã là kết tinh ý chí, khí phách,
phẩm giá, nhân cách, truyền thống của các dân tộc dám đứng lên, tìm đường, dẫn
dắt cả dân tộc tự giải phóng mình.
Suốt hành trình mấy chục năm bôn ba khắp thế giới tìm đường cứu
nước và cả cuộc đời hoạt động lãnh đạo cách mạng Việt Nam, tấm gương nêu gương
của Hồ Chí Minh đã giúp Người vượt qua muôn vàn thử thách, tù đày, đánh bại
những kẻ thù gian ác, hiểm độc, tàn bạo nhất hành tinh. Thực tế sinh động tấm
gương nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bài học sâu sắc, bài học đầu tiên
Người dạy cán bộ, đảng viên, nhân dân ta phải chủ động, tự giác, tiên phong,
gương mẫu không ngại khó khăn, gian khổ, dám hy sinh vì sự nghiệp cao cả của dân
tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, cán bộ, đảng viên phải nêu gương
trong mọi công việc từ nhỏ đến lớn. Người thường nhắc nhở, “đảng viên đi
trước, làng nước theo sau”. Sự nêu gương đi đầu dám nghĩ, dám làm, dám lao vào
nơi gian khổ để quần chúng nhân dân tin, noi theo là phẩm chất, nhân cách, khí
phách của người cán bộ, đảng viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu người cán bộ,
đảng viên phải gạt bỏ chủ nghĩa cá nhân, không toan tính, thu vén lợi ích riêng
tư, luôn đặt lợi ích chung của nhân dân, đất nước, dân tộc lên trước hết, trên
hết. Đó là cơ sở, là điểm xuất phát cho nhận thức dám hy sinh phấn đấu, tính
tiền phong, gương mẫu của người cán bộ, đảng viên ở bất cứ thời điểm nào.
cán bộ thì phải nêu gương
Trả lờiXóa