Chúng ta đều đã biết, Đảng Cộng
sản Việt Nam do đồng chí Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, Đảng Cộng sản Việt
Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của
nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của
giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc. Mục đích của Đảng Cộng
sản Việt Nam là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công
bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa
xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản. Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành
động, ... Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và
hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản,… Đảng Cộng sản
Việt Nam là đảng cầm quyền, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân,
chịu sự giám sát của nhân dân; dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng; đoàn kết và
lãnh đạo nhân dân tiến hành sự nghiệp cách mạng. Đảng lãnh đạo hệ thống chính
trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy…(1).
Như vậy, với mục đích và tôn chỉ rõ ràng,
cùng với hoạt động thực tiễn lãnh đạo cách mạng Việt Nam, chúng ta có thể khẳng
định: sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam là nhân tố hàng đầu quyết định mọi
thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trong đó, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng
luôn luôn là nhiệm vụ then chốt của Đảng, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với
sự nghiệp lãnh đạo cách mạng nước ta. Bởi vì, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là công việc xây dựng tổ chức, xây dựng con
người, là công tác con người, tác động đến con người, cũng như tổ chức. Do đó, đòi
hỏi Đảng ta phải thường xuyên nêu cao tinh thần phê bình, tự phê bình, phân
tích, làm rõ những ưu, khuyết điểm của chính bản thân và tổ chức mình; phải
nhận xét, đánh giá thật sự tự giác, chân thành, công tâm, khách quan thì mới có
thể xây dựng, chỉnh đốn Đảng đạt hiệu quả cao. Đồng thời, xây dựng Đảng
phải luôn luôn đi đôi với chỉnh Đảng; để Đảng luôn làm tròn vai trò lãnh tụ
chính trị, bộ tham mưu chiến đấu. Với vị trí vai trò là đội
tiên phong của cách mạng Việt Nam, Đảng phải luôn luôn trong sạch, vững mạnh về
chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Mỗi đảng viên tốt thì chi bộ
tốt, chi bộ tốt thì Đảng ta vững mạnh và thực sự là người đầy tớ thật trung
thành của nhân dân. Như mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu của
chúng ta trước lúc đi xa, trong Di chúc thiêng liêng, Người đã căn dặn: Sau khi cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta hoàn toàn thắng lợi thì “việc cần phải làm
trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi
bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ
nhân dân” (2). Đảng có mạnh thì cách mạng mới thành công,
cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy.
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách
mạng, nhất là từ khi bắt tay vào công cuộc Đổi mới (khóa VI), Đảng ta đã ban
hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết luận về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, như: Hội
nghị Trung ương 3 (khóa VII) năm 1992 về một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn
Đảng; Hội nghị Trung ương 6 lần 2 (khóa VIII) năm 1999 “Về một số vấn đề cơ bản
và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay”,... những nhiệm kỳ gần đây
(XI, XII, XIII), trong các Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương đều đã bàn
và thống nhất ban hành những nghị quyết, kết luận, quy định có ý nghĩa hết sức
quan trọng về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; đặc biệt, Hội nghị Trung ương
4 khóa XIII, đảng ta tiếp tục bàn về công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng và ban
hành Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 về đẩy mạnh công
tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy
lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống, biểu hiện “tự diễn biến, tự chuyển hoá”, thống nhất bổ sung ban hành Quy định số 37 “Về những điều đảng
viên không được làm” thay thế quy định 47; quá trình tổ chức thực hiện đã
tạo sự chuyển biến tích cực, rõ rệt trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng,
được nhân dân tin yêu, đồng tình, ủng hộ, góp phần rất quan trọng vào việc thực
hiện nhiệm vụ chính trị nói chung và các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa,
xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế nói riêng của Đất nước.
Thực tiễn hơn 93 năm qua, Đảng ta đã
và đang từng giờ, từng ngày lãnh đạo, xây dựng, củng cố, nâng cao vai trò lãnh
đạo, sức chiến đấu và uy tín của Đảng bằng bản lĩnh, nghị lực, trí tuệ, lý luận
tiên phong; đường lối đúng đắn mang lại lợi ích thiết thực cho quần chúng nhân
dân, cho đất nước, cho quốc gia, dân tộc; sự nêu gương, phấn đấu không mệt mỏi
của đội ngũ cán bộ, đảng viên và một tổ chức đoàn kết, thống nhất chặt chẽ,
vững chắc; liên hệ máu thịt với nhân dân, được nhân dân hết lòng tin yêu, ủng
hộ và bảo vệ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta vượt qua mọi khó khăn,
thách thức và đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Tổng kết
thực hiện Nghị quyết Đại hội XII và 35 năm đổi mới chúng ta có thể nói rằng: “Đất
nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày
nay” (3). Chúng ta có quyền tự hào về bản
chất, truyền thống tốt đẹp và lịch sử vẻ vang của Đảng.
Những kết quả, thành tích đạt được đã
nêu ở trên là rất quan trọng, xong với quan điểm nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ
sự thật, đánh giá đúng sự thật trong công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng thì việc
kết hợp hài hòa, chặt chẽ giữa “xây” và “chống”, trong đó lấy “xây” là nhiệm vụ
cơ bản, chiến lược, lâu dài; “chống” là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, đột phá,
thường xuyên cũng còn tồn tại những hạn chế, khuyết điểm, đó là: Một bộ phận
không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo, quản lý nhận thức
chưa đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; chưa
nêu cao tinh thần trách nhiệm, thiếu gương mẫu, phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý
chí chiến đấu, đặc biệt là sa vào chủ nghĩa cá nhân, nói không đi đôi với làm,
vi phạm kỷ luật Đảng, vi phạm pháp luật của Nhà nước. Năng lực lãnh đạo, sức
chiến đấu, tự phê bình và phê bình; công tác kiểm tra, giám sát của nhiều tổ
chức đảng và cán bộ, đảng viên còn hạn chế; không ít cán bộ, đảng viên, nhất là
những người có chức, có quyền, làm việc ở những ngành, lĩnh vực dễ phát sinh
tham nhũng, tiêu cực vẫn thiếu tu dưỡng và rèn luyện, vẫn sa vào chủ nghĩa cá
nhân, vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bị xử lý kỷ luật
của Đảng và xử lý hình sự. Cơ chế kiểm soát quyền lực và chế tài xử lý vi phạm
ở nhiều lĩnh vực chưa có, hoặc có nhưng chưa cụ thể, thực hiện chưa nghiêm.
Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội và nhân
dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ, đảng viên chưa hiệu quả; chưa
phát huy đầy đủ sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong việc bảo vệ
nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù
địch... Chính một bộ phận không nhỏ này đã và đang làm suy yếu Đảng, đe doạ đến
sự tồn vong của Đảng, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và trở thành
những kẻ tiếp tay cho các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách xoá bỏ vai trò
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam qua chiến lược “diễn biến hoà bình” và ra
sức thúc đẩy “tự diễn biến, tự chuyển hoá”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét