Cái đám người sau khi thua cuộc thì bỏ nước ra đi, tự họ bỏ nước ra đi chứ có ai xua đuổi họ đâu. Họ nghĩ ở lại với Cộng sàn thì họ sẽ khổ, cứ chạy theo quan thầy dù có ăn bơ thừa sữa cặn thì cũng còn hơn ở lại với Việt Cộng, có khi đói.
Cái lũ người cứ cúi đầu nhìn xuống coi có thể nhặt được gì trên con đường đi của mình không, trong khi những người ở lại thì họ lại ngẩng cao đầu một cách kiêu hãnh. Họ xoa hai tay vào nhau rồi hoan hỉ mà nói với nhau rằng, “Thế là chúng mình đã lại một lần nữa đánh đuổi bọn xâm lược ra khỏi bờ cõi, thu giang sơn về một mối, đó chẳng phải là mong ước của cha ông chúng ta qua bao đời nay hay sao?”. Họ cũng biết chắc, cuộc sống rồi đây không phải dễ dàng gì, một mặt thì bao nguồn lực đều dồn cho việc giữ nước, mặt khác thì trước khi rút đi, kẻ thù của ta đã kịp phá hoại gia tài mà tổ tiên ta để lại, nào chất độc hóa học, nào bom đạn cày xới khắp nơi, một số khác còn nằm trong các cánh rừng, trong đồng ruộng; thêm một cú đánh bồi là bao vây cấm vận về ngoại giao, về kinh tế trong suốt 20 năm (1975-1995) chứ ít gì. Quân đốn mạt thiệt!
Nhưng rồi, chỉ bằng tấm lòng yêu nước, ý chí quật cường, chúng ta rũ bùn đứng lên xây dựng lại đất nước “to đẹp hơn, đàng hoàng hơn”. Ngày nay gia tài của tổ tiên để lại chẳng những không hao hụt đi mà còn mở mang thêm nữa. Đó há chẳng phải quý hơn cuộc sống vật chất ở xứ người trong thân phận của một kẻ không tổ quốc, bỏ cả mồ mả ông cha cho sâu bọ đục khoét hay sao?
Chao ơi, nhớ lại những ngày tháng Tư năm 1975, vừa tự hào vừa căm giận. Tự hào như đã nói ở trên rồi, tưởng cũng nên nhắc lại một chút, những năm tháng ấy, kẻ thù của chúng ta đã đem đến cho nhân dân ta những gì?
- Chỉ riêng năm 1969, trên giải đất hình chữ “S” này đã “được” Mỹ “tặng” cho 1.388.000 tấn bom. Nếu tính tất cả số bom mà Mỹ “đặt xuống” vùng đất ở cả hai miền nam bắc, từ 1965 đến 1969 là 4,5 triệu tấn. Nếu tính bình quân thì chính quyền Mỹ đã “tặng” cho dân ta bất kể nam, phụ, lão, ấu, một lượng chất nổ tương đương 500 pound (1 pound = 0,454 kg).
- Qua 20 năm (1965-1975) Mỹ “giao hảo” với Việt Nam, chính quyền Mỹ đã “tặng” cho nhân dân ta 141 tỷ USD (thời giá trước 1975), đó là giá trị của những chiến cụ như súng đạn, xe tăng, xe bọc thép…mà Mỹ đã đem đến để đối phó với những người Việt yêu nước Việt, nếu cộng với 16 tỷ USD Mỹ “tặng” cho đám VNCH nữa thì tổng chiến phí mà Mỹ đã chi là 157 tỷ USD.
- Ngoài những thứ chỉ dùng để giết người kể trên, chính quyền Mỹ còn “bón” một lượng lớn hóa chất làm rụng lá cây trồng, có độc tính cao (hầu hết trong số đó là chất da cam) đã được rải trên 965.006 mẫu đất mà tổ tiên chúng ta để lại.
(Tất cả số liệu trên đây đều được trích từ cuốn "The Vietnam War : A History In Documents", của Marilyn Blatt Young, xuất bản năm 2002).
Trong suốt cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, ngoài chuyện thua trận trước một nước nhược tiểu, thì nợ công của Mỹ thời đó đã tăng lên 475 tỷ USD, bằng một nửa (50%) GDP của Mỹ cùng kỳ.
Nhân dân Việt Nam là một dân tộc rất hòa hiếu, bỏ qua những thù hận trong quá khứ, song không bao giờ quên lịch sử dựng nước và giữ nước. Mà lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đâu phải là ngắn, cả hàng ngàn năm ấy chứ. Cái vị trí địa chính trị của nước ta đôi khi làm cho ta phải miễn cưỡng gánh một vai trò lịch sử nào đó, và một khi lãnh vai trò lịch sử thì sự hy sinh là không sao kể xiết.
Có một kênh thông tin bảo rằng, vì mâu thuẫn Mỹ Trung đang vào hồi gay cấn, nên việc nâng cấp quan hệ Việt Mỹ chưa thể thực hiện được. Nhầm to rồi mấy cha! Chỉ những kẻ bị mờ mắt bởi cái bả vật chất mới không nhận ra bản chất của những loại người,
“Bề ngoài thơn thớt nói cười.
“Mà trong gian hiểm giết người không dao”
Vâng, nếu các ngài muốn mở rộng vòng tay hữu nghị, muốn tôn trọng thể chế chính trị của chúng tôi, thì bước đi đầu tiên là xin các ngài dẹp mẹ nó mấy cái tổ chức phản động cứ hàng ngày chọc ngoáy vào xã hội chúng tôi đó. Chỉ cần các ngài đập bỏ cái bình sữa nuôi bọn chúng đi thì chúng chẳng sống được qua một ngày. Lúc đó chúng ta đối xử hữu hảo với nhau cũng đâu có muộn./.
ST
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét