THÀNH QUẢ LÝ LUẬN QUAN TRỌNG
Quan
niệm phát triển nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng XHCN là “một đột phá
lý luận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng ta, là thành quả lý luận quan trọng qua
35 năm thực hiện đường lối đổi mới, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và tiếp thu
có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới”([1]). Đó là nền kinh tế thị trường hiện
đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế
thị trường, có sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng XHCN, nhằm mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; có nhiều hình thức sở hữu,
nhiều thành phần kinh tế, trong đó KTNN giữ vai trò chủ đạo, v.v…. Thực
tiễn 35 năm đổi mới đã chứng minh, phát huy vai trò chủ đạo của KTNN góp phần
quan trọng thúc đẩy “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp
tục phát triển; kinh tế vĩ mô ổn định, vững chắc hơn, các cân đối lớn của nền
kinh tế được bảo đảm, tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức khá cao; quy mô và tiềm
lực nền kinh tế tăng lên, chất lượng tăng trưởng được cải thiện”([2]).
Không
thừa nhận thành tựu trên, các thế lực thù địch phản động, cơ hội chính trị ra
sức truyên truyền xuyên tạc vai trò chủ đạo của KTNN, nhằm phủ nhận bản chất
của nền KTTT định hướng XHCN và coi đây là trọng điểm chống phá đường lối đổi
mới kinh tế của Đảng nói chung và thành công của Đại hội XIII nói riêng. Núp
bóng danh nghĩa “chuyên gia kinh tế”, “doanh nhân thành đạt”, “đại diện hợp
pháp”… của cộng đồng doanh nghiệp, người dân và triệt để lợi dụng hạn chế, yếu
kém của một số doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trong sản xuất kinh doanh, chúng
đưa ra những luận điệu, như: KTNN giữ vai trò chủ đạo sẽ thủ tiêu cạnh tranh,
phân biệt đối xử với các thành phần kinh tế khác; sự thể hiện vai trò chủ đạo
của KTNN đối với nền kinh tế là mơ hồ, thiếu thực tế; cần giải thể các doanh nghiệp,
tập đoàn KTNN vì sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí
lớn, v.v.. Qua đó, tạo tâm lý hoài nghi, gây mất lòng tin của cán bộ, đảng viên
và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước đối với nền
kinh tế, cùng mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” và
khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của dân tộc ta.
bài viết rất hấp dẫn
Trả lờiXóa