Vấn đề “tự diễn biến” xét từ góc độ là sự suy thoái về mặt chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống dẫn đến “tự chuyến hóa” trong tổ chức, con người, trước hết là trong tổ chức đảng, tổ chức bộ máy Nhà nước, đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt. Điều này đã từng diễn ra ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) Đông Âu trước đây.
Nhận thức rõ tính chất nguy hiểm
của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” do tác động của “diễn biến hòa bình” đối
với sự tồn vong của Đảng và chế độ XHCN, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về
xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhấn mạnh: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy
lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng
phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong
bộ máy Nhà nước… Nhiều tổ chức đảng, đảng viên còn hạn chế trong nhận thức, lơ
là, mất cảnh giác, lúng túng trong nhận diện và đấu tranh, ngăn chặn "tự
diễn biến", "tự chuyển hóa”.
Nhận diện "tự diễn
biến", "tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên
“Tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay được đề
cập ở đây là quá trình “tự diễn biến” theo chiều hướng suy thoái. Và từ “tự
diễn biến” đến một mức độ nào đó sẽ chuyển sang “tự chuyển hóa” trong cán bộ,
đảng viên, có thể từng người đến đội ngũ. Nguy hiểm hơn là từ “tự chuyển hóa”
con người, đội ngũ cán bộ, đảng viên có thể dẫn đến “tự chuyển hóa” của cả một
tổ chức, nhất là tổ chức đảng và hệ thống chính trị, nếu chúng ta không có
những biện pháp phòng, chống hữu hiệu.
“Tự
diễn biến” trong cán bộ, đảng viên hiện nay có thể được biểu hiện ở cả trong
nhận thức chính trị, đạo đức, lối sống, tư tưởng, niềm tin và ý chí quyết tâm
hành động với các biểu hiện cụ thể, chẳng hạn: Suy giảm về nhận thức, về tư
tưởng chính trị, ngày càng xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, xa rời lý
tưởng chiến đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xa rời Chủ nghĩa Mác -
Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xa rời đường lối của Đảng. Suy giảm niềm tin vào
thắng lợi của chủ nghĩa xã hội, thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước vì độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Suy giảm niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, sự
quản lý, điều hành của Nhà nước, phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng
viên, nhất là cán bộ chủ chốt. Suy giảm về phẩm chất đạo đức, lối sống, ngày
càng xa rời những phẩm chất, chuẩn mực đạo đức, lối sống XHCN, trượt dần sang
đạo đức, lối sống tư sản, quay về với những thói hư, tật xấu của đạo đức, lối
sống phong kiến…
“Tự
diễn biến” trong cán bộ, đảng viên có thể diễn ra trước hết trong mỗi con người
cán bộ, đảng viên với các mức độ và biểu hiện cụ thể khác nhau về phẩm chất
chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống. Và nếu không được phát hiện, phòng,
chống kịp thời sẽ dần dần lan rộng theo nhiều chiều hướng: Từ cán bộ cấp thấp
đến cán bộ cấp cao; từ cán bộ cấp cao xuống cán bộ cấp thấp; từ một số ít cán
bộ, đảng viên đến số đông, cán bộ, đảng viên; từ cá nhân mỗi cán bộ, đảng viên
đến tổ chức mà cá nhân cán bộ, đảng viên đó công tác, sinh hoạt.
Tác hại của "tự diễn
biến", "tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên
Tác
hại của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên cũng rất lớn.
Tác hại đó không chỉ đối với vai trò của cán bộ, đảng viên mà còn đối với vai
trò và sự lãnh đạo của Đảng; vai trò và sự quản lý, điều hành của bộ máy Nhà nước,
của chính quyền các cấp; vai trò của các tổ chức chính trị-xã hội và đối với sự
tồn vong của chế độ XHCN ở nước ta.
Tác
hại của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong con người cán bộ được biểu hiện ở
chỗ: Cán bộ sẽ dần dần bị suy giảm về bản chất cách mạng, dần dần xa rời mục
tiêu, lý tưởng chiến đấu của Đảng, xa rời hệ tư tưởng của giai cấp công nhân -
Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sa sút về phẩm chất chính trị,
đạo đức, năng lực, phương pháp, tác phong công tác, không còn khả năng tổ chức,
tập hợp quần chúng quán triệt và thực hiện thắng lợi mọi đường lối, chủ trương
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, không còn giữ được vai trò là
“gốc của mọi công việc”, cuối cùng sẽ dẫn đến sự biến chất, sự chuyển hóa của
cán bộ.
Tác
hại của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong con người đảng viên được biểu
hiện ở chỗ: Đảng viên sẽ dần dần bị suy giảm về bản chất cách mạng, dần dần xa
rời mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Đảng, xa rời hệ tư tưởng của giai cấp công
nhân - Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sa sút về phẩm chất chính
trị, đạo đức, năng lực, phương pháp, tác phong công tác, không còn khả năng tổ
chức, tập hợp quần chúng quán triệt và thực hiện thắng lợi mọi đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, không còn giữ được vai trò
là chiến sĩ tiên phong của Đảng, cuối cùng sẽ dẫn đến sự biến chất, sự chuyển
hóa của đảng viên.
Tác
hại của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên còn biểu hiện ở
chỗ: Từ những hạn chế, yếu kém của cán bộ, đảng viên sẽ làm cho nhân dân suy
giảm và mất dần niềm tin vào cán bộ, đảng viên, từ đó mà dẫn đến suy giảm và
mất dần niềm tin vào vai trò và sự lãnh đạo của Đảng, vai trò và sự quản lý,
điều hành của Nhà nước đối với xã hội, vào tính ưu việt của chế độ XHCN. Từ đó,
nhân dân sẽ không tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, không quyết tâm phấn đấu để thực hiện thắng lợi mọi
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Điều đó sẽ
hạn chế việc phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.
Một số giải pháp phòng, chống
"tự diễn biến", "tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên
Một là, thường xuyên tăng cường giáo dục Chủ nghĩa Mác -
Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Giáo dục nâng cao nhận thức
cho cán bộ, đảng viên về mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội; về tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội và những hạn chế không thể tránh khỏi
trên con đường phát triển. Giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về
những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới đất nước do
Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Nhận thức rõ những hạn chế, bất cập không thể
tránh khỏi trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, thực hiện cơ chế thị trường, mở cửa, hội nhập quốc tế. Đồng thời,
nhận thức đúng đắn, có cơ sở lý luận và thực tiễn về bản chất của chủ nghĩa tư
bản. “Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ
nghĩa xã hội” như Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định.
Hai là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng
đối với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên. Tổ chức
quán triệt triển khai thực hiện tốt trong thực tế công tác giáo dục chính trị,
tư tưởng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Quan tâm đến nội dung giáo dục chính
trị, tư tưởng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là giáo dục Chủ nghĩa Mác -
Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước, mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình
hình mới. Lựa chọn các hình thức, biện pháp giáo dục chính trị, tư tưởng trong
đội ngũ cán bộ, đảng viên phù hợp với nội dung giáo dục chính trị, tư tưởng và
đối tượng giáo dục trong từng hoàn cảnh, từng nhiệm vụ. Chăm lo bồi dưỡng đội
ngũ cán bộ làm công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nhất là đội ngũ cán bộ
nòng cốt, chuyên trách về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng về cả số lượng,
chất lượng và cơ cấu; về phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,
phương pháp, tác phong công tác; về thực hiện tốt các chế độ, chính sách. Không
ngừng nâng cao tính chiến đấu, tính thuyết phục của công tác giáo dục chính
trị, tư tưởng, nhất là tính sắc bén, tính thuyết phục cao trong đấu tranh
phòng, chống các luận điệu sai trái, thù địch trên lĩnh vực chính trị, tư
tưởng. Quan tâm bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, thông
tin, tài liệu cho hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng
trong cán bộ, đảng viên phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ, khả năng, điều kiện cụ
thể.
Ba là, phải từng bước thông qua đường lối, chủ trương,
chính sách và công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực tiễn để từng bước hiện
thực hóa mục tiêu, lý tưởng, tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội trên đất nước
ta. Từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đội ngũ cán bộ, đảng viên,
nhất là ở vùng sâu, vùng cao, vùng xa, những căn cứ cách mạng trước đây và
những gia đình, những cán bộ, đảng viên, những người có nhiều công lao đóng góp
cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc với những chế độ,
chính sách phù hợp.
Bốn là, chăm lo xây dựng nhân tố con người cán bộ, đảng
viên, tăng cường “sức đề kháng”, khả năng “miễn dịch” trước mọi âm mưu, thủ
đoạn chống phá của các thế lực thù địch bằng “diến biến hòa bình”. Nâng cao sức
“đề kháng” cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trước sự tác động từ mặt tiêu cực của
cơ chế thị trường, mở cửa, hội nhập, nhất là trước sự cám dỗ của đồng tiền, của
lối sống sa đọa. Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục, rèn luyện với tự giáo dục, tự
rèn luyện, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên cả về phẩm chất và năng
lực, phương pháp, tác phong công tác, xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ
thật trung thành của nhân dân, vừa “hồng” vừa “chuyên” như Bác Hồ đã dạy.
Năm là, cần phải tăng cường công tác nghiên cứu lý luận,
tổng kết thực tiễn góp phần phát triển một cách sáng tạo Chủ nghĩa Mác -
Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc trong tình hình mới. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền kịp
thời, có định hướng đúng đắn nhằm cung cấp thông tin chính thống cho đội ngũ
cán bộ, đảng viên. Bảo đảm cho việc tuyên truyền, giáo dục Chủ nghĩa Mác -
Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước một cách có cơ sở khoa học, thuyết phục.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét