Thứ Tư, 26 tháng 4, 2023

Tự do phải đặt trong khuôn khổ của pháp luật


Ngày 24/4, trang facobook Việt Tân đăng bài: Bàn về “Tự do trong khuôn khổ pháp luật”, cho rằng:  Đây là một lý luận kinh điển, nó như một sợi dây thừng buộc vào mũi và khiến mọi ý chí phản kháng bị dập tắt, nó phân biệt loại tự do trong khuôn khổ cho phép với một loại khác được định danh là “tự do quá trớn”. Thực chất, đây là sự xuyên tạc, nố bịch những nỗ lực của Nhà nước Việt Nam trong thúc đẩy, bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân.

Có lẽ Việt Tân không biết hoặc cố tình không biết về bản chất của tự do chân chính ở bất cứ nhà nước pháp quyền nào cũng đều phải đặt trong khuôn khổ pháp luật; không thể có tự do “vô chính phủ”, muốn làm gì thì làm. Nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay được tổ chức theo mô hình nhà nước pháp quyền. Bản chất của nhà nước pháp quyền là tính thượng tôn pháp luật. Pháp luật vừa là công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, vừa tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quyền tự do của công dân. Quyền tự do của công dân trong nhà nước pháp quyền được bảo đảm bằng pháp luật. Mọi người sống trong nhà nước pháp quyền được tự do trong khuôn khổ của pháp luật.

Trên thực tế, không một quốc gia nào trên thế giới coi quyền tự do của con người là tuyệt đối. Bởi lẽ, nếu tự do tuyệt đối thì xã hội sẽ bị loạn khi tự do bắn giết, tự do cướp bóc, tự do hãm hiếp, v.v.  Quyền tự do của mỗi người trong từng quốc gia đều được giới hạn trong khuôn khổ pháp luật của quốc gia đó. Điển hình là, nước Mỹ, quốc gia mà các nhà “dân chủ” cho là “hình mẫu của tự do”, nhưng tại Điều 2385, Chương 115, Bộ luật Hình sự quy định nghiêm cấm mọi hành vi “in ấn, xuất bản, biên tập, phát thanh, truyền bá, buôn bán, phân phối hoặc trưng bày công khai bất kỳ tài liệu viết hoặc in nào có nội dung vận động, xúi giục hoặc giảng giải về trách nhiệm, sự cần thiết tham vọng hoặc tính đúng đắn của hành vi lật đổ hoặc tiêu diệt bất kỳ chính quyền cấp nào tại Mỹ bằng vũ lực hoặc bạo lực”. Theo Hiến pháp Mỹ thì Tòa án tối cao được phép đưa ra những trừng phạt pháp lý khi phát hiện báo chí có hành vi phá hoại, lăng nhục, vu khống, xúc xiểm nhà nước, xã hội và cá nhân. Vì thế, hằng năm có hàng trăm các văn bản lớn nhỏ khác nhau được Tòa án tối cao ban hành để điều hành và kiểm soát báo chí ở Mỹ.

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân và vì dân. Tại Việt Nam, quyền tự do, dân chủ của người dân Việt Nam ngày càng được mở rộng, phù hợp với luật pháp quốc tế; quyền tự do chân chính của người dân luôn được pháp luật tôn trọng và bảo vệ.  So với hiến pháp của nhiều quốc gia, Hiến pháp (năm 2013) của Việt Nam là bản Hiến pháp ghi nhận số lượng cao về quyền con người, trong đó có quyền tự do (đã nâng tầm chế định quyền con người, quyền công dân thành một chương riêng). Sự tiến bộ này đã được nhiều học giả trên thế giới ghi nhận. Đặc biệt, Điều 20 và 21 của Hiến pháp (năm 2013) đã mở rộng chủ thể và nội dung quyền được bảo vệ về đời tư của người dân, khi quy định rõ: đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của mọi người đều được bảo vệ. Hiến pháp (năm 2013) còn chế định một số quyền mới, như: quyền sống (Điều 19); các quyền về nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó (Điều 40); quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa (Điều 41); quyền xác định dân tộc, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp (Điều 42); quyền được sống trong môi trường trong lành (Điều 43); quyền không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác (khoản 2, Điều 17). Ở Điều 25, đã thay chữ “được” bằng cụm từ “tiếp cận”; nhờ quyền tiếp cận thông tin, mọi công dân có thể tiếp cận thông tin, cả về các quyền thực định cũng như về hoạt động tư pháp, để thụ hưởng đầy đủ và bảo vệ các quyền của mình theo Hiến pháp và pháp luật.

Triển khai và cụ thể hóa những nội dung mới của Hiến pháp năm 2013 liên quan đến quyền con người, phù hợp với “Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị” năm 1966, nhằm nâng cao hơn nữa quyền tự do trong khuôn khổ pháp luật của người dân, Việt Nam đã xây dựng một số dự án luật mới, như: Luật Trưng cầu dân ý (năm 2015), Luật Tiếp cận thông tin (2016), Luật Báo chí (năm 2016), Luật An ninh mạng năm 2018, v.v.

Như vậy, ở Việt Nam quyền tự do của người dân đã và đang được Nhà nước tôn trọng và bảo đảm trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật. Lẽ tất nhiên, việc hoàn thiện thể chế, mở rộng hơn nữa các quyền tự do, dân chủ của nhân dân, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vẫn đang là mục tiêu phấn đấu của chúng ta. Thế nhưng, dù có mở rộng thì sự tự do ấy cũng phải đặt trong khuôn khổ của pháp luật. Không thể có thứ tự do tuyệt đối, tự do “vô chính phủ”, đứng ngoài pháp luật như các nhà dân chủ rêu rao, cổ xúy.

Xin mượn câu ngạn ngữ nỗi tiếng của nước Pháp: “Tự do tuyệt đối của một cá nhân là điên cuồng, tự do tuyệt đối của một quốc gia là hỗn loạn”, để làm lời kết cho bài viết này./.

 NTTst

1 nhận xét: