Ở Việt Nam, trên nền tảng chủ nghĩa Mác- Lênin, Chủ
tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem
lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng,
bác ái, đoàn kết”[1]. Để thực hiện tốt tư
tưởng trên, Người chỉ ra con đường, biện pháp giải quyết vấn đề dân tộc là. Trước
hết, các dân tộc đoàn kết, bình đẳng, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hồ Chí Minh khẳng định: “Nước ta có nhiều
dân tộc, đấy là điểm tốt”[2].
“Đồng bào kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và
các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt.
Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau”[3].
Do vậy, tất cả các dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn Tổ quốc
và để ủng hộ chính phủ. Thứ hai, để các dân tộc bình đẳng, đoàn kết,
theo Người, phải quan tâm phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào các dân tộc
thiểu số. Đảng và Chính phủ phải có các kế hoạch ngắn, và dài hạn để phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội miền núi, đồng bào miền xuôi phải giúp đỡ đồng bào
miền ngược. Thứ ba, phải đào tạo đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số.
Hồ Chí Minh cho rằng, việc xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc có vai trò to lớn
nhằm củng cố sự lãnh đạo của Đảng ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số,
nâng cao đời sống nhân dân và tăng cường khối đoàn kết dân tộc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét