Trong thời gian qua, lợi dụng các trang mạng xã hội, chủ yếu là Facebook, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Quang A, Lã Dũng và một số đối tượng chống đối, phần tử bất mãn đã lớn tiếng xuyên tạc bản chất của Cách mạng tháng Tám, phủ nhận giá trị lịch sử và những thành quả cách mạng của nhân dân ta. Những luận điệu mà các đối tượng này đưa ra chủ yếu là “nhai lại” lời lẽ của những kẻ phản quốc hại dân từ nhiều năm trước đây như: Cách mạng tháng Tám là "việc không nên làm", nhân dân không cần phải làm cách mạng vì khi đó “quốc tế” đang chuẩn bị công nhận chính phủ dân tộc của người Việt Nam. Không chỉ hạ thấp vai trò của Cách mạng tháng Tám, các đối tượng chống phá còn dã tâm hơn khi đổi trắng thay đen cho rằng: Thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thực chất là “cuộc đảo chính của cộng sản Việt Nam”.
Mặc dù những lời lẽ trên đây chỉ là chiêu trò
cũ rích, soạn lại mỗi dịp diễn ra các ngày lễ kỷ niệm hay sự kiện chính trị
quan trọng của đất nước, nhưng nó vẫn là thứ vũ khí độc hại mà các thế lực thù
địch thường xuyên sử dụng để tiến hành phá hoại tư tưởng, làm nhiễu loạn thông
tin, tạo sự mơ hồ, khả nghi dẫn đến làm mất lòng tin của nhân dân đối với các
giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Thật ra, lâu nay từng xuất hiện những
kẻ có tư tưởng vọng ngoại bán rẻ lương tâm làm con rối cho các thế lực xấu giật
dây chống phá đất nước để mong giành lấy chốn nương thân nơi xứ người kiếm sống
cầu vinh thì cũng chẳng có gì là lạ. Nhưng điều đáng phải lên án ở chỗ là một
số người có mắt mà không nhìn, cái tai không nghe, cái tâm luôn cảm thấy hằn
học, cay cú trước mỗi bước phát triển đi lên của đất nước, nay đòi phán xét lại
lịch sử, mai phỉ báng công lao các tiền nhân, thì thật không còn chút liêm sỉ
Có một sự thật vẫn cần phải nhấn mạnh, đó là ở
Việt Nam cho đến trước Cách mạng tháng Tám những cụm từ như dân chủ, nhân
quyền, tự do, bình đẳng thì hoàn toàn xa lạ, bởi nó không dành cho người Việt.
Chỉ từ khi nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa- Nhà nước công nông đầu tiên ở
Đông Nam Á ra đời vào ngày 2/9/1945, người dân Việt Nam mới biết đến các quyền
cơ bản của mình, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Hiện nay,
lợi dụng vào sự rộng mở chưa từng có của truyền thông, internet, mạng xã hội mà
Nhà nước ta đem lại, các thế lực thù địch, phản động và phần tử bất mãn chính
trị coi đó là cơ hội, là môi trường để gia tăng xuyên tạc lịch sử, truyền thống
cách mạng của dân tộc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
Thực tiễn đã chứng minh, Cách mạng tháng Tám
đánh dấu sự kết thúc của hơn 80 năm trời nhân dân ta chịu sự nô dịch áp bức của
thực dân, phát xít và khởi đầu cho kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội. Cho đến nay, mục tiêu chủ nghĩa xã hội dưới ánh sáng của Cách
mạng tháng Tám vẫn là sự lựa chọn duy nhất của ý Đảng lòng dân. Từ một đất nước
nghèo nàn, chịu hậu quả chiến tranh nặng nề, đến nay Việt Nam đã vươn lên trở
thành nước đang phát triển và là một thành viên tích cực, có trách nhiệm trong
các hoạt động của cộng đồng quốc tế.
Suốt thời gian qua, toàn Đảng, toàn quân, toàn
dân đoàn kết một lòng, cùng chung tay với mục tiêu quyết đẩy lùi tham nhũng, dịch
bệnh. Điều đó thêm khẳng định, tính ưu việt của hệ thống chính trị Việt Nam với
sự lãnh đạo sáng suốt, bình tĩnh của Đảng, sự chỉ đạo sát sao, chủ động, thấu
tình, đạt lý của Chính phủ. Cho đến giờ phút này những chuyến bay đưa người từ
các vùng dịch trở về quê hương vẫn được tiếp tục. Trong lúc hoạn nạn mới thấy
giá trị của tình đồng bào, điều đó cũng là minh chứng sinh động về một Việt Nam
ngời sáng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa nhân văn cao cả.
Đất nước, con người, dân tộc Việt Nam có được
cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín như ngày nay là sự khẳng định tính đúng đắn của
con đường cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta lựa chọn mở ra từ dấu mốc
lịch sử hiện thực Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đó là sự thật không thể đảo
ngược. Cho nên những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận, bôi đen truyền thống lịch
sử của dân tộc Việt Nam sẽ bị lên án và đấu tranh loại bỏ một cách không khoan
nhượng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét