Thứ Hai, 17 tháng 4, 2023

“VIỆT NAM NÊN DÙNG VŨ LỰC VÀ LIÊN MINH QUÂN SỰ VỚI MỸ ĐỂ BẢO VỆ VÀ ĐÒI LẠI CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO”. ĐÓ LÀ LUẬN ĐIỆU CỦA KẺ BẤT TRÍ, PHẢN QUỐC!

         Nhân ngày 14/3 vừa qua, ngày Trung Quốc dùng vũ lực để chiếm đảo Gạc Ma của chúng ta; các thế lực thù địch dùng truyền thông, báo chí, các trang mạng xã hội cho rằng “Cộng Sản Việt Nam hèn nhát, không dám đánh Trung Quốc để đòi lại các đảo đã mất”. Từ đó họ cho rằng, muốn lấy lại biển đảo thì cách duy nhất là liên minh quân sự với Hoa Kỳ. Nhân chuyện này, có nhiều tổ chức cá nhân ở hải ngoại và trong nước "bày tỏ" cố tình chống phá chính sách của Đảng và nhà nước dưới vỏ bọc "nhân sĩ trí thức yêu nước"... Xin có đôi lời như sau:
     Ngày 14/3/1988, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của chúng ta. 64 chiến sĩ đã chiến đấu và hy sinh anh dũng, nắm tay nhau tạo thành vòng tròn bất tử giữa trùng khơi sóng gió. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam mãi mãi biết ơn những người con anh dũng của tổ quốc, chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ chủ quyền biển, đảo quê hương! Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, đó là chân lý không thể thay đổi. Tuy nhiên hiện nay Hoàng Sa trong thực tế do Trung Quốc chiếm đoạt trong tay ngụy Sài Gòn từ 1956 và năm 1974; một số đảo ở Trường Sa do Trung quốc chiếm và kiểm soát từ 1988 đến nay. 
      Không quốc gia nào trên thế giới công nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc vì rõ ràng là nó thuộc về Việt Nam kể từ thời Lê Thánh Tông (Hồng Đức bản đồ năm 1490 đã xác lập chủ quyền). Chúng ta luôn đấu tranh từng ngày để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải; trong đó có vấn đề Trường Sa và Hoàng Sa bằng các biện pháp hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hiệp quốc về luật Biển năm 1982… Cần khẳng định rằng, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải của người Việt Nam phải do chính người Việt Nam tự bảo vệ. Bác Hồ dạy “Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”. Tự lực cánh sinh, tranh thủ ủng hộ quốc tế là bài học giữ nước từ ngàn xưa.
     Từ cổ chí kim, từ đông sang tây xưa nay bất cứ quôc gia nào trong lịch sử nhân loại được coi là hùng cường, khi và chỉ khi quốc gia đó tự đứng vững trên đôi chân của mình, khẳng định được sức mạnh thật sự bằng nội lực, chứ không thể trông chờ nước khác đến bảo vệ mình:
     Muốn bàn về vấn đề của người Trung Quốc, hãy ngược dòng lịch sử của chính người Trung Quốc để hiểu họ! Binh thư có câu “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. Thời Tam quốc bên tàu, Lưu Chương ở Ích châu và Trương Lỗ ở Hán Trung là hàng xóm, láng giềng của nhau. Trương Lỗ có thực lực mạnh hơn thường hay mang quân xâm phạm Ích châu của Lưu Chương. Thay vì trấn an lòng dân, tập trung huấn luyện binh lực để đối phó với Trương Lỗ thì Lưu Chương lại chọn cách mời Lưu Bị mang quân từ Kinh Châu vào Xuyên Thục để giúp mình đánh Trương Lỗ, dù cho mưu sĩ khuyên can, Lưu Chương vẫn không nghe. Lưu Bị vui mừng nhận lời vì Lưu Chương trúng kế (kế của Bàng Thống và Trương Tùng, Pháp Chính là muốn Lưu Bị lấy đất Xuyên Thục để cùng với đất Kinh Châu tạo thành một thế lực đủ sức đối trọng với Tào Tháo và Tôn Quyền). 
     Mượn cớ Lưu Chương không cung cấp đủ lương thảo cho mình để đánh Trương Lỗ… Lưu Bị mạng binh quay lại đánh chiếm và đoạt được Ích Châu của Lưu Chương. Lưu Chương mất cả Xuyên Thục trong tay người anh em cùng dòng dõi Hán thất của mình, đau đớn tột độ, ngửa mặt lên trời mà than khóc nhưng mọi sự đã quá muộn mạng. Đó chính là chưa đuổi được beo cửa trước đã rước sói vào cửa sau. Họa mất nước đến từ quyết định sai lầm của Lưu Chương, kẻ bất trí vì đã rước giặc vào nhà. Vậy nên nếu chúng ta dựa vào Mỹ để chống Trung Quốc thì không chắc đảo có giữ được hay không nhưng chắc chắn là chúng ta sẽ phải làm chư hầu của Hoa Kỳ, có khi đất nước ta lại chẳng rơi vào tay người Mỹ đó chăng. Hàn Quốc và Nhật Bản hiện nay dù kinh tế phát triển hùng mạnh nhưng không tự bảo vệ được mình; Hàn phải trả 5 tỷ USD, Nhật trả 8 tỷ USD mỗi năm để được quân đội Mỹ bảo vệ. Nếu làm đồng minh của Mỹ để chống Trung Quốc thì đó sẽ là món quà lớn đối với Trung Quốc, họ có cớ để tấn công chúng ta trên tất cả các lĩnh vực. Bài học Ukraine trước mắt vẫn rất nóng hổi. Việt Nam - Trung Quốc núi liền núi, sông liền sông. Đó là điều bất biến, vật có thể đổi, sao có thể dời nhưng chắc chắn Việt - Trung mãi mãi là láng giềng; chung sống hòa bình vẫn sẽ là lựa chọn khôn ngoan nhất, tối ưu nhất! 
     Chính sách "Bốn không" mà Việt Nam lực chọn đó là: không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia; không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực đối với nước khác. Đây là chính sách thể hiện sự cơ trí và hợp thời thế của chúng ta. Việt Nam muốn bảo vệ độc lập, tự do và toàn vẹn lãnh thổ đồng thời giữ môi trường hòa bình, thân thiện với tất cả các nước trên thế giới. Vừa bảo vệ được chủ quyền vừa tranh thủ được sự ủng hộ của quốc tế, đó có thể xem là thượng sách để giữ nước vậy! Chúng ta không theo tàu để chống Mỹ, không theo Mỹ để chống tàu. Việt Nam viễn giao, cận giao vì hơn ai hết người Việt hiểu rõ và trân quý nhất giá trị của hòa bình, độc lập, chúng ta đã chịu quá nhiều mất mát, khổ đau do chiến tranh gây ra. 
     Trong bối cảnh toàn cầu hóa, muốn bảo vệ chủ quyền biển, đảo, chúng ta phải phát huy tinh thần tự lực, tự cường và phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, nêu cao tính chính nghĩa, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của quốc tế, “kiên quyết, kiên trì đấu tranh”, tăng cường hợp tác quốc tế, “tạo sự đan xen lợi ích”, “vừa hợp tác, vừa đấu tranh”. Và cũng cần xác định, giải quyết tranh chấp trên Biển Đông là vấn đề lâu dài, không thể nóng vội, kiên trì hợp tác tìm kiếm biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp, không làm phức tạp thêm tình hình, bảo vệ lợi ích chính đáng của ta, đồng thời tôn trọng lợi ích chính đáng của các nước trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế.
     Vấn đề chủ quyền biển, đảo; Việt Nam đã thể hiện sự khôn khéo khi đấu tranh bằng biện pháp ngoại giao, hòa bình trên tinh thần luật pháp quốc tế. Vận dụng linh hoạt bằng tổng hợp các giải pháp phi chiến tranh, bước đầu đem lại hiệu quả rất cao. Cộng đồng quốc tế đã bác bỏ yêu sách về chỉ quyền phi lý của Trung Quốc trên biển Đông, họ càng hung hăng thì càng bị thế giới cô lập; đó là không dùng chiến tranh mà vẫn giữ vững được chủ quyền, không đánh mà thắng, là thượng sách, là giải pháp tối ưu. Vấn đề biển đông,đặc biệt là Hoàng Sa (mất năm 1974 trong tay ngụy Sài Gòn) và một số đảo bị mất vào tay Trung Quốc ở Trường Sa. Chúng ta nhất định phải kiên trì và hi vọng vào sự quật khởi trong tương lai khi mà quốc lực vững mạnh, thời thế thích hợp để lấy lại chứ không thể nôn nóng đòi kích động chiến tranh với Trung Quốc. 
     Hiện nay, sức mạnh tổng hợp của quốc gia, thế và lực của ta trên các vùng biển, đảo đã tăng lên nhiều. Hải quân nhân dân Việt Nam được Đảng, Nhà nước ưu tiên đầu tư tiến thẳng lên hiện đại, có sự trưởng thành, lớn mạnh vượt bậc, đủ sức làm nòng cốt bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Bộ đội Hải quân cùng các lực lượng thực thi pháp luật khác trên biển (cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, kiểm ngư…) không quản ngại khó khăn, gian khổ, hiểm nguy; kiên cường bám trụ nơi “đầu sóng, ngọn gió”; đêm ngày tuần tra, kiểm soát, khẳng định, bảo vệ chủ quyền, giữ bình yên biển, đảo. Thực sự là điểm tựa tin cậy cho nhân dân yên tâm vươn khơi bám biển, phát triển kinh tế. Đặc biệt, mỗi khi phải đối mặt với tình huống phức tạp, căng thẳng, các lực lượng trên biển luôn nêu cao ý chí quyết tâm “còn người, còn biển, đảo”, “một tấc không đi, một li không rời”; thực hiện đúng đối sách, phương châm, tư tưởng chỉ đạo; khôn khéo, kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc chủ quyền, lợi ích quốc gia, an ninh, trật tự trên biển; không để xảy ra xung đột; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước. 
     Từ những luận điểm trên, có thể thấy luận dùng vũ lực để lấy lại biển đảo hay dựa vào Mỹ để bảo vệ chủ quyền biển, đảo và lấy lại Hoàng Sa là luận điệu của những kẻ bất trí; nó chẳng khác nào chuyện Lưu Chương mời Lưu Bị mang quân vào Xuyên, Thục để đánh Trương Lỗ hay như chuyện Mỹ - Trung thoả hiệp trên lưng ngụy Sài Gòn để tàu cướp Hoàng Sa 1974, bài học này thì người Việt đã thuộc lòng. Mỹ hay tàu thì lợi ích quốc gia của họ là tối thượng, theo Mỹ hay theo tàu đều là bất trí. /.


Yêu nước ST.

1 nhận xét:

  1. Hiện nay, bọn phản động dùng mọi thủ đoạn nham hiểm để chống phá cách mạng Việt Nam. Vì vậy chúng ta phải luôn luôn đề cao cảnh giác, không để mắc mưu của bọn chúng.

    Trả lờiXóa