Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2024

 

LÀM GÌ ĐỂ BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY VAI TRÒ NỀN TẢNG, TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG TRƯỚC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRONG BỐI CẢNH MỚI

Hiện nay, lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa. Song cần nhận thức sâu sắc rằng, con đường chúng ta kiên định đang và sẽ tiếp tục trải qua vô vàn khó khăn, thách thức. Tại Đại hội XIII, Đảng ta đã thằng thắn chỉ ra một trong những thách thức to lớn mà chúng ta và giải quyết, đó là: “Tham nhũng, lãng phí, quan liêu, suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa" trong nội bộ cũng như những mâu thuần xã hội còn diễn biến phức tạp. Các thể lực thù địch tiếp tục tăng cường chống phá Đảng, Nhà nước và đất nước ta"[1]. Không những thế, lợi dụng tiến bộ của công nghệ thông tin, truyền thông trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư và nhiều biển động của tình hình thế giới, các thể lực thù địch càng ráo riết đẩy mạnh chống phá trên mọi mặt trận, trọng tâm là chĩa mũi nhọn tấn công chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối đổi mới của Đảng bằng hàng loạt âm mưu, thủ đoạn hết sức tinh vi, thâm độc.

 Thời gian tới, để bảo đảm hiệu quả cao nhất các nội dung đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái đổi mới phương thức bảo vệ, phát huy vai trò nền tảng tư tưởng của Đảng, cần thực hiện một số giải pháp sau:

Một là,  Cấp ủy, chính quyền các cấp và đội ngũ cán bộ chủ chốt phải nắm vững chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; nhận diện rõ các quan điểm sai trái thù địch để có chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo sát với tình hình thực tế. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, chính quyền từ Trung ương đến cơ sở; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch. Phát huy vai trò nòng cốt của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự phối hợp của các đơn vị, địa phương. Xác định rõ, việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác quan điểm trái thù địch không chỉ có bộ phận chuyên trách, mà còn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và của toàn thể nhân dân. Ban Chỉ đạo 35 cần xây dựng và ban hành “Chiến lược quốc gia về công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đàng, đầu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch".

Hai là, xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, đấu tranh không khoan nhượng với mọi biểu hiện của sự suy thoái, “Tự điển hiến", "tự chuyển hóa", tham nhũng, tiêu cực. Đảng phải tự soi, tự sửa, thực sự trong sạch, vững mạnh trên tất cả các mặt về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ... để có khả năng tự bảo vệ mình. Do vậy, cần kết hợp chặt chẽ giữa "xây và chống" trong xây dựng và thực hành đạo đức cách mạng: đầy mạnh thực chất công cuộc xây dựng và chính đốn Đảng, tránh việc triển khai theo kiểu hình thức.

Ba là, thực hiện bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch bằng nhiều hình thức đa dạng, thiết thực, hiệu quả. Công tác này không được áp đặt bằng mệnh lệnh hành chính, chủ quan, duy ý chí, mà phải dựa trên sự tự giác, có trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Thông tin phản bác phải được phân tích, luận giải có lý lẽ, dựa trên cơ sở thực tiễn khách quan, tăng sức thuyết phục; nắm vững trình độ, nhu cầu, nguyện vọng, tâm lý của từng nhóm đối tượng để có phương thức phù hợp.  

Bốn là, sử dụng “người thật, việc thật” đấu tranh với các quan điểm phản động, sai trái, thù địch; cùng với lấy phẩm chất, đạo đức, hành động đúng đắn, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên phản bác lại luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ, vu khống...; 

Năm là, phân biệt "phản động” với “yêu nước” thông qua nhận thức, tư duy, hành động của từng cán bộ, đảng viên và nhân dân trên cơ sở xây dựng “tư duy mở” về "phản biện", "trái chiều", nhung mang tính tích cực, theo đó chấp nhận tư duy phản biện, đối lập tích cực, không được nâng quan điểm hoặc chụp mũ, đồng thời cần nhận thức và xác định lại chính xác "nội dung tích cực thể hiện lòng yêu nước", tránh thực hiện phương thức đấu tranh không phù hợp, dễ bị thế lực thù địch lợi dụng, xuyên tạc trở thành tiêu cực, "tự diễn biến, tự suy thoái", có thể biến chuyển thành phản động; 

Sáu là, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng bằng việc nhận thức và áp dụng đúng đắn "nguyên tắc tập trung dân chủ" trong thực tiễn, tránh việc lợi dụng nguyên tắc này để áp dụng theo kiểu độc quyền, tập trung, nhưng không dân chủ.

Bảy là, chú trọng và nâng cao hiệu quả xây dựng “thế trận lòng dân” bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Muốn vậy, trong thời gian tới phải thường xuyên quán triệt  và làm rõ để Nhân dân thấy được họ là người đóng vai trò chủ thể, vị trí trung tâm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Đảng không ngừng chăm lo, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân; phổ biển, tuyên truyền, làm tốt công tác dân vận để Nhân dân tin, hiểu, tự hào với đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Tám là, bảo đảm mọi văn bản của Đảng phải đúng tinh thần Hiến pháp, pháp luật, không được cao hơn, vượt ra ngoài khuôn khổ pháp luật, theo đó, các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; thể chế hóa triệt để, đúng tinh thần, nội dung và cách thức từ văn bản của Đảng thành văn bản của Nhà nước. Dựa trên nền tảng này để tuyên truyền, giáo dục, đồng thời để áp dụng và xử lý theo quy định của Đảng và Nhà nước./.

[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t. I, tr. 108.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét