Thứ Tư, 20 tháng 3, 2024

Lợi dụng vấn đề chống tham nhũng để làm suy giảm niềm tin của nhân dân

 


Trong những năm vừa qua, để xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, có đủ uy tín, năng lực lãnh đạo nhân dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta đã kiên quyết, kiên trì, bền bỉ, với ý chí, quyết tâm và tinh thần trách nhiệm cao đối với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, nhằm loại ra khỏi hàng ngũ những cá nhân thoái hóa, biến chất, những cán bộ không trung thực, nói không đi đôi với làm. Cuộc đấu tranh đó được tiến hành công khai, minh bạch, quyết liệt, bài bản, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, ngày càng đi vào chiều sâu, để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao, được bạn bè quốc tế ghi nhận.

Tuy nhiên, lợi dụng vấn đề chống tham nhũng hiện nay ở Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động lại ra sức rêu rao: “Chế độ một đảng cầm quyền là nguyên nhân sinh ra tệ tham nhũng”; “do đảng cầm quyền độc đoán cai trị nên tình trạng tham nhũng xảy ra...”; “tham nhũng là vấn đề thuộc bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”... Họ còn cho rằng, thực chất cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay là “cuộc chiến thanh trừng phe phái trong nội bộ Đảng”, “là sự đấu đá nội bộ, phe phái trong Đảng Cộng sản Việt Nam”; “chỉ khi nào ở Việt Nam có chế độ đa đảng thì nạn tham nhũng mới có thể dẹp bỏ được”… Thực chất của các luận điệu ấy không gì khác là lợi dụng cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng để xuyên tạc, bịa đặt, nói xấu hòng làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, hạ thấp uy tín, vai trò của Đảng trước nhân dân, kêu gọi Việt Nam phải thay đổi thể chế chính trị, tiến tới xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với cách mạng Việt Nam.

Thực tế đã chứng minh điều mà những đối tượng phản động rêu rao đó là hoàn toàn vô căn cứ. Tham nhũng là một trong những tệ nạn mang tính toàn cầu, xuất hiện và tồn tại ở mọi quốc gia trên thế giới, nguyên nhân dẫn đến tham nhũng không phải do chế độ chính trị hay do đảng phái nào nắm quyền lãnh đạo đất nước mà có bản chất, nguồn gốc là hành vi của những người có chức, có quyền, lợi dụng chức, quyền đó cấu kết để tham ô, nhận hối lộ, cố ý làm trái pháp luật để vụ lợi; lấy “của công làm của tư”, bòn rút ngân sách của nhà nước, tài sản của tập thể để làm của tư, hoặc của một nhóm người. Ngay cả ở các nước phát triển, đang phát triển, đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, điển hình như: Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc như các nước có nền kinh tế phát triển cao, thực hiện tam quyền phân lập như ở châu Âu, Bắc Mỹ,... cũng đã và đang phải đương đầu với tệ tham nhũng.

Ở Việt Nam, kết quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong thời gian vừa qua mặc dù chỉ mới là bước đầu nhưng đã đã góp phần làm cho Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh; giúp cho đội ngũ cán bộ, đảng viên nhất là những người có chức, có quyền “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện cả về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. Điều đó cũng làm cho các tổ chức Đảng, các cơ quan, đơn vị ngày càng vững mạnh, hoạt động hiệu quả, củng cố sâu sắc hơn niềm tin của quần chúng nhân dân và toàn xã hội đối với Đảng, đối với chế độ, tạo động lực mới, khí thế mới để thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ, hướng tới thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới đất nước.

Những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận công tác phòng, chống tham nhũng của Việt Nam thời gian qua là thể hiện dã tâm chính trị muốn hạ thấp vai trò, uy tín lãnh đạo của Đảng; chia rẽ mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân. Hơn lúc nào hết, trách nhiệm của mỗi chúng ta là phải phải đề cao cảnh giác, nhận diện rõ ràng về những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động, những phần tử cơ hội để từ đó kiên quyết đấu tranh bác bỏ những luận điệu sai trái, phản động hòng phá hoại, ngăn cản cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta./.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét