Thứ Năm, 28 tháng 3, 2024

Những giá trị và định hướng từ tác phẩm của Tổng Bí thư đối với nước ta hiện nay

 Cùng với nhiều bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giai đoạn trước, trong và sau Đại hội lần thứ XIII của Đảng, tác phẩm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam “có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện cả tầm tư tưởng, lý luận và thực tiễn”(15). Tác phẩm đã đề cập những vấn đề lý luận và thực tiễn ở tầm quốc gia, dân tộc và quốc tế với tư duy lý luận sâu sắc, biện chứng, khách quan, mang tính lịch sử - cụ thể, được diễn đạt khúc chiết, rành mạch, dung dị, dễ hiểu, thể hiện rõ bản lĩnh, trí tuệ, danh dự, đạo đức, nhân cách trong sáng và trái tim sục sôi bầu nhiệt huyết cách mạng, luôn đau đáu vì Đảng, vì nước, vì dân của vị lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước ta. Đối với quan điểm chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, từ những tổng kết, phân tích, đánh giá khách quan, khoa học, những định hướng đúng đắn được đề cập trong tác phẩm, có thể rút ra một số giá trị lý luận và thực tiễn cơ bản sau:

Thứ nhất, quan điểm về tích cực, chủ động hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng trong tác phẩm góp phần bổ sung, phát triển tư duy lý luận của Đảng ta về hội nhập quốc tế. Bổ sung, phát triển lý luận là vấn đề có tính quy luật, là yêu cầu thường xuyên của Đảng ta, nhằm không ngừng hoàn thiện lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội nói chung, về hội nhập quốc tế nói riêng. Tác phẩm cũng khẳng định: “Chúng ta cần tiếp thu, bổ sung một cách có chọn lọc trên tinh thần phê phán và sáng tạo những thành tựu mới nhất về tư tưởng và khoa học để chủ nghĩa, học thuyết của chúng ta luôn luôn tươi mới, luôn luôn được tiếp thêm sinh lực mới, mang hơi thở của thời đại, không rơi vào xơ cứng, trì trệ, lạc hậu so với cuộc sống”(16)Thực tiễn quá trình phát triển tư duy lý luận của Đảng về hội nhập quốc tế trong gần 40 năm đổi mới cũng cho thấy, quan điểm về tích cực, chủ động hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng không chỉ là sự bổ sung, làm sâu sắc hơn, khoa học hơn lý luận về hội nhập quốc tế của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhất là quan điểm của Đảng ta từ khi thực hiện đường lối đổi mới, mà còn có bước phát triển toàn diện, sâu rộng, phù hợp với tính chất, yêu cầu của thực tiễn hội nhập quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hiện nay.

Thứ hai, trực tiếp định hướng, chỉ đạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả hội nhập quốc tế ở nước ta trong giai đoạn mới. Với tính cách là định hướng chiến lược, chủ trương lớn của Đảng, sự kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại và hội nhập, quốc tế được đúc kết từ thực tiễn hội nhập quốc tế sinh động của nước ta, quan điểm về tích cực, chủ động hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng trong tác phẩm có giá trị thực tiễn to lớn, trực tiếp định hướng, chỉ đạo quá trình tổ chức thực hiện hội nhập quốc tế của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hội nhập của nước ta trong những năm tới. Đồng thời, cung cấp những luận cứ khoa học, làm cơ sở để Đảng ta tiếp tục hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại, hội nhập quốc tế, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ tạo lập và giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín quốc tế của đất nước.

Thứ ba, là cơ sở để các cấp, các ngành quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và đông đảo nhân dân về hội nhập quốc tế, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc thực hiện những mục tiêu chiến lược mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra, cụ thể hóa thành chương trình hành động và quyết tâm tổ chức thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng trong bối cảnh mới của đất nước và thế giới. Tác phẩm là tài liệu quý báu phục vụ việc nghiên cứu, học tập, giáo dục chính trị, tư tưởng và nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, nhân dân ta và bạn bè yêu chuộng hòa bình, tiến bộ trên thế giới về quan điểm, chủ trương trong hội nhập quốc tế của Việt Nam; củng cố, tăng cường niềm tin, khơi dậy và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành một nước phát triển, thu nhập cao, theo định hướng xã hội chủ nghĩa như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

Thứ tư, là cơ sở để đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, phủ nhận, xuyên tạc đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta hiện nay. Đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta nói chung, sự nghiệp hội nhập quốc tế trong thời kỳ đổi mới nói riêng là thành quả chung của sự nghiệp cách mạng, hơn nữa “Đối ngoại ngày nay không chỉ là sự nối tiếp của chính sách đối nội, mà còn là một động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của các quốc gia, dân tộc”(17). Do đó, việc bảo vệ, phát triển quan điểm, chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế của Đảng; tăng cường đấu tranh phê phán, phản bác các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch là đòi hỏi khách quan, nhiệm vụ cấp bách, đồng thời cũng là nhiệm vụ thường xuyên, cơ bản, lâu dài. Những luận cứ khoa học về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong tác phẩm nói chung, về quan điểm chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng nói riêng là cơ sở lý luận - thực tiễn vững chắc để bác bỏ các quan điểm, tư tưởng sai trái, thù địch hòng xuyên tạc chủ trương, đường lối đối ngoại và hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước ta.

Những giá trị tư tưởng trong tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội nói chung, quan điểm về hội nhập quốc tế nói riêng là những đóng góp có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, không chỉ góp phần khẳng định sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, xuyên suốt của Đảng đối với sự nghiệp hội nhập quốc tế của đất nước, mà còn là định hướng chiến lược nhằm huy động mọi nguồn lực của cả nước, quyết tâm thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về chủ động tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, linh hoạt, hiệu quả trong thời kỳ mới./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét