Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2024

Phản bác quan điểm cho rằng: Việt Nam đi theo con đường XHCN là thụt lùi, là chậm phát triển so với các nước TBCN

 

Đây là quan điểm sai trái và hết sức phản động nhằm phủ nhận Học thuyết Mác-Lê Nin và con đường đi lên CNXH của các nước XHCN trên thế giới trong đó có Việt Nam.

CNXH là sự lựa chọn của lịch sử Việt Nam nói riêng và lịch sử xã hội loài người nói chung. Trong biến thiên của lịch sử nhân loại, mỗi hình thái kinh tế xã hội đại diện cho lực lượng sản xuất của chế độ xã hội đó. Chế độ tư bản chủ nghĩa thay chế độ phong kiến bằng một lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ với các cuộc cách mạng công nghệ, giải phóng sức sản xuất tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội. Tuy nhiên bản chất của CNTB vẫn là BÓC LỘT, PHẢN ĐỘNG VÀ HIẾU CHIẾN.

Việc áp dụng thành tựu của khoa học công nghệ vào sản xuất thì sự bóc lột của giới tư bản đối với công nhân càng tinh vi mà tầng lớp giai cấp công nhân ở nước họ không thấy được. Ngày nay để che giấu sự bóc lột giá trị thặng dư giới tư bản đã điều chỉnh để thích nghi trong thời đại mới như cho công nhân mua cổ phần trong xí nghiệp, nhà máy, các tập đoàn kinh tế lớn…để công nhân có lợi ích trong đó mà gắn bó với xí nghiệp, nhà máy; ngoài ra họ còn điều chỉnh 1 số chính sách an sinh xã hội với người công nhân để họ ngộ nhận rằng họ đang được quan tâm về vật chất và tinh thần mà không thấy được họ đang bị lừa dối và bị bóc lột sức lao động ngày càng cao.

Bản chất của CNTB là phản động và hiếu chiến. Thế giới trải qua 2 cuộc chiến tranh thế giới là do chủ nghĩa thực dân, đế quốc tiến hành đề tranh giành thuộc địa, vơ vét tài nguyên ở các nước thuộc địa đem về chính quốc mà VN chúng ta là nạn nhân của sự “khai phá văn minh” cho dân tộc Việt. Sự phản động thể hiện bằng các cuộc cách mạng mang màu sắc mỹ miều: cách mạng màu Da cam, cách mạng nhung, cách mạng hoa tuy líp… để lật đổ các quốc gia không thân thiện với Mỹ và Tây Âu ở Nam Tư, Ucraina, 1 số quốc gia châu phi; lật đổ chế độ hợp pháp ở I Rắc, Li Bi…và hiện nay là cuộc chiến tranh ủy nhiệm ở Ucraina để chống lại nước Nga.

Việt Nam đi lên CNXH từ một nước nghèo vừa thoát ra khỏi 2 cuộc chiến tranh lại phải chống lại 2 cuộc xâm lược ở 2 đầu đất nước, lại phải chịu sự bao vây cấm vận của Mỹ và các nước phương tây nhưng Đảng ta vẫn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, với tầm nhìn chiến lược và tư duy sâu sắc Đảng ta đã kịp thời đổi mới từ đại hội VI (1986). 37 năm thực hiện đường lối đổi mới với 8 đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa đã đạt được những thành tựu về kinh tế, xã hội, xóa đói, giảm nghèo, thực hiện chính sách an sinh xã hội…được LHQ và các tổ chức quốc tế đánh giá cao; Việt nam là hình mẫu cho thế giới về “xóa đói, giảm nghèo” cho các quốc gia học tập; các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc Việt nam đã cơ bản hoàn thành. Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình trên thế giới và phấn đấu đến năm 2030 là quốc gia có thu nhập khá.

Nhìn sang nước láng giềng Trung Quốc, quốc gia cũng theo con đường XNCN, cũng do Đảng Cộng sản lãnh đạo đã có những bước phát triển kinh tế thần kỳ, là nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới, nhiều thành tựu về kinh tế, KHCN mà các nước phương tây phải thán phục. Việt Nam chúng ta đi lên CNXH với xuất phát điểm thấp, vừa thoát khỏi chiến tranh như đã nói ở phần trên, chúng ta tin tưởng rằng với sự lãnh đạo đúng đắng của đảng, sự khát vọng về xây dựng một nước Việt Nam hùng cường sánh vai với các cường quốc 5 Châu sẽ trở thành hiện thực trong tương lai không xa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét